Một bước ngoặt

10:42 SA @ Thứ Hai - 20 Tháng Hai, 2012
Sư kiện gia nhâp WTO vượt xa ý nghĩa kinh tế tuy rằng ông Pascal Lamy, tổng giám đốc WTO, chỉ hạn chế bầu trời của ngôi sao Việt Nam mới nổi là “bầu trời thương mại”. Liệu có một bức vạn lý trường thành nào ngăn cách cái “bầu trời thương mại” này với bầu trời chính trị, bầu trời văn hóa? Nhưng chỉ riêng là ngôi sao mới nổi trên bầu trời thương mại cũng đã là một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử của một nước mà nghề buôn vốn bị coi khinh, thương nhân bị xếp vào bậc cuối cùng trong hệ thống giá trị xã hội, thế mà bây giờ lại dám bay lên trên bầu trời “thương mại”, lại là “ngôi sao mới nổi” giữa bầu trời ấy!

Trong suốt chiều dài lịch sử, thương mại vốn không được coi trọng trong một nước “nông vi bản”, nghề buôn bị coi khinh, thương nhân bị xếp thấp nhất trong thang bậc của hệ thống giá trị xã hội. Việt Nam cũng là nước có trình độ thương nghiệp thấp nhất trong các nước chịu ành hưởng của Nho Giáo. Nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tự cấp, tự túc kéo dài triền miên, năng suất thấp, hàng nghìn năm không có mấy đổi thay về kỹ thuật sản xuất, không sao chuyển nổi sang kinh tế hàng hóa. Quá trình đô thị hóa rất chậm, ngay nhiều nơi gọi là thành thị, thị trấn thì cũng chỉ là nông thôn kéo dài và biến tấu chút đỉnh, chứ không phài là nơi tác động thúc đẩy nông thôn bằng kinh tế hàng hóa. Không có truyền thống thương mại, cho nên, một đất nước bán đảo mà nền kinh tế biển không phát triển, không có được đội thương thuyền vượt biển đi xa. Có đến trên 3000 km bờ biển, nhưng người Việt không làm ngoại thương! Đã quen “năng nhặt chặt bị” , “vặt đầu cá, vá đầu tôm” bên chiếc ao làng trong lũy tre xanh, ra sát mép nước Biển Đông rồi vẫn “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà đã quen” thì làm sao dám mạo hiểm đi xa! Sóng biển vỗ bờ rồi sóng lại đều đặn lặng lẽ rút ra, những dòng thủy triều lên xuống cũng đều đặn như vậy chỉ kích thích cái lẽ tuần hoàn trong nếp nghĩ, trong cách suy luận. Chỉ “tuần hoàn”, đi rồi về, quay lại điểm cũ chứ không có phát triển. Lối suy nghĩ ấy định hình khái niệm xoay vòng, đắp đổi theo sự vận hành của bốn mùa trong vũ trụ, không có đột biến, không có cách tân. Ấy thế mà chính thương mại lại là ngành kinh tế năng động nhất, tự thân nó đã đầy “sóng gió”, rồi chính nó cũng tạo nên “sóng gió”, khuấy động. giục giã, đánh thức những ai đang ngủ quên trên “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” đang chuyển động bằng lặng với “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” nơi chốn ao làng yên tĩnh, yên tĩnh đến độ nghe được tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”! Chính thương mại thúc đẩy tính năng động xã hội, phá vỡ tính ổn định trì trệ, dẫm chân tại chỗ. Nó đòi hỏi sự điều chỉnh không ngừng về chính trị và xã hội để mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường dịch vụ… Điều này mâu thuẫn gay gắt với đòi hỏi của sự ổn định trì trệ củaxã hội “nông vi bản” và của thể chế chính trị thích ứng với nền tảng kinh tế của nó. Thậm chí, khi chủ nghĩa thực dân quyết mở rộng không gian kinh tế, theo sau những thuyền buôn là các chiến hạm áp sát cửa biển nước ta, súng đại bác trên các tàu ăn cướp đã sẵn sàng nhả đạn thì các triều thần của vua Tự Đức vẫn giữ nguyên kiểu tư duy “yên bình, không có gì thay đổi”, vẫn “thế chưa thể vội được”. Triều thần còn lạc hậu hơn vua. Khi Tự Đức yêu cầu tính chuyện thông thương, các trọng thần bèn tâu: “thông thương là việc cần kíp, duy chỉ nước khác làm thì dễ, ta làm thì khó, vì các dân châu Âu phần nhiều theo nghề buôn, lại khéo đi biển…Còn nước ta thì từ trước cấm dân đi ra hải ngoại, dân không đi buôn xa, trong nước không có bọn buôn, mà nmuốn dắt người buôn nước ngoài đến, thế chưa thể vội được”.

Mất nước là chuyện chỉ ngày một ngày hai. Bao đời đứng trước biển, nhưng cái ý hướng quay về đất liền, dựa vào núi, “tâm thế lục địa” vẫn mạnh, vẫn áp đảo tâm thế hướng ra biển, “tâm thế đại dương”. Cho đến thể kỷ XIX, trên đất nước bán đảo hình chữ S này, nền ngoại thương vẫn rất lạc hậu. Bởi lẽ, ngoại thương cần gắn với biển, khai thác lợi thế của biển, lợi thế của vị trí địa- chính trị, nằm ở ngả tư con đường hàng hải, nối Ấn Đô Dương với Thaí Bình Dương. Để phát triển ngoại thương, phải có có cách nhìn mới, tầm nhìn khác với cái nhìn, tầm nhìn được tạo dựng từ cái vốn hiểu biết quá lạc hậu : “Hỏi ông mộ những gì ư? Ông rằngmộ những người xưa là thầy”. Quay đầu về xưa, luôn cho là xưa hơn nay là đặc điểm của cái học thủ cựu tự mãn, tự túc kiểu “ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung” của nhà Nho mà những đầu óc canh tân muốn “…đập mạnh thét dài, Cho người mê ngũ ai ai tỉnh dần”. Với cái tâm thế “Khỏi làng mắt chửa thấy xa, Lại toan mai mỉa hai nhà Khang Lương. Ở nhà chân chửa ra đường, Lại toan ngang dọc bốn phương giang hồ” thì rõ ràng không thể đi xa, không dám vươn xa ra biển được. Chỉ ra những hạn hẹp nói trên, “Cáo hủ lậu văn” đã lên án và đòi “đập mạnh thét dài” nhằm xua đi sự thiển cận, trì trệ, bảo thủ, đòi mở cửa, đòi canh tân “Người sao trời rộng đất dài, Ta sao co quắp một nơi thế mà! Người sao nhẹ thẳng bay xa, Ta sao co kéo xó nhà với nhau? Những tiếng kêu phẫn nộ, những đòi hỏi thiết tha ấy như rơi vào không trung? Liệu có phải thế không? Ngoại thương không phát triển được có nguồn cơn từ đó. Mà ngoại thương lại là yếu tố năng động và thúc đẩy mạnh nhất sự phát triển của đất nước : do sự giao lưu về kinh tế mà buộc phải mở cửa thông thoáng và cởi mở tiếp nhận những thành tựu của thế giới, không chỉ về kinh tế mà còn về văn minh, văn hóa. Khi bước vào đấu trường WTO, nước ta vẫn đang là vận động viên chạy áp chót cũng khởi nguồn từ những điều trên. Trên ý nghĩa đó mà cần hiểu ra rằng, việc gia nhập WTO là một bước ngoặt có ý nghĩa lớn không chỉ về kinh tế trong hành trình dài lâu của dân tộc ta, mà còn là bước ngoặt về về văn hóa, về tâm thế của dân tộc. Chính vì thế, có nhà sử học đã phân tích về ý nghĩa của “sự kiện WTO” như là một cột mốc của “sự thay đổi cá tính dân tộc*, mà cá tính là vấn đề văn hóa, là sự chọn lựa văn hóa. Cũng có nhà văn đã gợi lên những sự chọn lựa đó của ông cha ta trong lịch sử. Dễ thấy nhất là sự chọn lựa cực kỳ thông minh đã đẩy tới những bước ngoặt của lịch sử dân tộc, đưa đất nước bước vào những thế và lực mới. Sự chọn lựa lần thứ nhất ớ cuối thiên niên kỷ thứ nhât, đầu thiên niên kỷ thứ hai, với việc từ bỏ cái gốc văn hóa Đông Nam Á tuy uyển chuyển và mềm dẻo song phân tán, không đủ mạnh để đủ sức chống trả sự bành trướng của thế lực Hán hóa, để dám tiếp nhận nền “văn hóa Hán hóa” nhằm nhằm tạo ra một nhà nước mạnh đủ sức chống chọi lại với họa xâm lược đến từ một nước khổng lồ với chính nền văn hóa Hán đó! Cuộc chọn lựa lần thứ hai là chon lựa Nam tiến, khởi đầu từ Nguyễn Hoàng, là một chọn lựa “phi Hán hóa”, trở về cái “gốc Nam” của mình để “vừa cứng theo lối Hán vừa mềm theo lối Việt để tạo nên một sức mạnh uyển chuyển rất độc đáo và hiệu quả, một lực gia tốc phát triển kỳ lạ**. Nhưng rồi, sai lầm của việc đóng cửa khước từ canh tân để chủ động tiếp nhận những thành tựu của văn minh, văn hóa phương Tây, nhằm tạo nên thực lực đủ để chống lại chủ nghĩa thực dân cũng của phương Tây ấy, như trước đây tiếp nhận văn hóa Hán để chống lại sức mạnh của chính quốc gia có nền văn hóa Hán, mất nước là cái đã trông thấy nhãn tiền! Văn hóa, sức mạnh của “văn hiến”- văn hóa và hiền tài, là bài học dựng nước cũng như bài học giữ nước ông cha ta đã truyền dạy cho mọi thế hệ Việt Nam. “Nước ta là một nước văn hiến”. Phải bằng sức mạnh ấy mới đủ sức căng buồm thời đại, đón gió đại dương đưa con thuyền đất nước ra biển lớn. Thử thách của “hậu WTO là thử thách của trình độ kinh tế, những quan trọng hơn, sâu xa hơn và cũng là cơ bản nhất là thử thách về bản lĩnh văn hóa, về sức mạnh văn hóa của dân tộc. Nói bản lĩnh của dân tộc là nói bản lĩnh của mỗi một người Việt Nam yêu nước, quan tâm đến vận nước, đồng thời nói đến bản lĩnh của người lãnh đạo. Phải thấy rõ, thấy sâu chiều cạnh văn hóa, nhận cho ra cột mốc của sự chọn lựa văn hóa và thay đổi tâm thế của dân tộc mạnh dạn hướng ra biển, thay “tầm nhìn ao hồ, sông rạch” bằng “tầm mắt đại dương” từ “sự kiện WTO” mới đủ can trường và nhẫn nại rèn bản lĩnh ấy.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Gia nhập WTO = quốc tế hóa năng lực Việt Nam

    21/05/2007Phan ThếChúng ta đổi mới 20 năm, đã khá hơn trước đây. Nhưng có những dân tộc khi gia nhập WTO người ta đã đổi mới 100 năm, người ta đổi mới liên tục, cho nên, chúng ta có thể tự hào vì chúng ta đã đổi mới, nhưng không thể tự hào là đã đổi mới lâu quá rồi.
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ