Đề xuất loại ‘Chí Phèo’ ra khỏi SGK: ‘Anh Sóng Hiền nên về nước học lại văn học’

10:36 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Mười Hai, 2017

Bài liên quan:

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền không hiểu về văn học Việt Nam, về hình tượng văn học và nên về nước học lại...

Trả lời VTC News về đề xuất loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi SGK Ngữ văn lớp 11 của anh Nguyễn Sóng Hiền (hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle, Australia), TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội) cho rằng anh Hiền nên về nước học lại.

TS Nguyễn Tùng Lâm.

“Trong tiến trình đổi mới, ai suy nghĩ, sáng tạo gì tôi đều hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu bạn Sóng Hiền là nghiên cứu sinh về văn học thì phải về nước học lại. Tôi nghĩ, bạn Hiền không hiểu văn học Việt Nam, về hình tượng văn học, nhầm lẫn về hình tượng văn học với người thực đời thực trong cuộc sống”, TS Tùng Lâm nói.

Ông Lâm cho rằng phải cảm ơn nhà văn Nam Cao vì đã sáng tạo cho văn học Việt Nam một tác phẩm lớn, để lại hình tượng nghệ thuật to lớn không kém tác phẩm “A.Q chính truyện” của Lỗ Tấn.

“Đây là tác phẩm văn học để đời, mãi mãi đời sau không ai có thể quên được Chí Phèo. Ngoài giá trị hiện thực, tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật trường tồn chứ không phải thời trước dùng và thời này bỏ”, ông Lâm khẳng định.

Nghiên cứu sinh Sóng Hiền đặt ra vấn đề Chí Phèo tốt hay xấu. Về mặt khoa học, Hiền có quyền nghi ngờ, có quyền đặt vấn đề nhưng là một nghiên cứu sinh, anh phải có bộ óc tư duy khoa học chứ không phải như một học sinh.

Học sinh đã học tác phẩm Chí Phèo, yêu cầu phải hiểu giá trị văn học của tác phẩm. Còn anh Sóng Hiền, trình độ nghiên cứu sinh thì phải tìm hiểu toàn diện. Vậy mà, anh Hiền nhầm lẫn lịch sử, nhầm lẫn văn học và cuộc sống.

Suy nghĩ nông cạn, không khoa học

TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết: “Chí Phèo tại sao không đại diện cho giai cấp nông dân khi cũng sinh ra, cũng lớn lên tại làng Vũ Đại, chỉ vì Bá Kiến đẩy vào tù chứ không phải Chí làm xấu. Chí Phèo đại diện cho người nông dân bị xã hội phong kiến tha hóa. Ở đây, Sóng Hiền nói Chí là đứa trẻ mồ côi, không được giáo dục là hoàn toàn sai”.

Hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở trong bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy".

TS Lâm cho rằng học sinh lớp 12 nghĩ gì nói thế, còn anh Nguyễn Sóng Hiền là nghiên cứu sinh thì phải nói khác.

"Bạn Hiền muốn lên án tác phẩm thì phải hiểu hình tượng nghệ thuật nhưng anh lại không hiểu gì về văn học, về xã hội.

Vấn đề nữa, nếu Sóng Hiền nói tác phẩm Chí Phèo có tác động xấu đến học sinh thì phải điều tra, nghiên cứu cụ thể chứ không chỉ đưa ra những suy nghĩ ‘suông’ như vậy", TS Tùng Lâm bày tỏ.

Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội còn cho rằng nếu anh Sóng Hiền làm về giáo dục học thì phải đi điều tra, khảo sát học sinh, có dẫn chứng mới đưa ra được những lập luận như vậy.

"Tôi cho rằng, làm khoa học là phải có luận cứ, phải có thống kê, điều tra thực tế và được trình bày một cách khoa học”, TS Lâm cho hay.

Theo ông Tùng Lâm, nghiên cứu sinh Sóng Hiền suy nghĩ rất nông cạn, không khoa học. Vì chỉ có tình yêu thương chân thành của Thị Nở mới thức tỉnh giá trị con người, đánh thức phần người còn sót lại trong Chí. Nam Cao rất thành công khi lấy tình yêu thương chân thành để cứu vớt một con người như Chí.

TS Tùng Lâm không đồng ý với những lập luận trong bài của nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền.

"Bạn Hiền đưa ra những lập luận như vậy là nhầm lẫn giữa hình tượng nghệ thuật, văn học với người thật trong cuộc sống", TS Tùng Lâm khẳng định.

Nguồn:VTC
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

    26/06/2020Phạm Hoài HuấnNếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này...
  • Bỏ Chí Phèo, vậy có dạy Lão Hạc hay Giáo Thứ nữa không?

    16/12/2017Phúc LaiVới tư cách là một tác phẩm có giá trị cao về mặt văn học, việc dạy “Chí Phèo” của Nam Cao trong trường phổ thông là cần thiết.
  • Đề xuất bỏ “Chí Phèo” khỏi SGK: Tác phẩm hay sao phải bỏ?

    16/12/2017Tiến sĩ Vũ Thu HươngTiến sĩ Vũ Thu Hương (ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho rằng, việc loại bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa phổ thông là không nên.
  • Đưa "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!

    16/12/2017Hoàng Anh"Đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc...
  • Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?

    16/12/2017Nguyễn Sóng HiềnMới đây anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh Trường ĐH Newcastle (Australia), gửi tới Vietnamnet bài viết nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục dạy tác phẩm "Chí Phèo" trong chương trình phổ thông hay không?
  • Chí Phèo - Thị Nở là biểu tượng văn hóa?

    15/09/2016Võ Thị HàXung quanh vấn đề chọn một biểu tượng duy nhất đại diện cho nền văn hoá Việt Nam, lâu nay vẫn được coi là đậm đà bản sắc dân tộc, có không ít những ý kiến đưa ra. Đó có thể là Quốc Tử Giám, mặt trống đồng, là chim hạc, là bông sen nở, bông sen búp, hoa đào, là chiếc áo dài, nón lá, là cái cổng làng, là con trâu, thậm chí là phở. Xét về bản chất, đó chỉ là những khía cạnh của văn hoá.
  • Bài thơ 9 điểm về Chí Phèo - Thị Nở có 1-0-2

    09/03/2016Tân Tân - Bình AnĐề bài 'Nếu em là người dân làng Vũ Đại...' được một cậu bạn chuyên Hóa phóng tác thành thơ cực dí dỏm...
  • Chí Phèo hiện thân bản ngã Việt?

    24/10/2014Đỗ Ngọc YênTrong trò chơi ú tim săn tìm bản ngã, Chí Phèo là hình tượng duy nhất trong văn học Việt Nam đã làm được một việc phi thường là đi lùi để tự trở về với bản ngã chính mình. Cuối cùng cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chính là bản ngã Việt đích thực, cái luôn tiềm ẩn và thường trực trong vô thức của hắn...
  • Nhớ Chí Phèo

    02/02/2011Lưu Thị LươngChí Phèo đã chết trong kiệt tác văn chương hiện đại của ông Văn Cao hơn nửa thế kỉ rồi, nhưng mỗi năm khoảng lúc gần tới tết tây, người nông dân hiền lành lương thiện ấy lại chết thêm một lần nữa… trong sách giáo khoa...
  • xem toàn bộ