Nhớ về ông - Luật sư Phan Văn Trường
Nghề Luật tại VN trải qua 100 năm với bao thăng trầm, sóng gió để đi đến ngày hôm nay… Nhớ về cuội nguồn của nghề, chúng tôi luôn nhớ tới vị luật sư đầu tiên của đất nước, một con người tài giỏi và có tấm lòng yêu nước thật nghĩa nặng tình sâu...
Người ấy là luật sư Phan Văn Trường (1876 - 1933). Ông ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông đã nỗ lực phấn đấu học hỏi rất nhiều để trở thành luật sư. Có thể nói thời điểm đó hai chữ “luật sư” đối với người dân An Nam còn quá đỗi xa lạ…. Khi ấy người dân “thấp cổ bé họng” hầu như không có quyền được nói, quyền được đấu tranh pháp lý…
Là một người yêu nước, có học thức uyên thâm, hiểu biết tình hình của đất nước nên ông đã theo học ngành luật để rồi trở thành vị luật sư đầu tiên của đất nước Việt Nam.
Quá trình học của ông là quãng thời gian dài đầy gian truân vất vả… Mùa đông năm 1908 ông từ giã quê hương, sang Marseille làm chân phụ giảng tiếng Việt tại trường Ngôn ngữ Phương Đông của Pháp. Vốn nhanh nhẹn, làm việc chăm chỉ, ông vừa dạy vừa ghi danh học Luật và Văn khoa. Vài năm sau, ông thi đỗ cử nhân hai ngành cùng một lúc.
Năm 1912, ông tham gia đoàn luật sư Paris và hành nghề ở Tòa Thượng thẩm. Chủ nhiệm đoàn luật sư là một người Pháp tiến bộ, rất tin tưởng tài năng và đức độ của ông, kính trọng một luật sư người Việt xuất sắc, ham học.
Cùng năm 1912, ông cùng cụ Phan Chu Trinh sáng lập “Hội đồng bào thân ái” - hội người Việt đầu tiên trên thế giới. Lúc này ở Pháp, mật thám đã theo dõi hai ông Phan, nghi là có liên hệ với Việt Nam Quang Phục Hội của Cường Để.
Năm 1914, lợi dụng tình trạng chiến tranh, thực dân Pháp âm mưu buộc tội hai cụ Phan chống lại nước Pháp. Ngày 12/9/1914 ông bị bắt giam ở nhà lao quân đội Cherche Midi rồi bị đưa ra tòa án binh xét xử. Ông phản đối kịch liệt việc bắt giam vô cớ, bác bỏ mọi lời buộc tội. Nhờ hội Nhân quyền cùng Đảng Xã hội tích cực vận động đòi trả tự do cho ông, nên đến tháng 7/1915 Chính phủ Pháp phải thả ông ra.
Năm 1918 ông về Paris, tiếp tục học thêm và làm luận văn tiến sĩ Luật. Ông được đánh giá cao và hội đồng giáo sư trường Luật công nhận tiến sĩ xuất sắc, ông trở thành tiến sĩ luật hình đầu tiên ở Việt Nam.
Tiếp tục con đường cách mạng, đấu tranh vì độc lập tự do của nước nhà, ông được người đời ngưỡng mộ bởi là một tấm gương về học tập, sống và làm việc giữa trời Tây mà dám trực diện chống thực dân Pháp. Ông khôn khéo sử dụng sự am hiểu pháp luật và Pháp tịch làm “lá chắn” trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình.
Năm 1919 diễn ra hội nghị Hòa Bình ở Versaile, ông cùng các nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền viết bản yêu sách 8 điểm. Ông được coi là “kiến trúc sư” của văn bản này - một văn bản có giá trị khiến Chính phủ Pháp phải bối rối.
Cuối năm 1923 ông từ bỏ tất cả về nước tiếp tục đấu tranh cho độc lập dân tộc. Ông kết hợp giữa pháp lý với báo chí để chiến đấu. Ông cùng Nguyễn An Ninh xuất bản báo Chuông rè (La Cloche Fêlée) và Nước Nam (L'Annam) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn. Ông tích cực đấu tranh chống các chính sách của thực dân Pháp, đòi dân chủ, đeo đuổi việc bác bỏ chủ nghĩa "Pháp - Việt đề huề" của Đảng Lập hiến.
Ông còn đứng ra tổ chức Thanh niên Cao vọng. Ông cũng đã cho đăng một số bài của các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Diễn đàn thông tin quốc tế. Đặc biệt ông là người đầu tiên đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engelstrên báo.
Ngày 21/7/1927, ông bị bắt và khám nhà với tội danh "kích động dân bản xứ nổi loạn", tuy nhiên do không có bằng chứng nên ông được tại ngoại. Từ đó Phan Văn Trường không tham gia chủ nhiệm báo L'Annam mà tham gia Đoàn Luật sư Nam Kỳ.
Ngày 27/3/1928, Tòa án Sài Gòn xử tội ông 2 năm tù. Ông chống án sang Pháp. Tháng 8/1929 Tòa Thượng thẩm Paris xử y án. Ông bị giam tại nhà lao ở Pháp đến năm 1931 mới mãn hạn tù và trở về Sài Gòn. Ông lại tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ ngay sau khi ra tù.
Năm 1933 ông quay ra Hà Nội để thăm gia đình và thị sát tình hình chính trị ở miền Bắc, nhưng ngã bệnh và qua đời ngày 22/4/1933 tại Hà Nội…
Luật sư Phan Văn Trường là luật sư tiên phong trong nghề luật sư tại Việt Nam. Với học thức uyên bác, tinh thông kim cổ Đông Tây, lòng yêu nước sâu sắc ông là 1 trong những tấm gương sáng, là niềm tự hào cho các luật sư các thế hệ sau noi theo.
Sáng mùng một tết năm Nhâm Dần (tức ngày 5-2-1962), chủ tịch Hồ Chí Minh đã về xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (nay thuộc Hà Nội). Trước tiêng, Người đến trụ sở Ủy ban xã gặp dân. Sau đó Người đi qua cánh đồng Đông Ngạc vào nghĩa trang tộc Phan để viếng mộ Phan Văn Trường.
Người đứng mặc niệm hồi lâu trước mộ, rồi mới rời snag nhà máy bê tông Chèm, giáp với cánh đồng Đông Ngạc.
(Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, Lê Thị Kinh)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn