"Nhất châu Á"
>> Xem thêm:
Cuối cùng, chúng ta cũng có một cái gì đó được thiên hạ (cụ thể là Tổ chức tư vấn về rủi ro chính trị và kinh tế - PERC*)) đánh giá là nhất châu Á! Và đó là... cái sự "khó tính và gây trở ngại" của đội ngũ công chức (Tuổi trẻ chủ nhật số 13-2004, ngày 4/4/2004, tr. 9). Đây là một sự nổi tiếng ngang ngửa với tai tiếng, một "giải thưởng Mâm xôi vàng" cho các công chức Việt Nam.
Về nguyên tắc, chúng ta có thể phản bác "giải thưởng" này và kiên quyết không chịu nghe ý kiến của PERC. Tuy nhiên, chúng ta không nghe thì thiên hạ (mà đặc biệt là các nhà đầu tư) vẫn cứ nghe. Và nhiều nhà đầu tư đang rút các dự án của họ ra khỏi nước ta. Vậy thì, thay vì tìm cách che giấu sự nổi tiếng của mình, chúng ta có thể làm một việc có ích hơn là tìm hiểu xem tại sao đội ngũ công chức của chúng ta lại nổi tiếng đến như vậy.
Trước hết, sở dĩ đội ngũ này có thể "khó tính và gây trở ngại" vì họ rất ít phụ thuộc vào dân. Từ chuyện tuyển chọn, cất nhắc, đề bạt đến những chuyện khác như tăng lương, khen thưởng, huân chương, huy chương v.v... và v.v... tất cả đều nằm ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp của những người dân. Thực ra, người dân chỉ có mỗi một cách tác động là khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, hệ thống giải quyết khiếu nại, tố cáo mà chúng ta đang có vận hành hiệu năng thế nào là điều không nói ra thì ai cũng biết. Trong lúc đó, các thiết chế đại diện cho dân để giám sát đội ngũ công chức (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp) đều không hoạt động thường xuyên. Các vị đại biểu dân cử thiếu quá nhiều thứ để làm tốt chức năng giám sát. Họ thiếu từ thời gian, kỹ năng, động lực đến thủ tục, công cụ và đội ngũ chuyên gia giúp việc. Cuối cùng, đội ngũ công chức đang chủ yếu chỉ phụ thuộc vào cấp trên. Và thực tế là họ sẽ làm mọi việc để vừa lòng các thượng cấp của mình. Người dân sẽ khó lòng có được gì nhiều trong một sự tận tụy dội lên trời như vậy. Những phân tích nói trên cho thấy xác lập sự phụ thuộc vào dân và nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan dân cử sẽ là lời giải cho bài toán ở đây.
Hai là, công chức ở ta thường ít thạo việc. Điều này xảy ra có phần do sự lẫn lộn về khái niệm giữa công chức hành chính và quan chức chính trị. Nhiều công chức thường tranh luận rất say sưa vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các chính khách. Nhưng khi một chính sách được phê chuẩn hoặc một quyết định được đưa ra, họ hoàn toàn lúng túng không biết phải triển khai những thứ đó vào trong cuộc sống như thế nào. Do không thạo việc, những công chức như vậy thường không giải quyết được một vấn đề gì nhanh chóng cho dân. Phải chăng chúng ta cần phân biệt rõ giữa quan chức hành chính với quan chức chính trị. Các quan chức hành chính phải được lựa chọn khác với các quan chức chính trị. Họ phải được lựa chọn thông qua thi tuyển công khai.
Ba là, đạo đức công vụ khó được áp đặt và đề cao. Cuối cùng, đạo đức là không thể thiếu để một công chức có thể xả thân vì dân, vì nước. Rất tiếc, trong cơ chế thị trường điều này đang được nói đến ngày càng ít hơn. Tuy nhiên, tri thức chỉ thắp sáng được khối óc, đạo đức mới thắp sáng được con tim. Và không khai sáng được con tim, chúg ta chỉ có được các thư lại, chứ không có được các công bộc của nhân dân. Điều cần nói ở đây là: đạo đức không áp đặt được bằng thuyết lý, nhưng có thể khơi dậy được bằng tấm gương.
Cuối cùng, với những cải cách hành chính đang được triển khai ngày càng quyết liệt hơn, chúng ta có quyền hy vọng rằng sắp tới tổ chức PERC sẽ không còn cơ hội để tặng "mâm xôi vàng" cho các công chức của nước ta.
Tháng 5/2004
*)PERC (Political and Economic Risk Consultancy) - Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị hàng năm phỏng vấn hơn 1500 nhân vật lãnh đạo (executives) các doanh nghiệp nước ngoài ở các nền kinh tế châu Á (có tham khảo thêm 2 quốc gia so sánh là Australia và Mỹ) để nghe đánh giá của họ về các chỉ số như việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng. Các nền kinh tế được xếp hạng từ thang điểm 0 (ít tham nhũng nhất) đến 10 (tồi nhất), mức từ "4-7" gọi là tham nhũng vừa phải, "trên 7" gọi là mức tham nhũng nghiêm trọng.
Sau đây là chỉ số tham nhũng đã được công bố:
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2005)
1: Singapore, 0.65
2: Japan, 3.46
3: Hong Kong, 3.50
4: Taiwan, 6.15
5: South Korea, 6.50
6: Malaysia, 6.80
7: Thailand, 7.20
8: China, 7.68
9: India, 8.63
10: Vietnam 8.65
11: Philippines, 8.80
12: Indonesia, 9.10
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2007)
1: Singapore, 1.20
2: Hong Kong, 1.87
3: Japan, 2.10
4: Macau, 5.11
5: Taiwan, 6.23
6: Malaysia, 6.25
7: China, 6.29
8: South Korea, 6.3
9: India, 6.67
10: Vietnam 7.54
11: Indonesia, 8.03
12: Thailand, 8.03
13: Philippines, 9.40
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2008)
1: Hong Kong 1.45
2: Singapore 1.92
3: Japan, 3.50
4: South Korea, 4.62
5: Taiwan, 4.93
6: Philippines 6.10
7: Malaysia 6.47
8: India, 6.50
9: Thailand, 7.00
10: China, 7.25
11: Vietnam, 8.10
12: Indonesia, 8.26
Tham nhũng tại châu Á (công bố 2009)
1: Singapore 1.07
2: Hong Kong 1.89
3: Japan, 3.99
4: South Korea, 4.64
5: Macau, 5.84
6: China, 6.16
7: Taiwan, 6.47
8: Malaysia, 6.70
9: Philippines, 7.0
10: Vietnam 7.11
11: India, 7.21
12: Cambodia, 7.25
13: Thailand, 7.63
14: Indonesia, 8.32
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh