Nhà văn nói gì khi 'Chí Phèo' bị 'đấu tố'?

10:48 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Mười Hai, 2017

Bài liên quan:

Trong cơn bão dư luận phản đối ý kiến đưa 'Chí Phèo' ra khỏi sách giáo khoa, các nhà văn Việt tỏ ra bình thản. Rất nhiều ý kiến cho rằng, không nên bình luận với người không hiểu gì về văn học. Nhưng lại có nhà văn chỉ rõ: Không phải lần đầu tiên 'Chí Phèo' bị đòi đưa ra khỏi sách giáo khoa. Cách đây 2-3 năm có người đã đặt vấn đề tương tự...


Mối tình Thị Nở - Chí Phèo từng lên phim, thu hút khán giả nhiều thế hệ.

Chí Phèo thuộc “phe nước mắt”

Đụng đến “Chí Phèo”, không cần suy nghĩ lâu, nhà văn Sương Nguyệt Minh lập tức phản pháo: “Chí Phèo là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán, là điều không phải bàn cãi. Nhân vật Chí Phèo là điển hình cho lớp người “tứ cố vô thân” dưới đáy xã hội, lớp người ấy thuộc về “phe nước mắt” bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, nhưng Chí Phèo vùng lên, phản kháng theo cách của người khốn cùng. Chí Phèo vốn lương thiện, lúc thanh niên còn biết ngượng ngùng trước da thịt của phụ nữ, nhưng chỉ sau khi bị Bá Kiến đẩy vào tù và những năm tháng nhà tù đã biến Chí thành con người khác, gần như mất hết nhân tính. Một nhân vật điển hình cả tính cách và dị biệt cá tính bị xã hội tha hóa thế, chỉ có nhà văn lớn mới viết được”.

Sương Nguyệt Minh khẳng định: “Tác phẩm Chí Phèo và nhân vật Chí Phèo bao nhiêu năm nay thỏa mãn hầu hết người đọc ở mọi tầng lớp. Chí Phèo không chỉ là tên tác phẩm, tên nhân vật, mà còn là tính từ để chỉ một loại người bị tha hóa, bị suy đồi, bị côn đồ hóa. Rất cần cho học sinh học, để nhận diện xã hội cũ, con người của một thời và cảnh báo nguy cơ bần cùng hóa, lưu manh hóa trong bất cứ xã hội nào”. Theo tác giả “Miền hoang”, ý kiến đưa Chí Phèo ra khỏi văn học nhà trường “chẳng qua là đánh giá nhân vật Chí Phèo với bằng phương pháp xã hội học dung tục, mà không thấy cái nhìn nhân văn và nghệ thuật khám phá tâm hồn con người ở mọi góc cạnh, cả khi bị xô dạt phi nhân tính”.

Đấy là một số phận. Số phận ấy có thể đại diện cho nông dân nhưng trước hết, nó là một thế giới, 1 ngã thể. Những khao khát của ông ấy, những bi kịch của ông ấy, những xấu xa trong tâm hồn ông ấy, tại sao không nghĩ là nó cũng có trong tâm hồn người khác? Nó là 1 phản chiếu, một ẩn ngữ của nhà văn để nói lên 1 điều gì đó về mặt nhân cách, tự do, về nhu cầu của con người trước cái đẹp, trước tình yêu.
(Nhà văn Tạ Duy Anh)

Không phải lần đầu tiên, “Chí Phèo” bị phản đối nằm trong sách giáo khoa. Nhà văn Cao Duy Sơn, nhà văn Bùi Việt Thắng xác nhận sự việc: Tại lễ ra mắt sách của nhà văn Thanh Châu (1912-2017) có ý kiến đã mang mối tình đẹp đẽ trong tác phẩm của Thanh Châu so với mối tình Thị Nở- Chí Phèo và đưa ra câu hỏi, vì sao cứ để mối tình Thị Nở-Chí Phèo trong sách giáo khoa, làm méo mó nhận thức của học sinh? Tuy nhiên, ý kiến này không đưa lên mạng xã hội nên nhanh chóng trôi vào quên lãng và các nhà văn cũng không tiện nhắc tên người “ném đá” Thị Nở- Chí Phèo. Nhà văn Sương Nguyệt Minh phản đối việc thay Thị Nở- Chí Phèo bằng mối tình đèm đẹp nào đó: “Cái nhìn học sinh còn trong trắng, ngây thơ phải cho học sinh học những cái đèm đẹp, lành lặn, xinh xẻo, ấm áp là cái nhìn một chiều. Học sinh bây giờ trưởng thành rồi, cần cho học sinh từ trung học cơ sở trở lên học những tác phẩm phê phán cái ác, cái dối lừa…”

Nhà văn ví: “Cũng như quân đội không tập luyện thì khi chiến tranh xảy ra, lính tráng sẽ lơ ngơ, bại trận ngay. Cho nên Y tế mới có chuyện tiêm phòng cho cơ thể làm quen với bệnh tật, khi có bệnh thật thì cơ thể mới có sức đề kháng tốt chiến thắng bệnh tật. Cũng như việc đưa giáo dục giới tính và sử dụng công cụ tránh thai vào trường học ấy. Ngày trước thì cấm kị, bảo là “vẽ đường cho hươu chạy”, bây giờ lại thấy cần thiết, khoa học”.

Sương Nguyệt Minh nhấn mạnh: “Bên cạnh sự học cái tốt đẹp, cái dung dị, ấm áp thì cũng nên để học sinh tiếp cận và hiểu được cái ác, cái lạnh lùng, cái vô cảm, cái dối lừa, cái dữ dội khốc liệt của đời sống (cả chiến tranh nữa) trong tác phẩm văn học. Bởi vì “học sinh cũng là bạn đọc. Lớp bạn đọc ấy bây giờ trưởng thành hơn người lớn tưởng. Đừng sợ con em chúng ta học cái ác, cái xấu trong tác phẩm văn học viết về cái ác, cái xấu. Không dạy trong nhà trường thì học trò vẫn có thể tìm đọc các tác phẩm viết về cái ác, cái xấu đang bát ngát trên thị trường sách”, nhà văn nói.

Nhà văn Cao Duy Sơn: “Nếu thỉnh thoảng lại đòi vứt một giá trị nào đó từ kho tàng quá khứ thì hành trang đến tương lai còn gì?”.

Cứ “vứt” hết đi thì chúng ta còn gì?

Khi rất nhiều người nhao lên phản đối ý kiến của vị nghiên cứu sinh nọ về tác phẩm “Chí Phèo”, nhà văn Trung Trung Đỉnh ngạc nhiên: “Sao mà xã hội dễ bị kích động ngớ ngẩn thế”. Đặt vấn đề “Chí Phèo” gây hại cho việc giáo dục người trẻ theo nhà văn “Ngõ lỗ thủng” là “ngớ ngẩn”. Bởi người nói vậy “không hiểu gì về văn học” mà đã “không hiểu gì về văn học nghệ thuật thì chẳng nên bàn với họ”, Trung Trung Đỉnh kết luận. Nhà văn Bùi Việt Thắng, người có thâm niên giảng dạy văn học hiện đại ở khoa Văn, Trường ĐH KHXH &NV Hà Nội cũng cảm thấy: Không nên bàn câu chuyện này. “Vì hôm nay đòi bỏ “Chí Phèo” có khi ngày mai lại đòi bỏ “Tuyên ngôn độc lập” ra khỏi sách giáo khoa”, sức đâu mà tranh luận.

Có một thực tế cần thiết phải nhìn nhận, “Chí Phèo” là một kiệt tác của văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam nhưng “ngọc” nào cũng có vết là điều không tránh khỏi. Việc cố nhà văn Nam Cao miêu tả Thị Nở thậm xấu là một hạn chế của tác phẩm này, bởi thiếu tính nhân văn. Cũng giống như truyện cổ tích “Tấm- Cám” vì thông điệp “thiện” cuối cùng sẽ thắng “ác”, nên kết thúc bằng tình tiết, Tấm làm mắm Cám, gửi về cho mẹ Cám ăn, ít nhiều gây băn khoăn cho độc giả, nhất là độc giả trẻ. Tuy nhiên hiện nay, những hạn chế của tác phẩm văn học luôn được sách vở và cả giáo viên chỉ rõ, không hề che đậy, không tôn vinh tuyệt đối một tác phẩm nào một cách phiến diện.

Nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng, nên nhìn nhận, đánh giá tác phẩm văn học gắn với yếu tố lịch sử khi tác phẩm ra đời. Nhà văn với vai trò “thư kí thời đại” đã ghi chép lại những câu chuyện đó để bây giờ chúng ta có điều kiện soi vào quá khứ. Tác giả “Ngôi nhà bên suối” nhắc: “Vấn đề là khi truyền đạt tác phẩm giáo viên nên nói rõ những điều này”. Nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng có ý kiến tương tự: “Nên có phân tích, có hướng dẫn, có đúc kết, có định hướng cho học sinh hơn là cứ thả nổi để cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học”.

Là những người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm tinh thần, các nhà văn không bận tâm chuyện “đứa con” khi ra đời hoặc sau khi “cha đẻ” của chúng mất bị “ném đá”: “Mình có niềm tự tin và lạc quan rằng: Tác phẩm hay đi cùng thời đại, hay mọi thời đại thì giá trị của nó bất biến. Nó đã như trái núi rồi thì có xúc thêm mấy gánh đất đổ vào cũng không khiến nó to hơn mà đem mình đánh vào nó thì nó chỉ bật ra vài hòn nhỏ, lăn lóc xuống dưới, lại làm cho chân núi rộng hơn. Tác phẩm hay và lớn như Chí Phèo của Nam Cao hay Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng tồn tại độc lập ngoài ý muốn của bất cứ người nào. Bản thân tác phẩm đã là một giá trị bảo vệ chính nó mà không cần tác giả hoặc ai đó bênh vực”, Sương Nguyệt Minh nói. Nhưng nhà văn Cao Duy Sơn băn khoăn: Nếu thỉnh thoảng lại đòi “vứt” một giá trị nào đó từ kho tàng quá khứ thì hành trang đến tương lai của chúng ta còn gì?

Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

    26/06/2020Phạm Hoài HuấnNếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này...
  • Đề xuất loại ‘Chí Phèo’ ra khỏi SGK: ‘Anh Sóng Hiền nên về nước học lại văn học’

    16/12/2017Lưu LyTS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền không hiểu về văn học Việt Nam, về hình tượng văn học và nên về nước học lại...
  • Bỏ Chí Phèo, vậy có dạy Lão Hạc hay Giáo Thứ nữa không?

    16/12/2017Phúc LaiVới tư cách là một tác phẩm có giá trị cao về mặt văn học, việc dạy “Chí Phèo” của Nam Cao trong trường phổ thông là cần thiết.
  • Đề xuất bỏ “Chí Phèo” khỏi SGK: Tác phẩm hay sao phải bỏ?

    16/12/2017Tiến sĩ Vũ Thu HươngTiến sĩ Vũ Thu Hương (ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho rằng, việc loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa phổ thông là không nên.
  • Đưa "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!

    16/12/2017Hoàng Anh"Đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc...
  • Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?

    16/12/2017Nguyễn Sóng HiềnMới đây anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh Trường ĐH Newcastle (Australia), gửi tới Vietnamnet bài viết nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục dạy tác phẩm "Chí Phèo" trong chương trình phổ thông hay không?
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • Bài thơ 9 điểm về Chí Phèo - Thị Nở có 1-0-2

    09/03/2016Tân Tân - Bình AnĐề bài 'Nếu em là người dân làng Vũ Đại...' được một cậu bạn chuyên Hóa phóng tác thành thơ cực dí dỏm...
  • Chí Phèo hiện thân bản ngã Việt?

    24/10/2014Đỗ Ngọc YênTrong trò chơi ú tim săn tìm bản ngã, Chí Phèo là hình tượng duy nhất trong văn học Việt Nam đã làm được một việc phi thường là đi lùi để tự trở về với bản ngã chính mình. Cuối cùng cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chính là bản ngã Việt đích thực, cái luôn tiềm ẩn và thường trực trong vô thức của hắn...
  • Nhớ Chí Phèo

    02/02/2011Lưu Thị LươngChí Phèo đã chết trong kiệt tác văn chương hiện đại của ông Văn Cao hơn nửa thế kỉ rồi, nhưng mỗi năm khoảng lúc gần tới tết tây, người nông dân hiền lành lương thiện ấy lại chết thêm một lần nữa… trong sách giáo khoa...
  • xem toàn bộ