Một chút đối thoại với các bạn Doanh nhân

01:18 CH @ Thứ Ba - 30 Tháng Chín, 2014

Trong năm, trừ một số ngày Lễ Tết, gần như ngày nào tôi cũng được đối diện làm việc với nhóm lớn các Bạn là doanh nhân, nhà quản lý, các công chức, quan chức. Qua đó tôi được tự hoàn thiện mình…Đôi khi có được ít giờ trò chuyện cởi mở với các Bạn như thế….Tôi luôn mang 5 chữ ( THỰC / THÀNH / THẤU / THUẬN / THIỆN ) của chính mình để trao đổi. Khá nhiều đối thoại, hôm nay rỗi rãi, tôi viết lại một chút ít…cũng là cách chúng ta làm giàu thêm cho nhau…

Câu hỏi: Thưa Thày, thày có thể nói sâu và rộng về nhiều phương diện…thì những điều đó có ai dạy Thày hay đọc của ai không ? Thày giới thiệu với chúng em vài cuốn sách Thày đọc gần đây được không ?

Trả lời: Tất nhiên tôi có nhiều người Thày, và đọc tương đối… nói chung tôi không nhớ một dòng, một câu nào trong sách hay của ai cả ( Nhưng nắm được ý ). Dù học, đù đọc, tôi luôn có suy nghĩ riêng của mình, từ thuở bé đã thế. Tôi không cho rằng trí thức chỉ là người giỏi trích xuất nhiều và từ đâu đó, hơn thế là phải ‘xuất bản’, phổ biến được chân kiến, hiểu biết mới, cách nhìn mới của mình về những gì đã tiếp nhận, hoặc phát hiện riêng….Đó chính là thêm giá trị nhận thức chung. Xưa ai dạy Thích Ca Mâu Ni về Đạo ? Ai dạy Newton về ‘định luật vạn vật hấp dẫn’, Dacwin đọc sách nào nói về 'thuyết tiến hóa’, làm gì đã có tàu ngầm mà June Vecner mô tả được Naulilus trong hành trình 2 vạn dặm khắp lòng đại dương…? Lâu dần tôi tự hiểu rằng Thày của mình là những điều hay của mọi người, những bài học là từ Thế giới và cuộc sống…vấn đề mình cảm nhận, suy nghĩ, tổng kết, quy nạp ‘nhìn cây thấy rừng, nhìn rừng biết cây’ không ?! Tôi phản cảm vô cùng về một số thày giáo đại học yêu cầu với sinh viên viết luận văn tốt nghiệp ) như một yêu cầu tiên quyết và tất yếu ) : vấn đề này của em đã có ai nói chưa, trích lục từ đâu?! Hãy kích thích học sinh sáng tạo điều mới , dù cần tham khảo chính thống và đàng hoàng những tài liệu liên quan trước đó có ! Tôi khó giới thiệu cho các Bạn về những cuốn sách như Bạn muốn…vì lẽ tôi đọc rất nhiều trước năm 30 tuổi, sau này đọc rất rất ít, và không trọn vẹn cuốn sách nào ( nếu có chỉ là ít trang mang tính tra cứu….). Tôi học cách đọc từ Nhân sinh quan hướng ra Thế giới quan, với trí huệ Vũ trụ quan.

Câu hỏi: Thày hay ứng khẩu ‘xuất ngôn kỳ ý’ về nhiều điều khi nói chuyện và giảng bài, đích thị là ngôn ngữ, tư duy của Thày. Rất nhiều người học rộng, trải nghiệm đều công nhận là chưa từng nghe, chưa được đọc thấy như thế. Thậm chí có nhiều phát biểu của Thày trái ngược với những gì bấy lâu bao người từng quan niệm, được mặc định …

Trả lời : ‘Hãy nói theo cách của mình’ là một quan điểm nên được chúng ta phát huy với sự phát tiết tinh hoa bản thân ( chứ không phải là bản năng thô thiển ) như chính Thiên nhiên vậy ( Chim Họa mi hót theo cách của nó, Bông Hoa nở theo cách của nó…). Tôi tự do về tư tưởng, bay bổng về tâm hồn, chịu khó quan sát mọi điều, học hỏi tích cực từ những cách ứng xử khác nhau của Thế giới tự nhiên và xã hội…. Nếu bạn định nói điều gì nhưng trước đó đã ‘tự bao vây’ bởi suy nghĩ : đã có ai nói chưa, nói gì nhỉ, mình nói thế liệu ai nghe không….thì bị khó khăn. Tôi tự nhủ, khi phát ngôn gì : Điều 1 nói đúng đắn / Điều 2 : nói hay ho / Điều 3 nói chân thành….Lâu dần thành phản xạ tự nhiên. Ví dụ vừa rồi tôi nói mà bạn đã ghi nhanh vào sổ : ‘không có niềm tin thì mê lạc, niềm tin không được chân xác là bi kịch’…và nhiều như thế…

Tôi tổng kết thế, nối theo cách của mình….bài giảng, viết sách…tỉ lệ trích dẫn của tôi là vô cùng ít ỏi….dù tôi biết khá, và có thể dễ dàng trích dẫn những tiền bối nổi tiếng…Những câu chuyện minh chứng cho những nội dung trình bày chủ đề gì đó gần như tất cả tôi tự sáng tác, và ngẫu hững ( dựa theo điển có thật, hoặc điều mặc nhiên được coi là thật…) sau đó phần lớn là quên ( tôi không thuộc lòng những gì mình đã viết ), hoặc kể lại đã theo cách khác, hành văn khác lắm rồi. Ví dụ, một hôm tôi kể : Trương Phi, Quan Công lấy làm phật ý vì Lưu Bị từ khi có Khổng Minh về chỉ biết ngày đêm ăn ở, đàm đạo với ông ấy…bèn kiến gặp có ý trách móc ( đây là điển thật đã viết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa ). Tôi sáng tác thêm : Bị nghe liền hỏi : Phi à, em có kĩ năng sử dụng công cụ gì ? Trương Phi quắc ngược mắt sang sảng : lại còn phải hỏi, đó chính là Bát xà mâu. Bị hỏi tiếp: rời nó ra em còn gì ? Phi cúi xuống vuốt râu suy nghĩ…Bị trả lời hộ : em chỉ còn tật nghiện rượu càn quấy ! Lại quay sang hỏi tiếp : còn Công em giỏi kĩ năng gì ? Quan Công hãnh diện thưa : đại Đao ! Gì nữa? Bị hỏi lại . Công đáp : đánh quyền. Lưu Bị nói : không có Long đao, em chỉ còn thói kiêu ngạo, tay bị bắn tên nhiễm độc không đánh quyền được nữa thì em đã không thể chỉ huy, không thể giữ được Kinh châu ( tôi đã ghép sự kiện thời gian cách nhau rất dài vào đối thoại này )…Sự nghiệp của chúng ta khó thành là vì hai em đó biết chưa?! Khổng Minh anh ấy có phương pháp kiến quốc, tuy còn trẻ và mới về…Bị ta đây không khôi phục được một phần xã tắc nhà Hán thử hỏi, kết nghĩa ba anh em, ngày đêm bầu bí quấn nhau thì để ích gì ? Vâng. Đó là cách của tôi…như dòng chảy bất tận….và để nhấn mạnh điều tôi muốn chia sẻ với cách Bạn : đối nhân xử thế với Đại Cuộc !!! ( Có Bạn ghi lại hộ nên tôi nhớ, nếu không quên khuất mất…chả sao !!! )

Câu hỏi: Thưa Thày, học Thày cũng nhiều, nên biết và cũng nhiễm từ Thày cách phát biểu về một nội dung gì đó, thường được Thày nói trên 5 phương diện gọi là ‘ngũ hành’. Tự cảm thấy hay và chí lý lắm lắm… nhưng khó thay để được như thế. Gần đây nhóm em có truyền nhau nghe bài thuyết pháp dài gần 3 giờ của nhà Sư…tạm gọi là ‘ngôi nhà của chính Mình’…. chúng em cũng trải nghiệm cũng được học không ít, cố tĩnh lòng để thấm mà thấy chưa hiểu. Thày có thể lại bằng cách diễn đạt ‘ngũ hành’ đó nói cho chúng em thêm hiểu về ‘ngôi nhà của chính mình’ được không ạ ?

Trả lời: Vâng. Tôi không thân biết một nhà Sư nào…, chưa được nghe ai nói…nhưng với chủ đề Bạn hỏi thì xin được vài lời thế này. ‘Ngôi nhà của chính Mình’ là giành nói về ‘chỗ’ cho chữ ‘Tâm’ ..với những thuộc tính cơ bản, thiết yếu nhất của/ trong ‘ngôi nhà’. Vậy nên :

  • LƯƠNG THIỆN là ngôi nhà của TÂM TRÍ
  • HÂN HOAN là ánh sáng của TÂM CAN
  • AN LÀNH là chiếc giường của TÂM THẾ
  • KHOÁNG ĐẠT là môi trường của TÂM HỒN
  • ĐIỀU ĐỘ là bữa ăn của TÂM NGUYỆN

Không có Tâm không có chỗ cho Đạo! Không có Đạo ngập trong bùn Đời! Có Thân thì thường có Tâm! Nhưng Tâm như thế nào mới thành ngôi nhà cuộc đời mình cho đặng!


Câu hỏi: Cảm tạ Thày, chúng em thấy sáng hơn với những điều này nói ngay và ngắn gọn thế. Thày có lời khuyên gì thêm cho chúng em trong cuộc trò chuyện này không ạ ?

Trả lời: Tôi không tùy tiện cho phép mình đưa ra những lời khuyên. Chỉ nói vài lời chia sẻ thêm : tôi thấy một số quan chức, hay một số “Vị’ được gọi là ‘nhà này nhà nọ’…..thậm chí trong công việc chính thức lạm thói giả lả, sàm tục , tiếu lâm, nói lóng, bông phèng , nôm na… Người nghe có thể chốc lát cười, tỉnh ngủ, cho là bình dân…nhưng như thế là bất đạt ( về cương vị, sứ mệnh, trách nhiệm…). Thông thường, năng lực gì trội, tâm trí thuộc về gì, chứa đựng gì nhiều thì nó hay phát, chảy ra thứ đó…’theo cách của họ’ … Các Bạn là Doanh nhân, cần luôn nhớ mình thuộc tầng lớp lao động có trình độ trên trung bình của xã hội, tạo ra những giá trị ưu trội, thặng dự cho xã hội….Vì thế hãy tích nạp thêm những điều hay ho, phát ra thứ tinh hoa, lưu chảy trong mình bởi thứ trong trẻo… Chúng ta không nên gì khi sở hữu, mang nặng mình những thứ tầm thường. Nếu muốn, tôi sẽ có và nhớ đầy những chuyện ba lăng nhăng, nói những điều tầm bạ khiến người cười hơ hơ hoặc thỏa mãn đươc cái hi hi… Nhưng tôi sẽ thua bao nhiêu người đang lang thang ngoài vỉa hè, góc chợ, nhìn trộm, nghe hóng, nói hớt, nghĩ theo khác…rất nhiều…Tôi không cho phép mình phí phạm thời gian và tiền bạc của bạn bằng những thứ rác tạp đó, mà thay vào khiến các Bạn thẫy điều hữu ích, khai sáng, tự tin mạnh mẽ vào bản thân phản tỉnh được của chính mình…Chơi với người giàu chưa chắc mình đỡ nghèo đi, chơi với quan chức chưa chắc mình được an lành hơn, chơi với người khôn chưa chắc mình được sáng ra…Nhưng được gần người hay ( Quý Nhân ) mình sẽ sống đẹp hơn….

Vâng, chúng em cảm ơn thầy!

Cảm ơn tất cả các em!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận đàm về doanh nhân

    13/10/2016Mặc SanThế nào là doanh nhân? Doanh nhân khác nhà quản lý ra sao? Câu hỏi không mới, nhưng dường như mỗi đáp án đưa ra có thể mang một sắc thái mới...
  • Phác thảo chân dung doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtTôi xin nhắc lại là các nhà kinh doanh cần phải biết rõ xã hội cần gì, thị trường cần gì và phải hình dung rất rõ thời cuộc. Tôi là người như vậy. Tôi không đi theo hướng chuyên nghiệp ngay, tôi cũng không chọn hướng móc ngoặc quyền lực, vì móc ngoặc quyền lực sẽ đốt cháy năng lực chuyên môn. Nhưng đi theo năng lực chuyên môn một cách quá lý thuyết sẽ không phù hợp với đòi hỏi thực tế của xã hội. Vậy đi như thế nào để kết hợp được các đặc điểm, để phản ánh được đặc điểm của xã hội và thị trường Việt Nam?
  • Nỗi buồn lớn của doanh nhân nhỏ

    08/04/2016Nguyễn Mạnh Hùng“Có một thứ tài sản duy nhất trên thế gian này ta cho đi không hề bị mất đi mà lại được thêm. Đó là tri thức”. Câu nói này của tôi luôn vang lên tại bất cứ buổi nói chuyện, hội thảo hay toạ đàm nào về sách và văn hoá đọc trên khắp mọi miền đất nước.
  • Vị doanh nhân hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng

    20/08/2015Huyền ThưSố vàng gia đình thương nhân Hà thành Trịnh Văn Bô quyên góp tương đương 2 triệu đồng Đông Dương, nguồn lực quý báu trong bối cảnh tài chính đất nước kiệt quệ sau Cách mạng tháng Tám...
  • Doanh nhân & lòng từ bi

    14/05/2014Giác Hạnh HoaCác nhà doanh nhân đã quên mất một điều là nếu như một chức danh nhỏ nhất là tạp vụ hay người bảo vệ thôi, nếu bản thân họ không thấy hết được trách nhiệm công việc của họ, họ không làm tròn trách nhiệm của họ chỉ trong một lúc, một ngày thôi thì điều gì sẽ xảy ra trong ngày hôm đó đối với doanh nghiệp?
  • “Tan giấc mơ đại gia” dưới góc nhìn một doanh nhân

    23/01/2014TS Lương Hoài NamTừng là doanh nhân, trải qua những bước thăng trầm, khi làm Tổng giám đốc Hãng bay giá rẻ Jetstar, TS Kinh tế Lương Hoài Nam gửi tới Tiền Phong bài viết, lý giải chuyện “Tan giấc mơ đại gia Việt”, và những trăn trở của ông về làm giàu bền vững.
  • Đại biểu là doanh nhân đại diện cho ai?

    11/08/2011Nguyễn Văn PhúCó một điều rất lạ được nhiều người xem là bình thường: mỗi khi nhắc đến các đại biểu Quốc hội là doanh nhân, người ta thường xem các đại biểu này đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của giới doanh nhân cả nước...
  • Doanh nhân

    13/10/2010Thanh ThảoMặc dù không lạ với từ "doanh nhân" cũng không lạ với những doanh nhân mình quen, nhưng tôi thật sự lạ vì sao trong gia đình mình có người đi làm kinh doanh tư nhân, quyết trở thành… doanh nhân?
  • Tri thức, bản lĩnh và đẳng cấp doanh nhân

    13/10/2010Với hơn 20 năm, đất nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, từ thị trường sơ khai, tập sự đến thì trường ngày càng trưởng thành hơn, sẽ ngày càng ổn định và phát triển sang giai đoạn mới, ca hơn. Đồng thời, chúng ta cũng từng bước hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, một thế giới đã phát triển cao từ rất lâu...
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 1)

    18/08/2010Có lẽ cái anh Bạt muốn truyền đạt lại với chúng ta không chỉ cho các doanh nhân, không phải chỉ các cán bộ mà tôi nghĩ rằng cho cả chúng tôi và các nhà lãnh đạo cao hơn chúng tôi . Các nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt có những ý tưởng, có những suy nghĩ mà tôi nghĩ rằng nó vượt lên trước chúng tôi, vượt lên trước những người bình thường. Có những suy nghĩ mà chúng tôi không nghĩ tới, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều học vị nhưng có những cái không nghĩ tới được. Qua những bài viết qua nhiều năm của anh Bạt và những hoạt động của công ty thì chúng tôi hiểu ra điều đó...
  • Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ?

    17/08/2010Bá TúTrải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công thương), đến nay thuật ngữ doanh nhân VN mới chính thức trả về nguyên ngữ
  • Doanh nhân, trí thức cần làm gì?

    20/04/2010Lê Hiếu DânDoanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn...
  • Dân chủ, đồng thuận, đoàn kết doanh nhân và trí thức

    06/04/2010Làm thế nào để phát huy dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, làm thế nào sử dụng tốt đội ngũ doanh nhân để giải phóng khả năng phát triển và sáng tạo của họ, và trọng dụng doanh nhân như thế nào là hợp lý để phát huy sức mạnh của doanh nhân?
  • Doanh nhân Việt Nam

    23/10/2009Lớp lớp doanh nhân Việt tiếp nối khát vọng thịnh vượng, mở mang đất nước để sánh vai các dân tộc trên thế giới. Doanh nhân Việt là đội quân chủ lực của công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên bền vững và hội nhập bình đẳng đưa đất nước tiến vào văn minh. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúng tôi chọn chủ điểm Doanh Nhân để tôn vinh các doanh nhân cùng những phẩm chất cao quý của những người làm nghề kinh doanh, lãnh đạo & quản lý...
  • Doanh nhân góp phần làm nên những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trong sự nghiệp đổi mới

    11/10/2009Dù tuổi đã ngoài cửu tuần, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dõi theo bước phát triển của doanh nghiệp nước nhà. Ông coi doanh nhân là đội quân xung kích sẽ làm nên những "Điện Biên Phủ" trong sự nghiệp đổi mới...
  • Doanh nhân - người lãnh đạo doanh nghiệp

    10/10/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong nền kinh tế tri thức, Doanh nhân được xem là tầng lớp tri thức cao của xã hội. Nhờ họ, những tài nguyên, các nguồn lực, trí tuệ của những con người riêng lẻ được tổ chức lại và tạo nên những giá trị gia tăng nằm trong sản phẩm dịch vụ bởi doanh nghiệp mà họ kiến tạo và quản lý. Chất lượng phát triển của các quốc gia về mọi phương diện phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp...
  • Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

    09/10/2009Huỳnh Bửu SơnGiản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
  • xem toàn bộ