Nếu chỉ dừng ở một cách nói...

04:16 CH @ Thứ Sáu - 23 Tháng Sáu, 2017

Ở Việt Nam có chuyện là, do chúng ta tụt hậu quá xa so với các nước phát triển, và tụt hậu ngay cả với một số nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia nên chúng ta nóng lòng muốn phát triển nhanh để đuổi kịp hoặc không tiếp tục tụt xa thêm nữa. Một thời gian dài, chúng ta đã chấp nhận đặt tốc độ và số lượng phát triển lên trước chất lượng mà quên mất rằng, số lượng nhiều, tốc độ cao trong một giai đoạn nào đó, thường là khi mở đầu một tiến trình, có thể tạo tiền đề cho chất lượng nhưng không trực tiếp đẻ ra chất lượng; còn chất lượng cao lại có thể đẻ ra số lượng và tốc độ, một cách bền vững. Ưu tiên cho chất lượng tức là hướng tới bền vững.

Những năm gần đây, chúng ta đã rút ra những bài học về phát triển nhanh và bền vững, (Văn kiện Đại hội X của Đảng (2006), mục Bài học về phát triển nhanh và bền vững nêu rõ: Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội). Các chương trình, chiến lược đã bắt đầu chuyển từ phát triển theo chiều rộng (hùng hục sức người, vay mượn) sang chiều sâu (nâng cao hàm lượng tri thức, phát huy nội lực và vốn tự có).

Có thể nói, phát triển bền vững ở Việt Nam không thiếu gì cam kết, chương trình, chiến lược, và giải pháp. Chúng ta đã có cả một Hội đồng Phát triển bền vững Quốc gia thành lập từ năm 2005 mà đứng đầu là những người nắm trọng trách cao nhất của quốc gia. Nhưng thật khó mà nói về các kết quả cụ thể của nó. Đây cũng không phải đặc sản của riêng Việt Nam mà là câu chuyện chung của con người ở khắp mọi chân trời. Tôi nhớ Liên Hợp Quốc từng có lần phát động và đưa ra khẩu hiệu “Văn hóa là mục tiêu cao, động lực mạnh, và hệ điều tiết của phát triển” (mà về đến Việt Nam thì vế cuối bị cắt bỏ) nhưng đến giữa chừng chiến dịch thì phải thừa nhận thất bại do các Chính phủ không quyết tâm hành động như cam kết.

Năm nay Việt Nam lạm phát cao, nhập siêu nặng, cùng với tình hình nợ nần của Vinashin - đó là những hồi còi báo động cho hiệu quả đầu tư và sản xuất nói chung và trong lĩnh vực công nói riêng. Trước tình hình này, Ngân hàng TG đã khuyến cáo Việt Nam phải cân nhắc giữa các mục tiêu phát triển và bình ổn.

Cách đây khoảng 10 năm, một tài liệu của Ngân hàng TG đã viết: “Cái sọt rác của lịch sử thế giới đầy những chương trình, kế hoạch, biện pháp hay và đúng, chỉ có điều không thực hiện được hoặc không được thực hiện”. Còn người Pháp có câu: “Những con đường dưới địa ngục đều được lát bằng những dự định tốt đẹp của con người.

Nguồn:Tia Sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?

    27/02/2014Hà YênPhát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập: Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.
  • Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế

    02/02/2011TS. Nguyễn Đức Thành
    Nhiều người so sánh giai đoạn hiện nay với giai đoạn đổi mới trước đây, và chờ đợi những tư duy mong đợi một “tư duy mong đổi mới”. Dù tư duy ấy có thể gồm một bộ ý tưởng được suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, có vẻ vẫn thuộc về lối tư duy cũ. Điều này có lẽ bắt nguồn từ kinh nghiệm của giai đoạn Đổi mới trước đây...
  • Không thể làm kinh tế theo chiều gió…

    02/02/2011Huy NamChuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ là định hướng chiến lược mà vị chủ tịch xã đã giới thiệu với tôi trong một lần gặp gỡ hồi đầu năm 2010. Sau khi “phân tích” nhiều nội dung phức tạp về lợi thế so sánh, giá trị tăng, thu nhập đầu người, giữa lĩnh vực thương mại so với nông nghiệp, ông kết luận tỉ trọng đóng góp của ngành kinh tế này vào cơ cấu ngân sách đã vượt xa nông nghiệp...
  • Phát triển dựa trên trí tuệ

    31/01/2011Vũ Quốc TuấnMùa xuân là mùa của niềm tin và hy vọng. Doanh nhân nước nhà bước vào mùa xuân Tân Mão 2011 với niềm tin về những bước phát triển vững chắc hơn trong thời gian tới, dựa trên nền tảng trí tuệ của toàn dân tộc Việt Nam ta...
  • Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam 5 năm tới

    25/01/2011Kim TháiToàn bộ sản phẩm của nền kinh tế tương lai của Việt Nam trong 2-3 năm tới lệ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế phương Tây, tức là phương Tây mới là thị trường của các sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong 2-3 năm tới, nền kinh tế Việt Nam chưa nhìn thấy sự phát triển thoả mãn kỳ vọng của chúng ta về phát triển kinh tế...
  • Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam*

    02/12/2009Trần Nam BìnhBài viết này tập trung vào góc cạnh phân phối thu nhập của phát triển bền vững. Cụ thể hơn, bài viết xem xét vai trò của chênh lệch/bất bình đẳng kinh tế, lòng ghen tỵ và thiếu thốn tương đối phát triển bền vững tại Việt Nam.
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Phát triển bền vững: Tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm

    24/01/2007Nguyễn Đức ChiệnDựa vào nguồn tư liệu thu thập được, với cách tiếp cận xã hội học, bài viết này trước tiên tổng quan sơ lược tiền đề lịch sử ra đời thuật ngữ "Phát triển bền vững" sau đó đề cập khái niệm "Phát triển bền vững" theo Brundtland, và cuối cùng bàn về khái niệm này qua một số nghiên cứu ở Việt Nam gần đây....
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • xem toàn bộ