Luận đàm về doanh nhân

11:56 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười, 2016

Thế nào là doanh nhân? Doanh nhân khác nhà quản lý ra sao? Câu hỏi không mới, nhưng dường như mỗi đáp án đưa ra có thể mang một sắc thái mới.

Trải qua chuỗi biến thiên của lịch sử, lúc này, từ tầng lớp “con buôn”, doanh nhân Việt Nam đã trở thành lớp người được trọng thị và cũng được nhắc đến nhiều trong đời sống xã hội. Có nhiều giải thưởng được đề ra để tôn vinh các doanh nhân và những đóng góp của họ cho cộng đồng. Tuy nhiên, cách hiểu thế nào là doanh nhân thì dường như vẫn chưa phải đã rành rẽ, ngay cả chính trong tầng lớp doanh nhân.

Ông Phạm Xuân Phương - Chủ tịch sáng lập, Ủy viên HĐQT Công ty bê tông, xây dựng A&P cho rằng, cần sớm có một định nghĩa chuẩn về doanh nhân. Tuy nhiên, định nghĩa chuẩn về doanh nhân là một đề tài khá mới mẻ, đang còn nhiều tranh cãi và do đó mà rất thú vị.

Theo định nghĩa của từ điển Bách khoa Việt Nam, doanh nhân là người làm nghề tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Doanh nhân xuất hiện và tồn tại trong lịch sử loài người cùng với sản xuất hàng hóa và thị trường. Đó là cách hiểu bao trùm. Nhưng nếu hỏi những người xung quanh ta hay hỏi chính những người được gọi là doanh nhân thì sẽ có khá nhiều cách để cắt nghĩa khái niệm doanh nhân.

Cuộc sống tự thân đã là dòng chảy, vậy nên, việc khơi gợi ra những lớp ngữ nghĩa mới cho một khái niệm không mới cũng là điều dễ hiểu. Và do vậy, định nghĩa về doanh nhân càng trở nên phong phú hơn theo thời gian. Mới đây, người viết có cơ hội tham gia diễn đàn “Chia sẻ cơ hội đầu tư và quản lý dòng tiền” với diễn giả chính là tỷ phú người Singapore, ông Bellum Tan - người có hơn 30 năm thành công trong lĩnh vực điều hành tổ hợp các công ty nhờ ứng dụng khái niệm đầu tư của Rich Dad.

Tại diễn đàn, nhà tỷ này đặt vấn đề: Hãy so sánh giữa doanh nhân và nhà quản lý doanh nghiệp? Hội trường hơn 200 trăm thính giả gồm những nhà doanh nghiệp, những người quan tâm đến kinh doanh rất hào hứng với câu hỏi này. Cả chục cánh tay đưa lên đề nghị được cắt nghĩa. Có người cho rằng, không phải cứ là người điều hành doanh nghiệp thì là doanh nhân. Và doanh nhân không nhất thiết là người điều hành doanh nghiệp… Cũng có ý kiến, đã là doanh nhân thì ngoài kiếm tìm lợi nhuận phải có trách nhiệm xã hội. Nhưng dường như chưa có được sự lý giải có tích thuyết phục cho sự khác biệt giữa doanh nhân và người quản lý doanh nghiệp.

Nhưng, ông Bellum Tan thì lại có cách giải thích khá thú vị, xin được nêu lên cùng bạn đọc như một sự chia sẻ trên con đường cùng tìm kiếm những khái niệm mới về doanh nhân. Sự khác biệt giữa một doanh nhân và một người quản lý doanh nghiệp, theo ông Bellum Tan, chính là ở việc: “Doanh nhân nhìn thấy doanh nghiệp trước cả khi nó được hình thành. Doanh nhân sinh ra đã phải có phẩm chất này. Vậy nên, có thể đào tạo được người quản lý doanh nghiệp nhưng doanh nhân thì không”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Một đóa hoa tặng doanh nhân

    13/10/2010Nguyễn Ngọc BíchDoanh nhân đã được nhìn nhận như thế nào? Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đại ý: “Doanh nhân tạo ra tài sản, chính quyền không tạo ra đâu”.
  • Doanh nhân - người lãnh đạo doanh nghiệp

    10/10/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong nền kinh tế tri thức, Doanh nhân được xem là tầng lớp tri thức cao của xã hội. Nhờ họ, những tài nguyên, các nguồn lực, trí tuệ của những con người riêng lẻ được tổ chức lại và tạo nên những giá trị gia tăng nằm trong sản phẩm dịch vụ bởi doanh nghiệp mà họ kiến tạo và quản lý. Chất lượng phát triển của các quốc gia về mọi phương diện phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp...
  • Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

    09/10/2009Huỳnh Bửu SơnGiản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Doanh nhân và văn hoá

    09/07/2007Tô PhánChuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân học

    12/03/2007Đỗ Thanh NămĐể tận dụng cơ hội, biến đe dọa thành cơ hội, tinh thần, thái độ và phương thức học hỏi của doanh nhân Việt phải được xem là tầm nhìn, phẩm chất kỹ năng. Học tập không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp. Điều quan trọng nhất là “thuyền trưởng” phải đẩy mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp.
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • xem toàn bộ