Đại biểu là doanh nhân đại diện cho ai?

05:12 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Tám, 2011

Có một điều rất lạ được nhiều người xem là bình thường: mỗi khi nhắc đến các đại biểu Quốc hội là doanh nhân, người ta thường xem các đại biểu này đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của giới doanh nhân cả nước.

Thậm chí tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong lần gặp gỡ các đại biểu Quốc hội là doanh nhân cũng đã phát biểu: “Các đại biểu là doanh nhân khi thảo luận tại Quốc hội cần phải đại diện cho ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp cả nước, cố gắng làm hết sức mình, làm sao thể hiện tiếng nói của doanh nghiệp đối với Quốc hội.” (TTXVN).

Cách suy nghĩ này thường ít khi xảy ra với các đại biểu có nghề nghiệp khác, như ít ai nghĩ đại biểu là giáo viên thì đại diện cho giáo chức hay đại biểu là bác sĩ đại diện cho giới y tế!

Câu hỏi đặt ra là đại biểu Quốc hội có đại diện cho một giới nào đó riêng biệt, một nghề nghiệp cụ thể hay một nhóm người nào đó hay không?


Theo luật, đại biểu Quốc hội trước hết đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân ở đơn vị bầu cử ra mình và sau đó là đại diện cho người dân cả nước. Không có luật nào nói đại biểu Quốc hội là doanh nhân thì phải đại diện cho giới doanh nghiệp. Cách suy nghĩ như thế sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường hết.

Bởi trên thực tế, đại biểu Quốc hội là doanh nhân thường nắm rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu được những khó khăn, những vướng mắc của người cùng ngành nghề nên thường phát biểu về những vấn đề mà doanh nghiệp phải đương đầu. Dĩ nhiên là doanh nhân, đại biểu Quốc hội thuộc giới này, thường ủng hộ những chủ trương, chính sách có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Như thế sẽ có lúc nảy sinh xung đột quyền lợi: chính sách có lợi cho doanh nghiệp chưa hẳn có lợi cho toàn thể cộng đồng; chủ trương nghiêng về doanh nghiệp có thể gây thiệt cho người dân nói chung. Lúc đó, đại biểu Quốc hội không thể xem mình là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp hay không nữa mà phải đứng về phía lợi ích của cử tri mình đại diện.


Nếu xem tiền đề “đại biểu Quốc hội là doanh nhân thì đại diện cho giới doanh nghiệp” là đương nhiên, chẳng khác nào chúng ta cổ súy cho việc hình thành những nhóm lợi ích nhưng chỉ hạn chế ở một số loại nhóm lợi ích mà thôi.

Lấy một ví dụ từ phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Một số đại biểu là doanh nhân đã phát biểu tại Quốc hội, phê phán việc hạn chế tín dụng đối với bất động sản và chứng khoán là không công bằng hay khẳng định việc thắt chặt tín dụng chưa hẳn đã kiềm chế được lạm phát như mong đợi… Là doanh nhân, việc yêu cầu nới lỏng tín dụng cho các dự án bất động sản đang kẹt vốn của mình là chuyện bình thường nhưng trong tư cách là đại biểu Quốc hội, liệu đề nghị đó có trung khớp với “ý chí và nguyện vọng” của cử tri nơi bầu ra mình hay không? Nếu người dân biết rằng nới lỏng tiền tệ cho doanh nghiệp dễ thở hơn có thể gây ra lạm phát tiếp tục sau này, liệu họ có đồng tình để đại biểu Quốc hội của mình phát biểu như thế?

Phát biểu đã thế, làm sao ngăn ngừa được việc đại biểu Quốc hội là doanh nhân sẽ tìm mọi cách để vận động hành lang cho các dự án của mình mà vẫn yên tâm danh chính ngôn thuận đang hoạt động vì lợi ích của nơi mình đại diện?

Luật hiện nay cũng đã quy định, “Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan”. Nhưng ở vế ngược lại, cử tri khó lòng biết được đại biểu của mình bỏ phiếu cho các chủ trương, chính sách lớn như thế nào, ngoại trừ những phát biểu công khai tại hội trường. Chính vì thế, nghề nghiệp của đại biểu không quan trọng bằng suy nghĩ, quan điểm, lập trường của đại biểu trước cử tri để cư tri biết mình sẽ bầu cho người sẽ bỏ phiếu như thế nào tại Quốc hội trong tương lai. Hiện nay ở các nước, rất nhiều đại biểu Quốc hội xuất thân từ ngành luật không lẽ tất cả đều đại diện cho tiếng nói của giới luật sư?


Nói ở góc độ lý tưởng, lẽ ra khi trở thành đại biểu Quốc hội, doanh nhân phải ngưng việc kinh doanh, luật sư phải ngưng hành nghề, nhà giáo phải ngưng giảng dạy, để tránh mọi xung đột lợi ích có thể xảy ra. Ở nước ta khi đại biểu còn phải kiêm nhiệm thì chưa thể làm triệt để như thế. Nhưng việc phân định rạch ròi, đại biểu đại diện cho ai, là bước đầu tiên để đem lại sự chuyên nghiệp cho Quốc hội.

Nguồn:Blog NVP
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam

    06/01/2016Dương Trung QuốcNgót 65 năm sau, đọc lại tường thuật phiên chất vấn đầu tiên của QH mới thấy giá trị của cái nền móng truyền thống của thế hệ những người gây dựng nền Cộng hoà Dân chủ quý giá đến dường nào. Cho dù QH và thể chế dân chủ của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng có những giá trị mà đến nay ta còn phải phấn đấu nhiều mới nối gót được người xưa...
  • Không phục vụ dân, đại biểu Quốc hội chỉ là hư danh

    09/08/2011Cao Nhật thực hiện“Là đại biểu của dân thì phải đặt lợi ích của dân lên trên hết nhưng
    tôi thấy không ít đại biểu suốt nhiệm kỳ 5 năm gần như không có tiếng
    nói gì cả…”- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH khóa 8,9,10 chia
    sẻ với Tiền Phong...
  • Bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc về Biển Đông, bô-xít

    07/08/2011Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, một lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v… mà còn về lòng tin của dân.

  • 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ

    29/07/2011GS. Nguyễn Minh Thuyết“Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết...
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Quốc hội khóa 13: Tôi kỳ vọng, nhưng không yên tâm…

    19/07/2011Ông đã nhận lời trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết về những kỳ vọng của cử tri vào trách nhiệm của Quốc hội khóa mới về những vấn đề nóng bỏng của đất nước hiện nay, trước ngày kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 khai mạc, với lý do: “Tôi đang rất chú ý tới loạt bài Những chứng cử lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VN tại Trường Sa và Hoàng Sa” đăng trên Đại Đoàn Kết...
  • Một vài suy nghĩ về sinh hoạt Quốc hội

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtQuan sát sinh hoạt quốc hội ở nước ta, nói chung tôi thấy có nhiều tiến bộ so với 20 năm về trước, nhưng cũng thấy có hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, quốc hội là một trong ba nhánh của quyền lực nhà nước, theo thông lệ của nhiều nền văn hoá chính trị thì ba nhánh ấy độc lập với nhau, đặc điểm này được gọi là "Tam quyền phân lập"...
  • Cần lắm một Quốc hội chuyên nghiệp

    01/07/2010Trần Trọng ThứcHiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách.
  • Hoan hô Quốc hội!

    23/06/2010GS Chu Hảo“Chúng ta cám ơn Quốc hội đã tạo ra bước đột phá này, và hy vọng rằng tinh thần ấy tiếp tục được phát huy để góp phần thực thi một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, như chúng ta vẫn nói hàng ngày” - GS Chu Hảo, GĐ NXB Tri thức gửi tới Bee bài viết.
  • Những câu nói ấn tượng tại Quốc hội

    18/06/2010GS.TS Nguyễn Đức DânTôi kính trọng đại biểu (ĐB) Nguyễn Đình Xuân khi dũng cảm công khai đề nghị Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm ông bộ trưởng là cấp trên trực tiếp của mình với tuyên bố: “Bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách bộ trưởng quản lý rừng của đất nước” (Tuổi Trẻ, 12.6.2010)
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...
  • Quốc hội đã tranh luận gay gắt khi biểu quyết

    25/04/2003Một kỳ thi mới sắp bắt đầu. Nhưng đến nay, việc nên hay không nên tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (TNTH) đang còn nhiều ý kiến tranh cãi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn kiên quyết bảo lưu ý kiến nên tiếp tục kỳ thi này với lý do "không thi là không học!". Còn phụ huynh, học sinh, các nhà giáo dục và ngay cả nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với ngành vẫn cho đó là một kỳ thi không cần thiết. Chuyên trang này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề này, cũng là để các cơ quan chức năng có thêm thông tin nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn...
  • Quốc hội thảo luận: Giáo dục bức xúc còn hơn cả tham nhũng!

    11/02/2003Ý đồ cải cách giáo dục là đúng nhưng cách làm rất lung tung"...
  • xem toàn bộ
Close menu