Nâng cao dân khí

04:24 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Giêng, 2010

Dân khí, theo từ điển tiếng Việt, là sức mạnh tinh thần của nhân dân.

Trong lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, sức mạnh tinh thần của nhân dân, ở những thời điểm cụ thể, khi được phát huy cao độ, đã trở thành lực lượng vật chất vô song, làm nên những thành tự huy hoàng, trong điều kiện khó khăn tưởng chừng không làm nổi. Hào khí Đông A thời Trần đã đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc tiên phong của nhân loại lúc bấy giờ, ba lần đánh bại Nguyên Mông – đạo quân tàn bạo vó ngựa giẫm nát phần lớn châu Âu và châu Á – lập nên những chiến công vô cùng hiển hách, giữ yên bờ cõi. Với khí thế dời non lấp biển, trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, để rửa nỗi nhục mất nước, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích thực dân 80 năm, lật nhào ách kìm kẹp phong kiến nghìn năm, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông - Nam châu Á, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH ở nước ta.

Những kinh nghiệm lịch sử còn rờ rỡ đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao dân khí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, đưa đất nước vừa thoát khỏi nghèo nàn, đứng vào hàng các nước phát triển ở khoảng giữa thế kỷ này.

Nâng cao dân khí đòi hỏi chí khí của mỗi con người. Dù ở cương vị nào cũng quyết làm tròn bổn phận với năng suất và hiệu quả cao nhất. Danh nhân Nguyễn Công Trứ từng viết: “Làm trai đứng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núi sông”. Suy ra ngày nat, dù là công nhân, nông dân hay trí thức, doanh nhân… ai ai cũng luôn tự nhủ phải làm được điều gì cho đất nước, góp phần làm rạng rỡ non sông.

Nâng cao dân khí đòi hỏi sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao. “Nhất hô bá ứng” vì sự phồn vinh của đất nước. Mỗi việc làm, mỗi lời nói, dù khen dù chê cũng phải dựa trên mẫu số chung là vì lợi ích của chính quốc gia, dân tộc. Khen không thực lòng, chê thiếu xây dựng, nói cho cùng, là làm nhụt dân khí.

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Đã bao lần Tổ quốc suy vi, ông cha nhất tề vùng dậy giành lại non sông. Trong công cuộc chấn hưng đất nước hiện nay, chúng ta triệu người như một, phải mang hết khả năng trí tuệ và nghị lực để phụng sự, làm tròn trách nhiệm con dân nước Việt.

Đó chính là phát huy cao độ sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc, phát triển được sánh vai với các cường quốc năm châu.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu dưới nhãn quan triết học

    26/12/2017Lê Thị LanChủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu được hình thành trên những nguyên lý triết học mà ông coi là nền tảng, như lẽ sống chết, quan hệ giữa lý và khí, tự do và bình đẳng, độc lập và tự cường dân tộc... Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu đã vượt qua giới hạn tầm nhìn Nho giáo, tiếp thu các giá trị tư tưởng phổ biên của thời đại để đi đến hai mục đích lớn là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam mới...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...

    06/05/2014Vương Trí Nhàn(Phan Chu Trinh, 1906) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Nghĩa chữ Dân

    10/12/2010Huỳnh Thúc KhángChữ dân ai ai lại lạ gì, song danh hiệu thì rất là tầm thường, mà nói đến ý nghĩa thì có hơi phức tạp, vì theo thời đại, cùng đối với cái phương diện mà thành ra giới hạn có rộng hẹp, vị trí có sang hèn, trình độ có cao thấp. Người ta thấy thế, phân loài, chia hạng, là lạc lối sai đường, mà cái hại nhất là ở bên Á Đông ta, bởi những học thuyết ô mị, cùng thói quen bó buộc, in vào trong não người, đến mấy trăm lớp.
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • xem toàn bộ