Đừng mô tả sai lệch nữa!

04:28 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Tư, 2020

Nhà nghiên cứu văn hoá tư tưởng Nguyễn Trần Bạt phân tích những mặt trái của toàn cầu hoá, đặc biệt là trong vấn đề "toàn cầu hoá dịch bệnh"...

.

Hỏi: Hiện nay có những phân tích cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid -19 mà nhiều công ty nước ngoài ở Trung Quốc đã phải đóng cửa và tới đây họ sẽ phải cân nhắc về việc chuyển hoạt động sản xuất tới những chỗ khác hoặc về đất nước họ. Chúng ta biết rằng Trung Quốc được nhìn nhận như công xưởng của thế giới, cho nên khi các công xưởng bị thu hẹp lại thì kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông có nhận xét gì về tình thế này?

Nguyễn Trần Bạt (NTB): Tôi nghĩ Trung Quốc không phải được “nhìn nhận” như một công xưởng của thế giới mà nó thực sự là công xưởng. Tùy thuộc vào các mức độ phát triển khác nhau của từng giai đoạn mà người ta nhìn nhận một cách khác nhau về quy mô của công xưởng này. Hiện nay, dịch bệnh tạo một cơ hội để thế giới xem lại về vai trò công xưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Với tư cách là người thường xuyên theo dõi các diễn biến của quá trình toàn cầu hóa trong suốt 30 năm nay, tôi thấy thì ra lâu nay mình chưa hình dung được hết quy mô và địa vị của công xưởng này trong toàn bộ nền kinh tế thế giới, nền công nghiệp thế giới và cả nền công nghiệp tương lại của thế giới.

Hỏi: Vậy sau khi có những biến động từ dịch bệnh, các công ty có xu hướng rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc thì ông thấy quy mô ấy, tầm ảnh hưởng của công xưởng ấy đến thế sẽ ra sao?

NTB: Nó ảnh hưởng đến từng nhịp thở của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến từng động tác của các nhà chính trị trên thế giới, và ảnh hưởng đến từng khía cạnh khác nhau của chính sách đối ngoại của tất cả các quốc gia.

Hỏi: Đặc biệt là các cường quốc? Thí dụ, chúng ta thấy khi dịch bệnh càn quét ở Trung Quốc thì kinh tế Mỹ ảnh hưởng, kinh tế Pháp cũng ảnh hưởng. Đấy phải chăng chính là những diễn biến mới của toàn cầu hóa?

NTB: Đấy chính là toàn cầu hóa. Chúng ta vẫn nhìn toàn cầu hóa như một bức tranh một chiều đẹp đẽ có thể làm thơ được, nhưng đến bây giờ người ta thấy rằng toàn cầu hóa không chỉ mang lại sự phát triển kinh tế mà mang lại cả sự phát triển của dịch bệnh.

Hỏi: Chính toàn cầu hóa làm đẩy nhanh tốc độ lây lan của virus?

NTB: Đúng! Người ta đi chơi, mua hàng và tụ họp đông đúc đến thế nên đã tạo ra môi trường lý tưởng cho tất cả các loại virus, không phải chỉ có Covid 19 bây giờ mà nhiều virus thế hệ sau nữa.

Hỏi:Như vậy chúng ta thấy rằng chúng ta bay nhiều hơn, lưu thông thông nhiều hơn thì nguy cơ toàn cầu hóa về virus, về dịch bệnh cũng tăng lên nhiều hơn?

NTB: Cho nên trong tất cả các chính sách hay các biện pháp mà thế giới dùng để ngăn chặn sự lây lan của virus thì cô lập là biện pháp quan trọng nhất.

Hỏi: Nhưng xu thế toàn cầu hóa là bất khả cưỡng lại, là tất yếu nên không thể nói là vì những mặt tiêu cực đó mà không toàn cầu hóa nữa?

NTB: Toàn cầu hóa không hề lệ thuộc vào ai. Nó là một thực tế khách quan vượt ra khỏi ý muốn của tất cả các nền chính trị, các nhà chính trị.

Hỏi: Cho nên nếu như có những mặt tiêu cực nào đó thì chúng ta chỉ chỉnh lại nó để quá trình toàn cầu hóa nó bớt tiêu cực hơn?

NTB: Không phải là chỉnh. Toàn cầu hóa không chỉnh được. Con người chỉ nhận biết các mặt tiêu cực của toàn cầu hóa để tìm cách né tránh nó.

Hỏi: Việc tìm cách né tránh dịch bệnh hiện nay cũng là một bài học mà thế giới có thể sẽ rút ra để né tránh nhiều điều trong tương lai nữa?

NTB: Không phải chỉ có các virus trong lĩnh vực y tế mà tất cả các virus, kể cả virus chính trị, văn hóa cũng đều thâm nhập vào các quốc gia qua quá trình toàn cầu hóa này.

Hỏi: Phải chăng cũng chính vì toàn cầu hóa mà ở một số nền chính trị người ta cứ nghĩ rằng đất nước chỉ phát triển được nếu đi theo mô hình của Anh, Mỹ? Đấy cũng là một kiểu tác động đến từ quá trình toàn cầu hóa?

NTB: Đấy là sự nhận thức từng mảng khi quan sát hiện tượng toàn cầu hóa và trong đó có nhiều cái sai. Ở nước ta có Nghị quyết 4 đại hội XII nói về sự suy thoái văn hóa tư tưởng đạo đức. Đấy chính là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa.

Hỏi: Như vậy khi chúng ta nhận thức không chính xác về toàn cầu hóa thì chúng ta sẽ bị lây lan các căn bệnh?

NTB: Tôi dùng chữ “phơi nhiễm” trong sách của tôi. Tôi đã nói rằng chúng ta bị phơi nhiễm nhiều căn bệnh của quá trình toàn cầu hóa.

Hỏi: Vậy theo ông, trong quá trình toàn cầu hóa, chúng ta phải có một sức khỏe thế nào để kháng lại các căn bệnh mà nó mang đến?

NTB: Tôi đã viết một bài về lý thuyết hai nền kinh tế: nền kinh tế bên trong gọi là kinh tế bản thể và nền kinh tế vươn ra bên ngoài gọi là nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế bản thể là một yếu tố đề kháng mà mỗi quốc gia đều phải có để chống lại quá trình phơi nhiễm và để cân bằng trong các tình trạng khủng hoảng của thế giới. Nếu không thì chúng ta sẽ bị cuốn trôi theo dòng chảy của lịch sử. Trên thực tế có rất nhiều quốc gia còn lại những di chứng như vậy.

Hỏi: Như vậy nếu chúng ta không xây dựng được một nền kinh tế bên trong đủ mạnh, một nội lực đủ mạnh thì chúng ta sẽ bị cơn bão của toàn cầu hóa cuốn đi?

NTB: Một cách khái quát có thể gọi là bản lĩnh, trong đó bao gồm bản lĩnh chính trị, bản lĩnh kinh tế, bản lĩnh văn hóa. Nếu không có những bản lĩnh ấy thì chúng ta dễ bị cuốn trôi trong toàn cầu hóa.

Hỏi: Chính vì không nhận thức được rõ ràng nên nhiều người cứ tưởng cái gì của bên ngoài cũng tốt và thậm chí chạy theo bên ngoài một cách cực đoan?

NTB: Qua hiện tượng virus corona này, chúng ta thấy có những nước là niềm mơ ước của chúng ta về sự phát triển giờ đây đang lúng túng trước việc ngăn chặn dịch bệnh. Trong khi đó Việt Nam xử lý khá tốt, đến mức chính người Việt Nam cũng không tin đó là sự thật. Nhiều người vẫn nghi hoặc Chính phủ đang giấu bớt số liệu. Giấu bớt thế nào được, mọi thứ sẽ thể hiện ra ngoài phố ngay thôi. Sự lây nhiễm của virus chẳng trừ một ai. Chúng ta thấy rằng những nhà chính trị, những nhà lãnh đạo nhà nước, những thượng nghị sĩ của một số quốc gia quan trọng đã dính virus rồi. Virus không phân biệt đẳng cấp.

Hỏi: Đường biên của Trung Quốc với chúng ta rất dài, cho nên nguy cơ chúng ta thành ổ dịch lớn sau Trung Quốc là rất lớn, nhưng hóa ra trong đợt dịch này chúng ta lại làm tốt. Phải chăng chúng ta có một nội lực lớn hơn so với những gì chúng ta nghĩ hàng ngày?

NTB: Nếu nói một cách không cẩn thận thì chúng ta có thể làm chạm tự ái những người Trung Quốc. Tôi nghĩ chúng ta tích cực và chủ động, nhưng cũng phải kể đến cả những sự hợp tác âm thầm nào đó của những người dân hai bờ biên giới trong việc ngăn chặn virus xâm nhập.

Hỏi: Và sự hợp tác của chính người dân mình với chính quyền nữa?

NTB: Sự hợp tác của người dân với chính quyền có ở nhiều việc chứ không phải chỉ việc này. Tôi thấy tính kỷ luật của xã hội Việt Nam đã bắt đầu hình thành và có tác dụng. Thí dụ, việc tuân thủ qui định không được uống rượu bia khi lái xe đã làm cho các quán bia ngoài đường vắng vẻ hẳn. Điều ấy chứng tỏ nếu nói điều phải thì nhân dân sẽ nghe. Mặc dù người ta nghiện, người ta thích thú và ham vui nhưng người vẫn biết kiềm chế bản thân mình. Năng lực kiềm chế bản thân của người Việt Nam để không uống rượu bia khi lái xe và đối phó với trường hợp virus Corona là hiện tượng đáng nể. Cần phải biểu dương chất lượng kỷ luật của xã hội chúng ta.

Hỏi: Nghe ông nói tôi chợt nhớ đến một câu nói của người Việt Nam:“phép vua còn thua lệ làng”. Câu này cho thấy trong chừng mực nào đó thật ra chúng ta không có kỷ luật xã hội. Phép vua chúng ta không thực hiện mà chúng ta thích lệ làng. Nhưng như ông phân tích về chuyện bia rượu, rồi chuyện hợp tác với chính quyền để ngăn chặn dịch Corona thì chúng ta thấy ý thức tuân thủ kỷ luật xã hội đã thay đổi rất tích cực?

NTB: Đó là hệ quả của toàn cầu hóa. Với tác động của toàn cầu hóa, tính kỷ luật của các xã hội tiên tiến đã bắt đầu đi qua các cửa khẩu thâm nhập vào xã hội Việt Nam.

Hỏi: Tức là chúng ta học được cái hay của toàn cầu hóa?

NTB: Không phải chúng ta học. Chúng ta rất khó để có ý thức học tập một cách đầy đủ, nhưng chúng ta bị cảm ứng bởi lẽ phải và lợi ích. Cho nên, cái tôi muốn nhấn mạnh không phải là phép vua mà là phép nào của vua.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người trẻ và những thách thức trong thời đại toàn cầu hóa

    11/04/2016Nguyễn Trần BạtLiên minh chặt chẽ với xã hội là một trong những yếu tố quan trọng một cách phổ biến đối với tất cả các cá thể, nhất là các cá thể trẻ. Và điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói là, khủng hoảng là một cơ hội, nhưng là một cơ hội cho nhiều tính xấu, và chúng ta không được phép để cho những tình huống xấu của cuộc sống bẻ gẫy sự lương thiện vốn có của mình.
  • Toàn cầu hóa và xã hội tri thức

    08/01/2016Nguyễn Trần BạtỞ đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, không chỉ để có được một cái nhìn toàn diện mang tính lịch sử mà còn nhằm đưa ra những kiến giải về nguyên nhân xuất hiện, cơ chế biến đổi và những hậu quả nhiều mặt của nó...
  • Ngày xuân nói chuyện viễn tưởng: Các mô hình toàn cầu hóa

    10/03/2015Bùi Văn Nam SơnThế giới đang đầy rẫy xung đột, nhưng tiến trình toàn cầu hóa dường như vẫn cứ tiếp diễn. Hai hiện tượng mâu thuẫn ấy sẽ triệt tiêu nhau, sẽ tiếp tục song hành hay sẽ hòa giải với nhau một cách nào đó?
  • Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay

    10/11/2014Nguyễn Văn HuyênTrong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác đông mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Toàn cầu hóa chênh lệch giàu nghèo

    15/04/2014Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đối với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Toàn cầu hóa và những thay đổi của thế giới hiện đại

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNói về thế giới hiện đại với những đòi hỏi có tính toàn cầu đối với mọi quốc gia không thể không đặt một câu hỏi có tính chất cốt lõi, đó là thời đại mà chúng ta đang sống có những đặc điểm chủ yếu nào?
  • Cải cách và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột khi coi cải cách là công cụ phát triển chủ động của con người cũng tức là đòi hỏi con người phải nhận thức được giới hạn của cải cách. Nghiên cứu về cải cách hay cơ sở lý luận của cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó chứng minh sự cần thiết phải tiến hành cải cách thường xuyên và liên tục...
  • Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay

    14/07/2007Nguyễn Tuấn DũngViệc bảo đảm chủ quyền của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự… Trong phạm vi bài viết này, nêu lên một vài suy nghĩ về chủ quyền quốc gia Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay...
  • Toàn cầu hóa có giảm được đói nghèo?

    10/05/2007Quan điểm chủ yếu của những người chống toàn cầu hóa là: toàn cầu hóa làm các nước giàu càng giàu hơn và các nước nghèo càng nghèo hơn. Còn những người ủng hộ thì cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Nhưng nếu nhìn vào những bằng chứng thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề này phức tạp hơn khá nhiều.

  • Bức tranh toàn cầu hóa

    04/12/2006Đặng Phương KiệtNhững con số được trích dẫn sau đây rút ra từ tác phẩm "Cuộccách mạnggiáo dục" . Một sốliệu có thể không chính xác 100%vì lý do thế giới thay đổi nhanh chóng. Song dẫu sao chúng vẫn được xem là những xu thế phát triển đang làm lay động các nền kinh tếvà các quốcgia trên khắp thế giới...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Toàn cầu hóa một số vấn đề triết học đặt ra ở Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay

    17/05/2006PGS. TS. Trần Đức CườngToàn cầu hoá là một hiện tượng phức tạp, có tác động sâu rộng đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc, phải giải quyết các vấn đề quốc gia dân tộc, chủ quyền dân tộc, tính tự quyết dân tộc, phân tầng xã hội, giá trị người và đời sống con người... như thế nào. Đặc biệt, phải làm gì để chống lại sự huỷ hoại về mặt giá trị của toàn cầu hoá...?
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • xem toàn bộ