Một góc nhìn về cải cách hành chính
Năm Kỷ Sửu 2009 sẽ là một năm khó khăn. Khủng hoảng, suy thoái, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ăn việc làm khó khăn... là những chuyện đang chờ chúng ta phía trước. Đây quả thật là những chuyện không hay, nhưng chúng cũng có thể tạo ra áp lực cần thiết để chúng ta tiếp tục đổi mới. Một trong những lĩnh vực cần áp lực này nhất, có lẽ, là lĩnh vực hành chính công.
Thời gian qua, đây là lĩnh vực cũng đã nhận được một sự quan tâm đặc biệt. Cải cách thủ tục hành chính, khoán lương, tổ chức các trung tâm dịch vụ hành chính, thực hiện cơ chế một cửa... là hàng loạt cố gắng không kể hết có liên quan. Thế nhưng, cho dù những cố gắng là không kể hết, thì những chuyển biến thật sự vẫn rất khó kể ra. Vì sao mọi chuyện lại nan giải đến như vậy? Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
Trước hết, nếu một ngôi nhà được thiết kế bất hợp lý, thì những sắp xếp ở bên trong ngôi nhà đó rất khó cải thiện được tình hình. Vấn đề cơ bản nhất của mọi ngôi nhà là việc bố trí không gian. Đối với ngôi nhà hành chính, thì đâu là không gian của Nhà nước, đâu là không gian của người dân và của xã hội dân sự là thiết kế cơ bản nhất. Chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền ừ một mô hình tập trung, quan liêu, bao cấp. Về mặt tuyên ngôn, từ lâu chúng ta đã từ bỏ mô hình nói trên, nhưng về thực tế, nhiều thiết chế của nó vẫn tồn tại dai dẳng. Và các thiết chế này vẫn tiếp tục vận hành như ngày xửa ngày xưa. Đây là lý do sâu xa tại sao nhiều cố gắng cải cách của chúng ta bị đẩy vào ngõ cụt. Rõ ràng, cho đến khi chúng ta thiết kế lại thành công "ngôi nhà hành chính" của mình, các cố gắng cải cách sẽ còn gây nhiều khó khăn và ít mang lại hiệu quả.
Trong mô hình tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước làm hết mọi việc. Điều này cũng hợp lý vì toàn bộ tài sản của đất nước và toàn bộ nền kinh tế thị trường, tài sản, cũng như tiềm lực kin tế chỉ nằm trong tay Nhà nước một phần; phần lớn hơn nằm trong tay của người dân, của các thành phần kinh tế và các lực lượng xã hội khác nhau. Quan hệ xã hội cơ bản của kinh tế thị trường là quan hệ dân sự. Nghĩa là, người dân có quyền tự do "mưu cầu hạnh phúc" trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận với nhau. Như vậy, hầu hết mọi việc của đời sống dân sự đều do người dân tự quyết định lấy. Người ta nói đến "một nhà nước nhỏ, một xã hội lớn" là vì lý do này.
Tập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách khống chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Thực tế cho thấy, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bộ máy này. Bộ máy đẻ ra bộ máy, quyền lực đẻ ra quyền lực. Khống chế bộ máy hành chính bằng cách răn dạy, phê bình là rất khó khăn. Như vậy, điều quan trọng là phải tránh hành chính hóa các quan hệ dân sự và phải dành khoảng không gian rộng lớn hơn cho quyền tự quyết của những người dân.
Ngoài ra, nguyên tắc pháp quyền - người dân được làm mọi điều mà pháp luật không cấm, còn các quan chức chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép, có vẻ thiên vị cho những người dân. Thế nhưng, không biết những điều mà người dân bị cấm có nhiều hay không, còn những điều mà các quan chức được phép thì có vẻ nhiều vô kể. Vấn đề là quyền tự quyết của người dân và những điều mà các quan chức được phép luôn luôn tồn tại trong mối tương quan tỷ lệ nghcịh với nhau. Mỗi khi những điều mà các quan chức được phép nhiều lên, thì những điều mà những người dân được quyền tự quyết bắt buộc phải ít đi. Thực ra, mỗi khi người dân bị cấm thì bắt buộc các quan chức phải có quyền áp đặt sự tuân thủ và áp đặt chế tài. Bằng không sự cấm đoán sẽ không có nghĩa. Như vậy, cấm đoán càng nhiều thì bộ máy hành chính lại càng phình to ra. Và nguy cơ bộ máy vượt ra khỏi tầm kiểm soát luôn luôn tồn tại.
Cuối cùng, trao quyền cho bộ máy hành chính như thế nào là vấn đề gốc rễ của cải cách hành chính. Bộ máy đã được sinh ra thì thường có tính độc lập của nó và có cả những lợi ích của nó. Nếu cải cách không mang lại được những lợi ích lớn hơn, thì bộ máy sẽ khó lòng chịu chuyển động. Vậy thì, chúng ta phải khuyến khích vật chất để cải cách, đồng thời phải cố gắng tránh hành chính hóa các mảng đời sống dân sự còn lại của xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005