Những tấm lòng thay đổi con người
Tôi không biết câu chuyện này của tác giả nào, đã lâu tình cờ đọc được, nhớ và viết lại…nên có thể không còn đúng tên nhân vật, nhưng cốt chuyện thì tôi cô đặc, viết lại để chia sẻ với các Thày Cô Giáo về một câu chuyện có lẽ không xa lạ gì với chúng ta cả về hoàn cảnh sống, những con người mà mỗi chúng ta, dù làm nghề khác, đều có thể gặp ở đâu đó trong sự nghiệp của mình.
Vào những ngày học kì 1 của lớp 5, năm cuối của chương trình Tiểu học.
Cô Thompson là chủ nhiệm, mỗi khi đứng lớp thường nói với học sinh của mình những điều to tát, bóng bẩy…vốn không là niềm tin của cô khi trở về cuộc sống hàng ngày. Cô nhìn các em và tuyên bố : cô coi tất cả các học sinh như nhau và yêu quí tất cả như nhau… Thực ra cô luôn ưu ái hơn về chỗ ngồi và điểm giả với những em con của các Phụ huynh ‘có ảnh hưởng’ đến Trường và có thể giúp đỡ được cô lúc nào đó khi cần đến.
Nhưng có một học sinh tên là Tenny, chuyển từ trường khác đến, khiến cô để ý : không hòa đồng, quần áo xộc xệch, tóc tai không tươm tất… Thực ra điều đặc biệt khiến cho cô Thompson rất không có thiện cảm với Tenny chính là vào ngày Nhà Giáo cậu bé đó thay vì mang đến tặng cô món quà đẹp,thậm chí có giá trị như các học sinh khác… thì cậu bé lại đợi đến cuối cùng, rụt rè tiến đến bên bàn cô một hộp giấy nhỏ đã cũ được bao gói bằng giấy tạp hóa và buộc dây rất vụng về. Cô lịch sự nhận và khá khó khăn mới mở ra được, bên trong là một vòng tay giả Kim cương thiếu mất vài hột và một lọ nước hoa để trần chỉ còn non nửa. Các học sinh ngồi dưới chăm chú thấy vậy cười ồ lên. Điều đó tự nhiên khiến cô thoáng giận cậu, dù cố gắng cười nhạt kèm theo một câu cảm ơn nhưng vô hồn.
Từ đó…mỗi khi chấm bài cô thường rất lướt qua bài của Tenny không khó khăn gì cũng thấy có nhiều lỗi, và cố gắng cho cậu điểm ít tệ nhất, nhưng như vô thức cô còn đánh dấu trên bài của cậu một chữ “F” hoặc ‘B’. Còn hồ sơ của cậu luôn bị cô xếp dưới cùng không có nhu cầu muốn xem nó.
Tuy thế nhà trường có qui định buộc Giáo viên Chủ nhiệm phải đọc hồ sơ của học sinh… rồi cũng đến trường hợp của Tenny, càng đọc cô giáo càng chăm chú :
- Giáo viên lớp Một nhận xét : Tenny là một học sinh thông minh vui vẻ, em làm bài đầy đủ, đạo đức tốt.
- Giáo viên lớp Hai nhận xét : Tenny có học lực xuất sắc, được bạn bè yêu mến, nhưng em gặp khó khăn vì mẹ đang bị ung thư giai đoạn cuối.
- Giáo viên lớp Ba nhận xét : Cái chết của mẹ Tenny là khó khăn to lớn đối với em, phải rất cố gắng em mới vượt qua được để đi học bình thường, vì thiếu sự quan tâm của người bố.
- Cô giáo lớp Bốn nhận xét : Tenny rất lãnh đạm, khép kín, thiếu chú ý và đôi khi còn ngủ trong lớp, Trường học quá xa nhà. Có lẽ em sẽ tích cực hơn khi được quan tâm tốt .
Đến bây giờ cô Thompson mới nhận thấy và từ sâu thẳm tự thấy xấu hổ vô cùng với bản thân.
Hôm sau bước vào lớp Cô Thompson ngồi xuống giành 1 phút đeo vào cổ tay chiếc vòng, mở lọ nước hoa mà Tenny đã tặng ngửi nhẹ rồi thấm một chút lên chiếc vòng đó, trước khi bắt đầu giảng. Sau khi tan lớp giữ cậu lại trao đổi việc học tập. Cậu bé nhận ra và rất cảm động khẽ nói : cô ngửi nước hoa rất giống mẹ em. Cô Thompson đã khóc nhiều sau đó.
Kể từ hôm ấy Cô giành nhiều thời gian quan tâm và khuyến khích Tenny. Trí nhớ , sự hoạt bát, niềm phấm khởi học tập của cậu dần được hồi phục và mỗi tuần qua đi khá lên rất nhiều, đến mức trở thành một trong vài học sinh xuất sắc nhất của toàn Khối 5. Bây giờ cô Thompson vẫn nói yêu tất cả các em học sinh, nhưng trong thâm tâm cô yêu quí nhất Tenny.
Ngày cuối của lớp 5 đã kết thúc. Đưa tiễn Tenny ra cổng trường, cô cúi xuống ôm chặt Tenny vào lòng thầm thì : tạm biệt em, chúc em những ngày sau luôn vui khỏe và giỏi giang như em đã từng cho cô thấy như thế ! Tenny nói bên tại cô : Cô tốt nhất với em. Em yêu Cô’. Cầm tay cô lên, Tenny áp má mình vào cổ tay cô trong những buổi lên lớp luôn đeo vòng kim cương giả thiếu vài hột với mùi nước hoa cậu đã tặng… như có nước mắt. Đứng lên tạm biệt nhưng cô Thompson vẫn đứng mãi đó vẫy tay chào như gửi theo cậu lời khích lệ khi dáng hình gầy nhỏ của Tenny đã xa khuất hẳn…
Một lần nữa Tenny lại phải chuyển đi học ở trường khác xa nơi đó. Nhiều năm sau cô thường thư từ thăm hỏi động viên cậu và Tenny kể với cô mọi chuyện vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống hàng ngày…
Rồi đến Mùa Xuân năm ấy, cô nhận được thông báo từ Tenny, chàng trai đó đã tìm được cô gái của đời mình và quyết định kết hôn. Anh phân vân hỏi cô:liệu cô có đồng ý ngồi ở vị trí thường dành cho mẹ của chú rể trong buổi lễ thành hôn hay không. Cô rất cảm động nói : Tenny yêu quí, Cô rất vinh dự được như vậy em ạ.
Vào ngày cưới, cô đến dự đeo trên tay vòng Kim cương giả với mùi nước hoa mà mẹ Tenny vẫn dùng trong dịp Giáng sinh cuối cùng của bà khi bên anh. Họ ôm chầm lấy nhau, như có nước mắt Tenny thầm thì : ‘Cô như Mẹ em ! Cô đã giúp em thay đổi, em yêu và biết ơn Cô’. Khẽ thì thầm, cô Thompson đáp lại lòng đầy xúc động : ‘Không, chính em mới là người dạy cô thay đổi chính mình. Cô đã không biết cách dạy học, chưa thực biết sống đúng với một người giáo viên cho đến ngày khi được hiểu về em hơn’….
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015