Doanh nhân, trí thức cần làm gì?
Doanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn. Hơn một thế kỷ trước, nhà tư tưởng - cải cách xã hội Nhật Bản Yukichi Fukuzawa đã kêu gọi giới trí thức cần thoát khỏi những cản trở, ràng buộc từ xã hội để làm kinh tế, kiếm tiền chính đáng.
“Ý kiến của ta là học giả thời nay không chỉ nên chuyên chú vào việc đọc sách. Chỉ chuyên chú đọc sách cũng có tội như việc lao đầu vào rượu chè và trai gái. Chỉ có người tài ba mới có thể vừa làm kinh doanh trong khi đọc sách và đọc sách trong khi làm kinh doanh. Học và kiếm tiền, kiếm tiền và học, như vậy con mới có được cả hai vị trí của một học giả và một người giàu có. Và như vậy, lần đầu tiên, con mới có thể thay đổi suy nghĩ của người Nhật”.
Đó là điều mà Yukichi Fukuzawa (1835-1901) - nhà khai sáng và là người thầy vĩ đại của nước Nhật - đã chia sẻ trong bức thư gửi cho người cháu trai mà ông yêu thương.
Ông đã khởi xướng tư tưởng “thoát Á”, đề xuất việc Nhật Bản sử dụng lịch theo người phương Tây thay cho hệ thống âm lịch, khuyến khích mọi giới, đặc biệt là giới học giả, trí thức thử nghiệm kinh doanh, làm giàu, khuyến khích người Nhật học tập khoa học - kỹ thuật, cách thức tổ chức hệ thống ngân hàng, vận hành nền kinh tế theo các nước phương Tây hiện đại.
Những tư tưởng của Fukuzawa bắt nguồn từ phương Tây nhưng đối với nước Nhật trong giai đoạn lạc hậu thì đó là “vượt thời đại”.
Mặc dù Fukuzawa viết những điều nói trên cho người cháu (hay cho cả thế hệ trẻ Nhật?) vào giữa thế kỷ 19 nhưng đặt vào bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng rất hợp thời. Chúng ta có những học giả, trí thức lớn nhưng cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn. Những gì họ viết ra hay phát biểu là đúng nhưng ít ai theo vì đối với dân nghèo hay giới trẻ, hình ảnh của họ là thiếu thuyết phục vì lẽ thường, khi anh không thể mang lại cuộc sống giàu sang cho bản thân và gia đình thì không thể đảm bảo anh sẽ mang lại những điều tốt đẹp ấy cho người khác.
Lại nữa, không ít trong số họ, vì cuộc sống phải lo làm thêm, xao lãng việc cập nhật kiến thức, nói và làm không chuẩn mực nên hình ảnh của họ không đủ để làm gương cho người khác. Mặt khác, chúng ta cũng có những doanh nhân giàu có nhưng sống xa hoa và thiếu tinh thần dân tộc. Liệu doanh nhân chúng ta có thể nuôi tham vọng như doanh nhân Nhật Bản: sản xuất những chiếc xe mang nhãn hiệu riêng để phục vụ người dân Nhật và xuất khẩu ra thế giới.
Doanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn. Trước sau như một, Fukuzawa cổ vũ giới học giả, trí thức khi có cơ hội và trong khả năng, hiểu biết của mình nên thoát khỏi những cản trở, ràng buộc từ xã hội để làm kinh tế, kiếm tiền chính đáng. Với Fukuzawa, người dân Nhật không còn thấy sức mạnh của họ ở thanh kiếm võ sĩ đạo mà ở việc phát triển tiềm lực kinh tế của chính mình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh