Nguyên mẫu trong phim ‘A Beautiful Mind’ qua đời do tai nạn ô tô

10:44 SA @ Thứ Hai - 25 Tháng Năm, 2015

Nhà toán học nổi tiếng và nguyên mẫu trong bộ phim ‘A Beautiful Mind’ – John Nash và vợ ông đã qua đời do tai nạn ô tô, theo trang NJ.com đưa tin.

Theo đó, cảnh sát bang Gregory Williams cho biết, nhà toán học nổi tiếng 86 tuổi và vợ ông, bà Alicia 82 tuổi, đang đi taxi ngày thứ Bảy (ngày 23.5) thì bất ngờ gặp tai nạn. Cả hai ông bà đều được cho chết tại hiện trường.
Nhà toán học John Nask, nguyên mẫu trong phim ‘A Beautiful Mind’ qua đời do tai nạn ô tô.

John Forbes Nash Jr., sinh ngày 13.6.1928, là một nhà toán học nghiên cứu về lý thuyết trò chơi và hình học vi phân. Ở tuổi 30, khi đang cống hiến hết mình cho toán học, Nash mắc chứng tâm thần phân liệt kéo dài 25 năm.

Năm 1994, nhờ những đóng góp với nghiên cứu về lý thuyết trò chơi (Nash equilibrium), ông đã được trao giải Nobel Kinh tế, cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác là Reinhard Selten và John Harsanyi.

Theo đó, Cân bằng Nash là một khái niệm trong Lý thuyết Trò chơi (Game Theory), được tiến sỹ John Nash đưa ra trong luận án năm 1950 tại Priceton với mô hình trò chơi với đối thủ. Cân bằng Nash xác định một chiến lược tối ưu cho các trò chơi khi chưa có điều kiện tối ưu nào được xác định trước đó.

Cuộc đời và những năm tháng đấu tranh chống lại căn bệnh tâm thần phân liệt của nhà toán học John Nash đã được tái hiện trong bộ phim đoạt 4 giải Oscars năm 2001 “A Beautiful Mind” (Một trí tuệ đẹp), dựa theo cuốn sách cùng tên của Sylvia Nasar, trong đó nam tài tử Russell Crowe thủ vai nhà toán học.
Hình ảnh hiếm hoi của gia đình ông John Nask (thứ 2 từ trái đếm qua) và vợ ông Alicia (người thứ 3 từ trái đếm qua).

Nam diễn viên Russel Crowe, người cũng đã nhận được một đề cử giải ‘Nam diễn viên xuất sắc nhất’ cho vai diễn, đã viết trên Twitter khi nhận được tin buồn về vụ tai nạn của vợ chồng ông John Nash: “Thật choáng váng… xin gửi lời chia buồn tới gia đình ông bà John và Alicia. Một sự kết hợp tuyệt vời. Những trí tuệ đẹp, những tâm hồn đẹp”.

Còn đạo diễn Ron Howard, người giành giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ phim đã viết: “thật vinh dự khi được là người kể câu chuyện của họ”.

Được biết, ông Nash và bà Alicia gặp nhau trong những năm 50, khi ông đang là giảng viên công tác tại Đại học Princeton và Viện công nghệ Massachusetts (MIT), và bà Alicia vẫn đang là một sinh viên ngành Vật lý học. Họ kết hôn vào năm 1957. Họ có với nhau một người con trai là John Charles Martin Nash, sinh năm 1959.

Nữ diễn viên Jennifer Connelly giành tượng vàng Oscar đầu tiên trong sự nghiệp nhờ diễn xuất trong vai Alicia.

Song cặp đôi này ly dị vào năm 1962 vì bà Alicia không chịu nổi cuộc sống với một người chồng bất thường như thế. Nhưng cuối cùng, nghị lực và tình thương yêu, bao dung của gia đình và xã hội đã đưa John Nash trở về với cuộc sống. Chứng tâm thần phân liệt của ông dần thuyên giảm một cách đáng kinh ngạc vào những năm cuối đời. Nhiều người cho rằng, đó là nhờ liều thuốc vĩ đại của tình yêu. Qua đó, họ tái hôn vào năm 2001.

A Beautiful Mind của Ron Howard về cơ bản dựa trên những tình tiết, những giai thoại thú vị xoay quanh cuộc đời dị biệt của nhà bác học John Nash. Bộ phim mở đầu bằng việc đưa chúng ta đến với một ngôi trường đại học với những sinh viên ưu tú, những giáo sư tâm huyết của một nền giáo dục đỉnh cao nước Mỹ.

Ron Howard dẫn dắt người xem đi đến cùng của câu chuyện bằng một lối kể và dựng phim khéo léo, đầy kịch tính. Cùng một lúc, ông dựng nên hai thế giới song hành bên John Nash từ một điểm nhìn hết sức khách quan, chân thực. Thế giới thứ nhất là thế giới của Alicia - người vợ thân yêu, cùng những đồng nghiệp, những sinh viên và các giờ lên lớp.
Thế giới thứ hai là thế giới của những điệp viên áo đen, những nhiệm vụ mật và người bạn cùng phòng thời đi học. Từ câu chuyện của một con người phi thường cụ thể, A Beautiful Mind gợi mở chúng ta đến những bi kịch chung của tất cả mọi người.

‘A Beautiful Mind’ và liều thuốc vĩ đại của tình yêu
(Anh Mai, Vnexpress)

Chiến thắng thuyết phục với bốn giải Oscar năm 2002, bộ phim là câu chuyện đầy nghị lực và đáng ngưỡng mộ về John Nash - nhà bác học phi thường của thế kỷ 20.

Anh đến đây vì em tối nay. Em là lý do để anh tồn tại. Em là lẽ phải của cuộc đời anh”. Đó là lời kết đầy ngắn gọn và súc tích của nhà bác học vĩ đại John Nash dành cho vợ mình trong buổi lễ trao giải Nobel năm 1994. A Beautiful Mind của đạo diễn Ron Howard tái hiện toàn bộ chặng đường gian nan của John Nash, từ khi còn là một sinh viên khoa Toán trường Princeton tới khi đứng trên bục vinh quang này. Trong giây phút tỏa sáng ấy, giáo sư John Nash tìm ra câu trả lời cho phương trình vĩ đại nhất trong cuộc đời mình - phương trình của tình yêu.

Tài tử Russell Crowe vào vai John Nash.

Tài tử Russell Crowe vào vai John Nash.

Nhân vật chính của A Beautiful Mind được lấy nguyên mẫu từ nhà bác học nổi tiếng người Mỹ - John Nash. Ông được coi là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những cống hiến to lớn trong nhiều lĩnh vực: kinh tế thị trường, sinh học tiến hóa, trí tuệ nhân tạo… “Nguyên lý trò chơi” ông từng đề xuất trong bản luận án tiến sĩ vẻn vẹn 28 trang khi ông 22 tuổi đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Đó cũng là cống hiến quan trọng nhất khiến John Nash giành đề cử và cuối cùng được vinh danh ở giải thưởng danh giá Nobel năm 1994.

Mặc dù được cả thế giới ngưỡng mộ với trí tuệ siêu phàm, trong cuộc sống đời tư, John Nash lại là một người bất hạnh. Ông mắc chứng tâm thần phân liệt dẫn đến gia đình nhiều lần tan tác, chia ly. Cả đời ông chìm trong những con số, những công thức toán học và mắc chứng hoang tưởng nặng. Sinh viên trong trường Princeton thường nhắc đến hình ảnh một vị giáo sư già vẫn hay lang thang trong sân trường cười nói một mình, thỉnh thoảng dừng lại hà hơi lên cửa kính và cắm cúi viết những con số, những công thức toán học.

Vợ ông - bà Alicia Lopez-Harrison dé Lardé từng ba lần ký vào đơn ly dị vì không chịu nổi cuộc sống với một người chồng bất thường như thế. Nhưng cuối cùng, nghị lực và tình thương yêu, bao dung của gia đình và xã hội đã đưa John Nash trở về với cuộc sống. Chứng tâm thần phân liệt của ông dần thuyên giảm một cách đáng kinh ngạc vào những năm cuối đời. Nhiều người cho rằng, đó là nhờ liều thuốc vĩ đại của tình yêu.

A Beautiful Mind của Ron Howard về cơ bản dựa trên những tình tiết, những giai thoại thú vị xoay quanh cuộc đời dị biệt của nhà bác học John Nash. Bộ phim mở đầu bằng việc đưa chúng ta đến với một ngôi trường đại học với những sinh viên ưu tú, những giáo sư tâm huyết của một nền giáo dục đỉnh cao nước Mỹ. Đó là nơi John Nash đã học tập và làm việc trong gần như cả đời mình, cũng là nơi ông gặp Alicia - người phụ nữ đứng sau tất cả những vinh quang và bất hạnh của ông sau này.

Ron Howard dẫn dắt người xem đi đến cùng của câu chuyện bằng một lối kể và dựng phim khéo léo, đầy kịch tính. Cùng một lúc, ông dựng nên hai thế giới song hành bên John Nash từ một điểm nhìn hết sức khách quan, chân thực. Thế giới thứ nhất là thế giới của Alicia - người vợ thân yêu, cùng những đồng nghiệp, những sinh viên và các giờ lên lớp. Thế giới thứ hai là thế giới của những điệp viên áo đen, những nhiệm vụ mật và người bạn cùng phòng thời đi học. Người xem sẽ khó có thể nhận biết được đâu là thật, đâu là ảo ảnh khi dõi theo John Nash trong suốt nửa đầu bộ phim.

Một khoảnh khắc lãng mạn trong "A Beautiful Mind"

Từ câu chuyện của một con người phi thường cụ thể, A Beautiful Mind gợi mở chúng ta đến những bi kịch chung của tất cả mọi người. Là một chàng sinh viên lập dị, không có khả năng giao tiếp với mọi người theo một cách bình thường, John Nash tự tạo ra cho mình một thế giới với những người bạn tưởng tượng. Anh sống một nửa cuộc đời mình ở đó với những nhiệm vụ bí mật, những sứ mệnh huyễn hoặc lớn lao. Đó là thế giới của những con số, những mật mã sau bóng đêm. Trong khi thế giới còn lại tràn ngập ánh sáng và tình yêu với Alicia mà anh từng suýt nữa đánh mất.

John Nash cả đời dằn vặt giữa hai thế giới ấy cũng như ai trong chúng ta cũng từng dằn vặt giữa đam mê của bản thân và cuộc sống bình thường giữa mọi người. John Nash đã tưởng có thể chung sống cả đời với những con số, giam mình trong những căn phòng, đọc sách, nghiên cứu, chứng minh cho đến khi anh gặp Alicia. Đã có lúc căn bệnh tâm thần phân liệt dồn anh vào bức đường cùng, phải chối bỏ một phần con người này để cứu lấy một phần con người kia. Nhưng sau cùng, nghị lực và lòng quyết tâm giúp John Nash vượt qua tất cả những mâu thuẫn, xung đột ấy, để sống cùng những ảo ảnh một cách thanh thản đến cuối đời.

Trên thực tế, nhà bác học người Mỹ John Nash bằng những nỗ lực điều trị đã dần phục hồi khỏi chứng tâm thần phân liệt và tiếp tục giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cho đến khi ông được trao giải Nobel. Nhưng John Nash của Ron Howard cho đến khi được tôn vinh ở giải thưởng danh giá nhất vẫn không phủ nhận ông “vẫn nhìn thấy họ” – những người ở một thế giới chỉ riêng ông biết. Tức là ông đã sống, đã tái hoà nhập với cộng đồng không phải vì ông đã khỏi bệnh mà vì ông đã dũng cảm sống chung và vượt qua những mặc cảm lẫn những ảo giác mà căn bệnh quái ác mang lại.

John Nash đã chiến thắng chính bản thân mình theo cách ấy. Đó là minh chứng hùng hồn nhất cho “trạng thái cân bằng” mà ở đó không có thắng thua, hơn thiệt ông đã theo đuổi cả đời.

Bên cạnh những chi tiết dựa trên cuộc đời thật của nhà bác học John Nash - người gần gũi những con số hơn con người, “có hai bộ não nhưng chỉ có nửa trái tim”, bộ phim còn gây xúc động bởi những tình tiết đầy nhân văn khác. Có thể kể đến là cảnh một ông bố bị tê liệt cả suy nghĩ lẫn hành động, ngồi hờ hững ôm đứa con đang gào khóc trong tay, là cảnh Alicia sau khi bỏ đi đã quyết định quay lại để chỉ cho John Nash, trong rất nhiều ảo ảnh của cuộc đời, có một điều chắc chắn có thật, là tình yêu. Hay như cách John Nash phân tích tình huống khi một cô gái xinh đẹp bước vào quán bar và tất cả mọi người đều muốn tiến về phía cô, để tìm ra nguyên tắc về điểm cân bằng cũng là một sáng tạo thú vị của đạo diễn.


Jennifer Connelly giành tượng vàng Oscar đầu tiên trong sự nghiệp với vai diễn Alicia.

Mặc dù không chiến thắng Oscar cho vai diễn giáo sư tâm thần của A Beautiful Mind, có thể nói, John Nash là một trong những vai diễn khó quên nhất của Russell Crowe. Người xem có thể thoáng nhớ đến một Forrest Gump của Tom Hanks với vẻ căng thẳng, lúng túng, ngập ngừng, lắp bắp không mở được miệng. Nhưng sẽ không ai có thể nhầm được với dáng đi khuỵu gối, đầu cúi về phía trước, chiếc ba toong và chiếc cặp da ôm khư khư trước ngực trên sân trường của John Nash thiên tài. Tạo hình ấn tượng và khả năng nhập vai, làm chủ tâm lý xuất sắc của Russell Crowe khiến cho nhà bác học vĩ đại trở nên đời thường, sinh động và gần gũi trên màn ảnh rộng.

May mắn hơn bạn diễn của mình, Jennifer Connelly đã mang về một tượng vàng Oscar cho vai phụ xuất sắc với Alicia của A Beautiful Mind. So với nguyên mẫu người vợ của John Nash ngoài đời, Alicia của Jennifer Connelly có phần được lý tưởng hóa ít nhiều. Nhưng sau cùng, vẻ đẹp kiêu sa, cuốn hút của Jennifer cùng vai diễn hoàn hảo trong hình ảnh người vợ đức hạnh, bao dung đã giúp cô chiếm trọn trái tim khán giả lẫn hội đồng nghệ thuật.

A Beautiful Mind là bộ phim về một tâm hồn đẹp, một trí tuệ đẹp mà hẳn chúng ta sẽ muốn xem lại nhiều lần trong đời. Đó cũng là cách để tưởng nhớ đến nhà bác học vĩ đại John Nash - người đã chiến đấu đến cùng để giải những phương trình toán học, tìm ra những chân lý bất biến của cuộc sống - bằng tình yêu.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bộ phim “Nền giáo dục cấm đoán” – Chưa từng có những nền giáo dục tạo ra con người tự do

    21/10/2014Hà Thủy NguyênBộ phim “Nền giáo dục cấm đoán” (La Educacion Prohibida) được sản xuất năm 2012 tại Arghentina, bởi đạo diễn Germán Doin là một bộ phim tài liệu với cái nhìn thẳng thắn về bản chất của mọi nền giáo dục. Lấy bối cảnh của nền giáo dục Arghentina, nhưng vấn đề của các nhà làm phim đặt ra lại mang tính toàn cầu.
  • Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet

    12/06/2018“Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz” là bộ phim tư liệu về cuộc đời của một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tự do thông tin: Aaron Swartz. Từ khi Swartz tham gia quá trình phát triển giao thức nền tảng RSS, và đồng sáng lập trang Reddit, dấu vết của Swartz có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet...
  • Nói chuyện phim "Noah: Đại Hồng Thủy"

    03/04/2014Noah (Đại Hồng Thuỷ – 2014). Đạo diễn: Darren Aronofsky. Diễn viên: Russell Crowe, Jennifer Connelly, Emma Watson, Logan Lerman. Khởi chiếu từ 28/3/2014 tại Việt Nam...
  • Chuyện tử tế – phim của đạo diễn Trần Văn Thủy

    10/02/2012Chừng nào vẫn còn những kẻ chỉ biết chăm sóc cho bộ da của mình, và vẫn còn những người với đôi chút lương tâm tồn tại trên trái đất, người ta vẫn sẽ còn nhắc đến Chuyện tử tế, dù là dưới dạng này, hay dạng khác, dù không đi kèm với cái tên Trần Văn Thủy...
  • Làm thế nào để nhận ra phim khiêu dâm

    16/12/2011Umberto Eco (Duy Doan dịch)Tôi không biết rằng bạn có bao giờ tình cờ xem một phim khiêu dâm chưa.
    Tôi không nói đến những phim mà có nội dung gợi tình, như phim Last
    Tango in Paris, dù nói thế, tôi nhận ra, đối với nhiều người có thể mang
    tính xúc phạm. Không, ý tôi là những phim khiêu dâm thực sự, những phim
    mà mục đích duy nhất và thực sự của nó chỉ là để kích thích dục vọng
    của người xem, từ đầu đến cuối, và ở những kiểu như vậy, trong khi dục
    vọng được kích thích bởi những cảnh làm tình đủ kiểu và khác nhau, thì
    phần còn lại của cốt chuyện chẳng có cái gì cả.
  • Chuyện bên lề phim "Tể tướng Lưu gù"

    12/08/2011Nguyễn Khắc PhêPhim "Tể tướng Lưu gù" chiếu trên Đài truyền hình Việt Nam hơn tháng nay đã thành "chuyện thường ngày" bàn tán khắp cả nước. Đó là nói phóng đại lên, dựa vào việc Đài truyền hình đã phủ sóng toàn quốc, chứ phim chiếu vào cái giờ mọi công việc trong ngày bắt đầu khởi động, không phải ai cũng xem được. Tôi cũng không xem đủ, chỉ nghe chuyện bên lề là nhiều. Mà chuyện trong phim, thiên hạ xem cả rồi, biết cả rồi. Chuyện bên lề mới vui, có khi lại lắm ý nghĩa, như phim "Tể tướng Lưu gù" chỉ là "chuyện ngoài chính sự" vậy thôi!
  • Phỏng vấn Giáo sư Lê Văn Lan: Tôi kiên quyết phản đối việc phát sóng bộ phim

    26/06/2011Nguyễn Xuân DiệnHôm qua, khi chúng tôi đăng tải ý kiến của GS. Lê Văn Lan kịch liệt phản đối chiếu bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. GS. Lê Văn Lan đang đi làm phim về Hoa Lư với đoàn phim Niu-Di -Lân ở Ninh Bình, đã về Hà Nội ngay trong đêm qua và đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc gặp và phỏng vấn sáng nay...
  • Phim "Rừng Na Uy" - đi tìm bản ngã bằng tình dục?

    03/05/2011Ngô Ngọc Ngũ LongQuyển truyện Rừng Na Uy của nhà văn Haruki Murakami là một hồi ức của Watanabe Toru, một người đã thoát ra khỏi cái vòng xoáy ấy, đó là một cuộc soi rọi vào chính bản thân mình, một hồi ức đau đớn của những tâm hồn trẻ dại loay hoay tìm hướng đi và dùng tình dục như một sự lấp đầy cuộc sống. ..
  • Sex trong phim Việt

    25/03/2011Đỗ TuấnTình dục trong điện ảnh Việt lúc thì nhạt nhẽo, ngượng nghịu, khi lại quá táo bạo, trần trụi và thô thiển...
  • Những bộ phim về tình dục gây nhiều tranh cãi

    01/09/2010Ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và sự đồi bại khiêu dâm khiến nhiều bộ phim đề tài này bị phản đối gay gắt. Một vài tác phẩm trong số đó giành được giải thưởng lớn tại những LHP uy tín như Cannes hay Berlin...
  • "Cái chai ném xuống biển" và phim Đừng đốt

    28/12/2009Hữu NgọcVigny là nhà thơ lãng mạn Pháp thế kỷ 19, là nhà thơ "tháp ngà" đề cao sự cô đơn của thiên tài , chủ nghĩa khắc kỷ và yếm thế, có một quan niệm cao cả về nhiệm vụ nhà thơ. Một bài thơ nổi tiếng của ông là Cái chai ném xuống biển với nội dung như sau: Trong cơn bão, chiếc tầu sắp đắm. Người chỉ huy đút vào trong một cái chai những tài liệu ghi lại những khám phá trong chuyến đi rồi ném chai xuống biển. Sau nhiều tình tiết éo le, chai được vớt lên trong những mắt lưới của một dân chài. Và bản thông điệp của người đã khuất được chuyển tải, giúp ích cho mọi người.
  • Những thước phim cuộc đời

    17/11/2009Nguyễn Thị Thùy DươngTôi thích xem phim, ngày xưa hay bây giờ, về nhà, một trong những lý do
    to đùng đó là "Xem phim". Nhà tôi lắp truyền hình cáp cũng để dụ tôi về
    nhiều hơn. Tôi học được nhiều từ những bộ phim tôi xem. Có lần về Đà
    Lạt, ngồi uống rượu như dân chuyên nghiệp, thấy tôi cạn, có một anh
    giáo viên cười khoái trá bảo "em có kiểu uống rượu hay thật". Tôi cười
    hì hì "Em học trên phim đấy"....
  • Xem phim "Đừng đốt": Thông điệp của lòng yêu thương

    28/04/2009Việt VănPhim "Đừng đốt" được xây dựng theo cuốn nhật ký, những câu huyện về nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bộ phim là một bản anh hùng ca hoành tráng, đáp ứng lòng mong mỏi và tình cảm của những người ngưỡng mộ, yêu mến nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm...
  • Chân dung phim Việt 2005

    01/01/2006PhanxineNăm 2005 đánh dấu một sự sôi động lạ thường của điện ảnh Việt Nam. Ba phim Tết, ba phim “cúng giỗ”, ba phim Việt Kiều làm, ba phim “chiếu trong yên ả”, và hàng loạt phim chuẩn bị tung ra dịp tết 2006…
  • xem toàn bộ