Nền giáo dục đang cần một “cú hích” lịch sử

02:53 CH @ Thứ Ba - 08 Tháng Tư, 2014

Đó là quan điểm của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, nguyên Viện trưởng viện giáo dục - cha đẻ của mô hình thực nghiệm, người dành cả cuộc đời để bênh vực và bảo vệ trẻ con, về “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục". Báo Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi ngắn với giáo sư trước sự đổi mới nền giáo dục hiện nay.

Thưa giáo sư, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và là mối quan tâm hàng đầu toàn dân. Qua hai năm thực hiện, ông đánh giá như thế nào về lộ trình đổi mới này?

Chừng nào chúng ta còn dùng “đôi chân thịt” để ra sức, để quyết tâm, để thi đua thì nền giáo dục còn dậm chân tại chỗ, còn thất bại lâu dài và không thể đổi mới căn bản, toàn diện được.

Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục theo nguyên tắc mới, ở đó thầy không giảng giải, trò không cần cố gắng mà vẫn dạy tốt, học chắc… 40 năm trước mà nhắc đến chuyện này thì có vẻ tào lao quá! Thế nhưng lịch sử đã thay đổi, đã đến lúc 1 ngày bằng 20 năm rồi…

Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục dành cho 100% dân cư, ai cũng được học và ai cũng học được. Giải pháp giáo dục cho 100% dân cư phải là giải pháp an toàn tuyệt đối, không tiềm ẩn bất cứ mối đe dọa nào.

Phải chăng chúng ta đang thiếu một “cú hích” thực sự để tạo ra một giải pháp giáo dục an toàn tuyệt đối, không tiềm ấn bất cứ mối đe dọa nào?

Đúng! Nền giáo dục của ta đang cần một “cú hích” lịch sử thực sự. Lịch sử vận động không ngừng, nhiều cái chưa kịp mới đã cũ. Nói như vậy để thấy rằng, cái tốt đẹp nhất của thời điểm hiện tại cũng không thể mang áp dụng cho giai đoạn sau.

“Đã đến lúc “1 ngày bằng 20 năm”, lịch sử luôn vận động không ngừng, nhiều cái chưa kịp mới đã cũ. Giải pháp giáo dục cho 100% dân cư hiện đại phải an toàn tuyệt đối, không tiềm ẩn bất cứ mối đe dọa nào…”

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại


Phải thay đổi toàn bộ, thay đổi về nội dung, phương pháp, thể chế tổ chức, các quan hệ trong nhà trường,… và quan hệ xã hội.

Lớp học ngày xưa là “nhà thờ” nhưng lớp học hiện đại phải là “cuộc sống”, giáo viên giao việc, học sinh làm.

Ông nghĩ sao khi lâu nay chúng ta vẫn mặc nhiên một “định kiến”, học sinh miền núi nhận thức yếu kém hơn học sinh miền xuôi?

Năm 2011, các nhà khoa học Mỹ công bố 99,94% trẻ em hiện đại sinh ra có bộ óc giống nhau. Vậy mà ngàn đời nay chúng ta vẫn mặc định, trẻ em dân tộc kém hơn trẻ em Kinh, trẻ em miền núi kém hơn trẻ em đồng bằng…

Tôi đã khóc vì vui sướng khi đọc kết quả này. Khi trẻ con được sống bình thường, biết ăn cơm bình thường, mặc quần áo bình thường, lao động bình thường thì việc đến trường cũng hết sức bình thường và khả năng tiếp thụ của chúng là như nhau nếu được hướng một môi trường giáo dục tốt như nhau…

Ông đã từng nói, học sinh là nhân vật trung tâm, là xác, là hồn của nền giáo dục. Tất cả những quyết sách giáo dục đều nhằm phục vụ lợi ích của người học. Từ thực tế giáo dục hiện nay, ông đánh giá như thế nào về phần “xác” và phần “hồn” của nền giáo dục nước nhà?

Trong giáo dục, "học sinh là nhân vật số 1, nhân vật trung tâm, là xác, là hồn của nền giáo dục…”.

Thế kỷ 21 trẻ con hoàn toàn khác, khác cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Không cần cái mẹo gì với trẻ con đơn giản chỉ cần trân trọng nó, giúp nó, đồng cảm với nó, chia sẻ với nó, vui cùng vui, buồn cùng buồn với nó. Dạy trẻ con hiện đại phải đổi mới cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Nguyên tắc mới của nền giáo dục hiện đại là học gì được nấy, học đâu chắc đấy, ai cũng được học và ai cũng học được.
Trên lớp, thầy cô không cần giảng giải, học trò không cần cố gắng nhưng vẫn dạy tốt, học chắc. Vì học gì được nấy nên không có điểm số, không có thi đua, không có khen thưởng…

Phương pháp giáo dục mới phải lấy học sinh làm chuẩn, phục vụ học sinh, tôn trọng học sinh.


Giáo sư đã khẳng định: "Xác định đúng mục tiêu của ngành giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục"

Dường như hàng ngàn năm nay, nền giáo dục của ta vẫn chưa thoát ra khỏi cái lối mòn truyền thống?
Không thể phủ nhận điều đó. Hàng ngàn năm, giáo dục Việt Nam vẫn đi theo một lối mòn, giáo dục lấy thầy cô giáo làm chuẩn, tung hô khẩu hiệu, xếp thi đua, khen thưởng,… mà không biết rằng, giáo dục trẻ em phải dựa chính vào trẻ em.

Thầy cô giáo không làm chuẩn được cho học sinh, cha mẹ cũng không làm chuẩn được cho con cái. Dạy trẻ thì hãy lấy trẻ làm chuẩn.

Vậy để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chúng ta cần những giải pháp giáo dục an toàn như thế nào thưa ông?

Để nâng cao chất lượng giáo dục không còn cách nào tốt hơn là phải cấp cho nó năng lượng vật chất lớn hơn hiện có.
Tất cả những việc làm của giáo dục đều vì một nhân vật, đó là học sinh. Trong giáo dục, học sinh là nhân vật số 1, nhân vật trung tâm, là xác, là hồn của nền giáo dục

Chương trình các môn học nên lựa chọn theo nguyên tắc “tối thiểu”, tức là “chỉ chọn những gì không thể không có”. Phương pháp đảm bảo cho 100% dân cư hiện đại là ai làm cũng được, làm gì được nấy, làm đâu chắc đấy, làm nhiều có nhiều, làm ít có ít, không làm không có và phải làm bằng sức lao động sống của chính mình.

Cách dạy trẻ tốt nhất là hướng dẫn cho trẻ biết cần phải chiếm lĩnh cái gì và chiếm lĩnh bằng cách nào. Xác định đúng mục tiêu của ngành giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục.

Trân trọng cảm ơn giáo sư!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • xem toàn bộ