"/>"/>

Chuyện bên lề phim "Tể tướng Lưu gù"

09:47 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Tám, 2011

Phim "Tể tướng Lưu gù"chiếu trên Đài truyền hình Việt Nam hơn tháng nay đã thành "chuyện thườngngày" bàn tán khắp cả nước. Đó là nói phóng đại lên, dựa vào việc Đàitruyền hình đã phủ sóng toàn quốc, chứ phim chiếu vào cái giờ mọi công việctrong ngày bắt đầu khởi động, không phải ai cũng xem được. Tôi cũng không xemđủ, chỉ nghe chuyện bên lề là nhiều. Mà chuyện trong phim, thiên hạ xem cả rồi,biết cả rồi. Chuyện bên lề mới vui, có khi lại lắm ý nghĩa, như phim "Tểtướng Lưu gù" chỉ là "chuyện ngoài chính sự" vậy thôi!

Một sáng, ghé nhà ông bạn, đã 7 giờrưỡi, mà ông còn ghếch xe bên cửa sổ hóng nghe.

- Mê "Tể tướng Lưu gù" đếnthế kia à?

Ông bạn chưa kịp đáp lời tôi, bà vợtừ trong nhà đã nói vọng ra:

- Ông nhà tôi mê mẩn cô Thu Hiền thuyết minh thì có!

- Mê người chẳng bao giờ gặp được,còn hơn mê mấy em văn thư, kế toán kè kè suốt ngày ở cơ quan hay các em bán biaôm bà chị ơi!

Tôi góp lời, nói vui vậy; còn ôngbạn thì chưa bỏ ngoài tai lời bà vợ, gật gù:
- Phim vui lắm, thâm thúy lắm!
- Này, đến cơ quan, ông lo giữ mồm giữ miệng, chứ ăn nói như thế mà sếp ngheđược thì...

Bà vợ vội nói nhỏ, nhắc nhở chồng.Cô con gái là sinh viên đang nghỉ hè, từ nãy chẳng biết ẩn ở đâu, bỗng lấp lóxuất hiện, vừa nói vừa cười nhẹ:
- Mẹ không muốn bố học tập Lưu Dung à? Đến Thái Thượng Hoàng mà ông ta cứ nóithẳng băng.
- Các ông lớn cứ học tập trước đi, bố mày theo sau cũng chẳng thiệt gì...

Tôi không nghe mẹ con họ đối thoạitiếp ra sao, vì phải kéo ông bạn đến một cơ quan nhờ chút việc. Bên bàn trà cơquan vẫn là chuyện "Tể tướng Lưu gù". Hóng nghe, tôi được biết vị thủtrưởng cơ quan lần đầu tham gia đàm đạo. Ông thấy những tờ báo rất mực nghiêmchỉnh
như Lao Động, Tiền Phong, Nhân Dân đều có bài về "Tể tướng Lưu gù",nên rán xem mấy buổi. Biết tôi là người có viết lách, ông bảo:

- Phim được đấy! Cả Bao Công nữa,cũng đều là nhân vật tích cực có thật ngoài đời. Anh xem họ viết về điển hìnhtốt có giỏi không? Còn mình thì chỉ tài bới chuyện xấu. Mà đó là chuyện thờiphong kiến, mình bây giờ gương tốt nhiều bằng vạn ấy chứ! Sao các anh khôngviết?

Cũng gọi là "học tập" vị"tể tướng lưng gù, nhưng tấm lòng ngay thẳng", chưa đến lúc có thể bỗbã như khi Lưu Dung cùng Thái Thượng Hoàng trần truồng tắm cho nhau, tôi kínhcẩn đáp:

- Dạ thưa anh, hai phim ấy, bên haitấm gương tốt Bao Công và Lưu Dung là Thái Sư, Hòa Thân cùng cả bầy tham ô lạichuyên ức hiếp dân lành. Cả đến vợ vua cũng bị bêu xấu trên phim. Hình như dânchúng thích xem là vì vậy. Mình viết thế e đụng chạm...

- Đó là chuyện thời phong kiến, cókhi là chuyện bịa. Trên phim cũng nói là chuyện "chưa có bao giờ" đóthôi...

Tôi thú thật là chưa xem được baonhiêu và hứa là đợi khi Đài địa phương phát lại vào buổi tối, sẽ xem kỹ để biếtvì sao họ bịa chuyện mà dân chúng vẫn thích...

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • Đoản khúc lương tri

    24/07/2011Hoàng Thanh TrúcBố vẫn biết áo cơm là sinh tử.
    Nhưng con ơi ! Nhân cách mới là Người
    Tờ lịch rơi tháng ngày còn lưu lại
    Sống ra sao với trăm vạn tiếng cười ?
  • Mùi Tàu

    22/07/2011Nguyễn Quang LậpChuyện xảy ra tại sân nhà quan.
    Quan: (Ra) Sáng chủ nhật vừa bảnh mắt không biết nó chạy đâu? (Gọi) Hề đâu?
    Hề mặc áo pull Quốc kỳ, tay cầm biểu ngữ chống Tàu, ra.
    Hề: Dạ dạ dạ… có con có con...