Thuyết nhân, ái thông, hòa của Nho gia

02:31 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Mười Hai, 2006

Lễ kỷ niệm 2550 năm ngày sinh Khổng Tử sẽ được tổ chức long trọng tại quê hương ông - Khúc Phụ vào tháng 10/1999, nhưng từ đầu quý 11, các nhà nghiên cứu đã lần lượt viết bài trên các báo về ý nghĩa, giá trị của Nho học thời đại hiện nay. Bài viết sau đây là một ý kiếm trong số nói trên.

Học thuyết nhâncủa Nho gia có thể gọi là học thuyết nhân,ái, thông, hòa.Đó là tinh hoa của Nho học và tinh hoa này có thể cung cấp cơ sở tư tưởng quan trọng cho sự chuyển đổi và phát triển cao hơn của văn minh nhân loại.

Khổng Tử quy định nội hàm của nhânlà ái nhân(yêu người). Còn Mạnh Tử cho đó là lòng trắc ẩn hoặc gọi là lương tâm. Nhânlà một loại tình yêu của loài người, là sự đồng tình rộng lớn. Con người sinh ra trong tình yêu lớn lên trong tình yêu, bởi thế tất nhiên có lòng yêu, chỉ khác nhau ở rộng, hẹp, mạnh, yếu mà thôi. Nếu mất lòng yêu thì con người ấy cũng không còn nhân tính. Lòng nhân ái là viên đá làm nềncho mọi hành vi đạo đức. Bồi dưỡng ái tâm, mở rộng ái tâm là công trình nềntảng xây dựng văn minh, đạo đức. Đối với xây dựng luân lý phổ biến mà nói, nhiệm vụ cấp bách nhất, khó khăn nhất là mở rộng ái tâm ra toàn nhân loại. Thông thường, người ta không khó thực hiện yêu gia đình, yêu dân tộc, yêu quốc gia, yêu đồng đao song khóhơn là vượt khỏi những giới hạn đó để yêu nước khác, yêu dân tộc khác bởi vì họ cảm thấy quan niệm và quyền lợi hai bên có xung đột hoặc cách xa nhau quá, không liên quan gì với nhau. Thực ra lợi ích chung của nhân loại càng ngày càng lớn hơn mâu thuẫn và chia rẽ giữa họ do vậy, đề xướng tình yêu nhân loại càng có tính tất yếu. Nho gia nhấn mạnh “người trong bốn biển đều là anh em" coi thiên hạ như một nhà thì đời sống xã hội của loài người mới tiến tới hòa bình, ổn định.

Khổng Tử cho rằng kẻ nhân yêu người phải thể hiện bằng đạo trung, thứ.Nóitheo cách khắng định thì đó là "kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân" (bản thân muốn đứng được trong xã hội thì cũng làm cho người khác đứng vững, bản thân muốn việc gì cũng thông suốt thì làm cho việc của người cũng thông suốt như thế), như vậy là trung. Nóitheo cách phủ định thì “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình cũng không muốn thì chớ có đùn cho người khác) vậy là thứ.So với trung thì thứcó tính nền tảng và phổ biến hơn, là mực thước tối thiểu để xã hội loài người duy trì được trật tự bình thường. Đạo trung,thứ của Nho gia dùng tương đối nhiều vào việc tu dưỡng đạo đức cá nhân ngày nay, chúng ta nênmở rộng trung,thứ thành chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc chính trị giữa các dân tộc và quốc gia khiến cho trung, thứ khắp thế giới. Đặc biệt, đạo trung, thứcần được thực hiện trong hành vi chính trị có như thế thì mọi tranh chấp quốc tế và xung đột ở từng miền mới dễ dàng giải quyết hoặc tránh được như vậy có lợi cho tất cả mọi người.

Đạo trung, thứcần phối hợp với học thuyết thông hòavới hai quan niệm cơ bản: một là hòa, hai là thông. Hòalà sư thể hiện tinh thần nhân ái khi xử lý những khác biệt giữa con người, thông làcon đường để thực hiện hòa. KhôngTử nói: "Lê chi dụng, hòa vi qúy”. Quy định về lễ có làm người ta khác nhau nhưng không nên khiến người ta xa lánh, đối kháng nhau, mà nêngiữ được quan hệ hài hòa giữa những sự khác nhau đó. Đạo nhân ái không đưa cái đơn phương cho người. không đòi hỏi người khác sống theo kiểu của mình mà tôn trọng tính đặc thù, tính độc lập của người khác, khiến đôi bên không đối kháng nhau mà phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Quan niệm hòacủa Nho gia là một quan niệm đạo đức phù hợp nhất với nhân tính. Đó cũng là một quan niệm văn hóa và một quan niệm chính trị, bởi Nho gia chủ trương khoan đung về đạo đức đa dạng về văn hóa, hòa bình về chính trị. Nhờ quan niệm chủ hòa ấy của Nho gia mà TrungQuốc có truyền thống khoan dung, đôn hậu tốt đẹp, trong lịch sử từng có bách gia tranh minh. Nho và Đạo bổ trợ lẫn nhau ba đạo Nho, Phật, Lão dung hợp với nhau, không có bi kịch chiến tranh đổ máu vì tín ngưỡng bất đồng luôn giữ được thế cộng đồng đoàn kết, thống nhất giữa nhiều dân tộc. Đó chính là nhờ có cống hiến của Nho gia.

Quan niệm thôngđược nêu ra nhằm đối ứng với trạng thái tắc. Thônglà đánh thông, liên hệ, bình đắng, cởi mở, giao lưu, hiểu biết lẫn nhau. Chu dịchcho rằng tinh thần dịch có thể "cảm hóa, thông suốt khắp thiên hạ". Một nhà tư tưởng thời cận đại là Đàm Tự Đồng có làm sách Nhânhọc, trong đó ông viết: " Thônglà nghĩa đầu tiên của nhânlà thông”, “hình tượng của thônglà bình đẳng". Thông có bốn nghĩa: một là "thông trong, ngoài”, hailà "thông trên, dưới", ba là "thông nam, nữ", bốn là "thông người, ta”. Người nhân đương nhiên yêu người nhưng không thôngthì chưa thật sự yêu. Xã hội tắc mà không thôngthì nhất định là xã hội nghèo nàn, lạc hậu, ngu tối, tuy có ýnguyện yêu thương đấy nhưng không thực hiện được. Còn xã hội khai thông thì tất nhiên công, thương phát đạt chính trị thôngdân chúng hòa, văn hóa, giáo dục phồn vinh, tự do bình đẳng. Cho nênmới có nhận định: "Phân biệt nhânvà không nhânthì cần xem thônghay tắc".Từ đó có thể thấy rằng, quan niệm thôngbao gồm cả dân chủ hóa về chính trị, quốc tế hóa về kinh tế, đa dạng hóa văn hóa, bình đẳng về nhân cách đạo đức. Từ góc độ luân lý mà xét, thôngvừa là một thái độ đạo đức, vừa là phương pháp thực tiễn của đạo đức, thôngcó tinh thần hiện đại hơn cả những yêu cầu khác của đạo đức. Hòalà mục tiêu, thônglà biện pháp thực hiện, vì hòamà thông, thôngrồi sau đó mới hòa, hai đằng kết hợp với nhau không thể cắt chia. Không thông hiểu thì không thực sự hài hòa được.

Ngày nay, vận dụng thôngvào văn hóa tức là dùng đối thoại về văn minh để thay thế xung đột về văn minh, mở rộng giao lưu, học tập lẫn nhau cùng chung sức giữ gìn sự muôn màu muôn vẻ của cuộc sống tinh thần trên toàn thế giới. Vận dụng thông, hòavào đạo đức nhân loại tức là phá bỏ tính hẹp hòi thích gây họa cho người, mở rộng lòng yêu nước, yêu dântộc mình tới nước khác, dân tộc khác, thực hiện bác ái thực sự: ít nhất cũng uốn nắnlại tâm lý thù hận dân tộc hoặc nhóm người.

Thuyết nhân, ái, thông, hòacủa Nho gia còn nênmở rộng thành triết học sinh thái nhân loại thời nay, dùng để xử lý mối quan hệ giữa xã hội loài người và hoàn cảnh tự nhiên. Nho gia hủ trương mở rộng lòng yêu đến vạn sự, vạn vật, để xuất tư tưởng "người nhânlà cùng một thể với vạn vật trong thiên hạ". Người có lòng nhân thì tâm của họ không chỉ tương thông với nhân loại, mà còn tương thông với động vật và thực vật. Tấm lòng bác ái ấy là một phần không thể thiếu làm nênsự phát dục lành mạnh của nhân tính.

Như vậy, thuyết nhân, ái, thông, hòacủa Nho gia có thể đạt tới ba loại hài hòa: hài hòa giữa người và thiên thiên, hài hòa giữa người với người, hài hòa trong nội tâm của con người. Ba loại hài hòa này gắn liền với hạnh phúc mai sau của nhân loại. Bởi vậy, đó là một học thuyết vĩ đại, xứng đáng được toàn thế giới tôn trọng và quan tâm, khiến cho học thuyết đó phát huy được tác dụng vốn có trong cuộc sống hiện thực.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghiên cứu nho giáo Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thời đại

    29/09/2013Phó GS Phan Văn CácNho gia vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lí tưởng cuộc đời và lẽ sống của mỗi người...
  • Khủng hoảng các giá trị nho giáo

    14/12/2006Trần Văn ĐoànMọi cuộc bàn luận về khủng hoảng giá trị đều không dễ và tôi ngại rằng cuộc bàn luận này cũng khó đạt tới kết quả mong muốn, cho dù chúng ta có đủ thời gian, công sức và tiền bạc. Tính mơ hồ, sự phong phú và cả tính phức tạp nữa của cái mà chúng ta gọi là giá trị đã làm cho công việc trở nên quá khó khăn. Chúng ta tranh cãi về ý nghĩa của giá trị, mà không bàn đến việc tại sao chúng ta phải chấp nhận các giá trị đó. Để tránh các vấn đề rắc rối như thế, chương này chỉ giới hạn trong việc chẩn đoán triệu chứng con bệnh trong một xã hội Nho giáo cụ thể...
  • Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử

    27/11/2006Nguyễn Thị Kim ChungBốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập.
  • Quan niệm của nho giáo về xã hội lý tưởng

    20/10/2006Nguyễn Thanh BìnhGiống như bất kỳ một học thuyết chính trị - xã hội nào khác, Nho giáo cũng đưa ra quan niệm về một xã hội lý tưởng với tất cả những đặc điểm căn bản của nó và các biện pháp để tạo lập duy trì cái xã hội ấy.
  • Lý học và tượng số của Nho - Lão - Phật giáo

    23/08/2006Đ.H.LTừ khi ra đời và phát triển đến thế kỷ XI là thời điểm Nho giáo thịnh vượng nhất cùng với những tên tuổi lớn như: Âu Dương Tu, Thiệu Ung, Chu Hi...Đồng thời cho đến lúc này, Nho giáo được chia ra thành hai bộ phận: đạohọc và đứchọc, và trình độ triết học của Nho giáo đã được nâng lên cao ngang với Lão học và Phật học...
  • “Nhân” trong luận ngữ của Khổng Tử

    17/08/2006Lê Ngọc AnhNho giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên do Khổng Tử là người sáng lập. Tại quê hương của Nho giáo đã từng có lúc rộ lên "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", nhưng thực tế đã chứng minh, cuối cùng thì Nho giáo vẫn là học thuyết có sức sống lâu bền nhất...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • xem toàn bộ