Nhớ Chí Phèo
Chí Phèo đã chết trong kiệt tác văn chương hiện đại của ông Văn Cao hơn nửa thế kỉ rồi, nhưng mỗi năm khoảng lúc gần tới tết tây, người nông dân hiền lành lương thiện ấy lại chết thêm một lần nữa… trong sách giáo khoa.
Học trò nào học xong bậc trung học phổ thông cũng đều biết về nhân vật Chí Phèo này. Mà học trò thì bây giờ đông lắm, tổng số đếm lên tới hang triệu, kẹt xe một phần cũng do một phần học trò tan trường về. Do đó ta suy ra, có khối người biết rõ ràng và phân biệt rất rành rọt cái chuyện tốt là thế nào, xấu ra làm sao.
Có những bài làm vẫn của học trò mười bảy tuổi- hoàn toàn vô tư theo đúng nghĩa từ của nó là không lo lắng bất cứ thứ gì cả- tự viết rằng “Chí Phèo đáng thương vì anh ta không biết mình làm xấu, nên khi biết mình làm xấu thì dứt khoát không chịu làm xấu tiếp tục nữa”.
Câu văn lủng củng rất tự nhiên, nhưng chân thực và cho thấy người viết hiểu tốt là nên, xấu là không nên. Các thầy cô giáo cũng giảng thêm rằng Chí Phèo muốn làm người lương thiện là mơ ước rất đáng tội nghiệp, vì lương thiện là điều tự nhiên trong trời đất, ai cũng được hưởng từ khi mới sinh ra. Đòi được sống lương thiện, theo suy nghĩ đơn giản mà hợp logic của gã Chí Phèo vừa thoát khỏi cơn u mê say sưa triền miên là lấy vợ đi làm thuê làm mướn kiếm sống, rồi dành dụm mua một miếng đất nhỏ nhoi, thế là ruộng mình mình cày, nhà mình mình. Vậy thôi. Hãy tưởng tượng nếu Chí Phèo không chết (vì ước mơ đã thành sự thật) thì anh ta sẽ suốt ngày lo làm ăn, lo để dành tiền, không dám hoang phí đàn đúm la cà, ngồi quán, coi tivi (tưởng tượng mà), tối về vợ chồng con cái quây quần tâm tình, hỏi han, kể chuyện một ngày đã qua làm gì, nghĩ gì, cảm thấy thế nào thì cuộc đời dễ chịu, lý tưởng biết bao!
Nhưng Chí Phèo đã chết rồi! Để tự cứu mình, giữ mình dừng lại trước bờ vực thăm thẳm cheo leo rợn người của cái xấu. Chí Phèo đã cho những em học trò trong trắng hiểu rằng chỉ cần bước một bước không cẩn thận, người ta sẽ rơi thẳng vào cái xấu mênh mang, không ranh giới, vẫy vùng mặc sức, muốn leo lên thì đã kiệt sức.
Chí Phèo không tự nhiên muốn thoát khỏi cái xấu, nếu không có một con người tốt chân thành, không tính toán là Thị Nở. Cô gái ngoại hình không điểm, nội tâm mười điểm ấy do ông Nam Cao dẫn tới sân nhà Chí Phèo vào một đêm trăng vàng long lánh. Nhà Thị Nở chỉ có hành thôi. Gạo thì phải chạy đi tìm bằng cách nào đó, vay mượn hay đánh đổi bằng sức lao động của cô, tác giả không chịu nói. Và việc tốt của người tốt đó đã khiến một kẻ xấu gớm ghê “con quỷ dữ” quyết tâm làm lương thiện. Qua truyện này, ai cũng có thể kết luận răng, kẻ xấu nếu được đối xử thực sự tử tình thì sẽ dễ cảm hóa.
Vậy kẻ tối ở đâu ra mà lắm thế. Dễ hiểu quá mà. Ấy là những kẻ không biết điểm dừng, càng đi càng thỏa thuê khoái chí, mặc dù con đường đó cong queo vặn vẹo, trên người thì túi quần lẫn túi áo đều là loại túi tham không đáy. Mà lại không có ai làm gương, cầm tay chỉ bảo đi về đường ngay lối thẳng.
Các buổi tối Hai, Tư, Sáu ở công viên văn hóa Tao Đàn có một nhóm tập loại hình thể dục gì đó, giống như khí công, hay yoga. Điều đáng chú ý là toàn những người còn trẻ, có lẽ không quá 30 tuổi. Những nhân viên cơ quan, công ty này nọ sau nhiều giờ làm việc (toan tính, cạnh tranh, giành giựt, đôi co, đấu đầu…) họ ra giữa thiên nhiên để thư giãn, tĩnh tâm chăng? Có hôm, chỉ còn một cô gái nhỏ nhắn ngồi bất động một mình rất lâu.
Trong Tao Đàn có một nhóm đông, gần tới trăm những sinh viên lót dép ngồi ca hát, sinh hoạt tập thể nhộn nhịp trong căn chòi mát, hay nguyên một khúc đường đi. Nếu xét túi mấy em đó, thế nào cũng tìm được giấy chứng nhận hiến máu nhân đạo, thẻ Tiếp sức mùa thi, thẻ Mùa hè xanh… Vui chơi với nhau xong rồi ra về, mấy em sẽ đi đường đúng tuyến, không phóng nhanh vượt ẩu, không lạng lách, lượn vòng, hay rú ga hù dọa những người dân hiền lành vô tội, kiếm ăn chân chính đang ngược xuôi tất tả trên đường.
Chí Phèo có khác gì đâu. Trong hai mươi năm đầu đời, thằng Chí là một người lương thiện toàn phần. Chỉ vì gặp kẻ xấu nên mới thành ra gã Chí Phèo, tay lưu manh nhất hạng trên chính ngôi làng nhỏ thân thương, nơi chon rau cắt rốn của mình.
Điều sung sướng nhất của tôi là khi thực hiện xong phân phối chương trình về bài đọc văn Chí Phèo này, tôi thấy học trò đã có nhận biết lúc nào Chí Phèo xấu, lúc nào Chí Phèo không xấu. Biết lương thiện không phải thứ gì cao xa, lạ lẫm khó với tới trong sách vở mà chỉ là cách cư xử, cách sống, cách nghĩ, việc làm của mình. Biết rằng làm người xấu thì dễ nhưng làm người tốt thì cũng không khó lắm. nếu mình được ai đo làm gương, được hướng dẫn đàng hoàng, thiệt lòng thiệt dạ tới nơi tới chốn.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá