Mê phong thủy như… Doanh nhân

11:58 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Năm, 2008

Nói đến phong thủy, người ta nghĩ ngay đến sự huyền bí đậm chất Đông phương, liên quan nhiều đến tâm linh và những yếu tố có vẻ “siêu nhiên” trong đời sống con người. Những tưởng những con người hiện đại như doanh nhân sẽ “miễn nhiễm” với những yếu tố thần bí này, hóa ra không. Thậm chí, không ai tin và áp dụng phong thủy triệt để như doanh nhân...

Từ nhà ở, văn phòng…

Anh M. Chính, Giám đốc Công ty Huấn luyện và Tư vấn Tài năng Việt được tiếng là người rất coi trọng việc vận dụng phong thủy vào công việc kinh doanh. Kể từ khi biết đến liệu pháp phong thủy, anh say mê và nghiền ngẫm mọi góc cạnh trong văn phòng, nhà ở để thay đổi cho phù hợp. Thuộc mạng Mộc, anh đâm ra “ghiền” hai màu xanh và màu đất nung -s màu mang đến thịnh vượng cho tài chủ.. Công ty thì đố tìm được vị trí nào ngồi xoay lưng ra cả, vì đó là tư thế lo sợ, khó tập trung. Mà hình như từ hồi áp dụng phong thủy vào kinh doanh, công việc trở nên suôn sẻ hẳn, càng khiến anh tin tưởng vào phong thủy hơn.

Doanh nhân trẻ P.Nguyên thuộc hành Kim, nên khi chọn văn phòng thì nó nhất định phải hình vuông, dù ở trên tầng cao chót vót. Ngược với anh, chị Minh Như ở một Công ty tư vấn du học thuộc hành Thủy, nên văn phòng riêng của chị luôn được trang trí, trưng bày vật dụng sao cho nó…tròn tròn để hợp với phong thủy. Ở một Công ty quảng cáo khác, cứ đến cuối năm thì sếp lại đưa cho thư ký một list vật dụng mua mới (thường là mỗi năm một màu), thay thế cho toàn bộ vật dụng cả trong phòng.

Đó chỉ là vài ví dụ nhỏ về chuyện các doanh nghiệp mê phong thủy. Một người bạn từng nói: “Đã là doanh nhân, dù doanh nghiệp, Công ty chỉ mới có…hai thành viên thì đố ai tìm ra ai không tin phong thủy, dù ít dù nhiều”. Tuy nhiên, dân kinh doanh gốc Hoa tin phong thủy mới kinh khủng hơn cả. Nội thất của một Tòa nhà là một Công ty quảng cáo ở Quận I có chủ người là người Hoa khá lạ: mỗi tầng sơn một màu, mà nghe đâu chuyện chọn màu sắc cho đến từng milimet thiết kế ở nơi này đều đã được vài ba thầy phong thủy “soi kính lúp” để đảm bảo là mang đến những điều tốt lành nhất cho chủ doanh nghiệp, từ việc chọn loại cây gì, tranh gì, đặt ở đâu…đều được tính toán kỹ càng. Song đôi khi điều lợi của sếp chưa hẳn là điều tốt cho nhân viên. Có một chuyện vui là trong văn phòng trên tòa cao ốc nọ, người sếp cương quyết chọn một góc phòng để “đóng đô”. Khổ nỗi, ông được tiếng là…“máu lạnh”, trong khi máy điều hòa thì nằm ở hướng khác. Thế là cứ hễ ông vào đến văn phòng thì máy lạnh luôn bật maximum. Chỉ tội cho nhân viên nào ngồi ngay dưới tầm máy lanh thì luôn phải chịu cảnh “mùa đông Bắc cực”. Vị trí đó cứ vài tháng thì…đổi chủ một lần. Ai cũng hiểu nguyên do, chỉ duy nhất sếp chặc lưỡi: “Chỗ này phong thủy không đến nỗi tệ, sao lạ thế nhỉ?”!

…đến tất tần tật mọi thứ

Bên cạnh liên quan mật thiết đến nhà ở, văn phòng, thuật phong thủy còn theo chân nhiều doanh nhân vào tận mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ chuyện ăn, ngủ, ký hợp đồng cho đến chiếc xe hơi.

Đối với xe hơi - “ngôi nhà thứ ba”, phong thủy thường gắn liền với màu sơn và nội thất xe. Thế nên mới có chuyện nhiều doanh nhân dẫu có tiền tỉ chưa chắc đã mua được chiếc xe như ý ngay lập tức. Câu chuyện của anh T là một ví dụ. Trong khi cả giới chơi xe đồn đại ầm ĩ là “đại gia” này chơi trội, không dưng lại đổi màu sơn chiếc Mercedes S mới nhập cáu cạnh, chưa có một vết xước từ đen sang xám bạc, thì lý do lại rất đơn giản: màu đen theo phong thủy khắc với mạng hỏa của anh, dễ bại lụi trong kinh doanh nên anh sẵn sàng chi thêm cả trăm triệu để đổi màu sơn cho như ý. Chuyện chị T.Hương, chủ một doanh nghiệp thời trang thì lại khác. Để ăn nên làm ra, chị sẵn sàng chờ gần nửa năm để nhập cho bằng được chiếc xe Toyota màu đen cho hợp với mạng Thủy của mình (Tất nhiên giá xe cũng tăng gần gấp đôi). Xe về đến nơi, chị lại tốn thêm vài ngàn USD thay luôn vài phần nội thất trong xe cho ưng mắt, hợp với…ý “thầy” phong thủy. Hay anh Dũng, chủ một doanh nghiệp ngành thiết kế kiến trúc - xây dựng ở Tân Bình lại khác. Ở nhà anh, người mạng nào thì xe màu nấy. Đứa con gái mạng Thủy - xe màu đen, chị vợ mạng Kim - xe màu bạc, riêng anh thì chiếc ô tô lẫn xe máy đều phải màu đỏ. “Tôi không mê tín lắm, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cả nhà tôi ngồi trên xe còn nhiều hơn ở nhà, nên phải lựa màu cho hợp tuổi, trước hết là mong tránh được tai nạn, xui rủi, thứ đến mới mong phát đạt, thuận buồm xuôi gió trong công việc”- anh cho biết.

Thật ra, không chỉ người mua mới tin phong thủy, mà ngay các nhà sản xuất xe cũng vậy. Xe dân dụng luôn có một quy tắc gọi là “Tứ linh kinh điển”, nghĩa là phải cân bằng hai bên, tổng thể xe hơi dốc về phía trước. Cũng có những chiếc xe nhìn bề ngoài thì phía sau thấp hơn, nhưng thực ra khi bước vào phía trong thì xe vẫn dốc về phía trước, nhờ vào thiết kế gầm hoặc khung xe.

Hiện nay, ngay cả chuyện sim card điện thoại cũng đậm mùi phong thủy. Chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp sim phong thủy đã “rao” trên mạng rằng: “Các số sim phong thủy được lựa chọn và phân tích kỹ càng để phù hợp với chủ nhân sử dụng theo Kinh dịch và Phong thủy, giúp phù trợ tốt cho chủ sở hữu sim đó. Trung bình, trong 10.000 sim số, chỉ có khoảng 1.500 sim thực sự tốt với phong thủy. Mặt khác, các yếu tố cơ bản như cân bằng Âm - Dương, Ngũ hành bản mệnh, Thiên thời, Quái khí…chỉ mang 60% tính đúng đắn, 40% còn lại phụ thuộc vào sự kết hợp giữa từng con số, từng cặp số trong dãy số, số chủ, tuổi, giờ sinh, bản mệnh…”. Như vậy, có thể nói là để có được sim phong thủy cũng phức tạp lắm! Sim bây giờ cũng có đủ kiểu: sim phú quý, sim phúc đức, sim sức khỏe, sim công danh, sim tình duyên, sim tiền tài…song tựu trung lại, bán chạy nhất vẫn là sim có tổng là 9, hay có số lộc phát (68) hoặc có số tứ quý (9999). Tất nhiên, giá cả các loại sim này cũng rất “trên trời”, thậm chí còn leo thang theo kiểu ai “giàu” hơn người ấy được.

Lắm lúc, doanh nhân tin phong thủy, bổn mạng đến mức trở thành…mê tín. Anh Mạnh, Giám đốc tiếp thị của ngân hàng Vietcombank cho biết: “Không biết các ngành khác thế nào, chứ dân ngân hàng là tin phong thủy số một, thậm chí còn thành ra mê tín. Chắc có lẽ vì ngành này liên quan trực tiếp đến tiền! Có chủ ngân hàng khai trương chi nhánh mới còn bắt nhân viên đi làm lễ từ… bốn giờ sáng cho hên”.Mà có lẽ không riêng gì ngân hàng, nhiều chủ doanh nghiệp cũng thế. Một người bạn làm trong phòng nhân sự một Công ty liên doanh cho biết, trong một lần tuyển trợ lý mới cho sếp, một ứng cử viên bằng cấp thuộc hàng siêu sao, kinh nghiệm siêu hạng, cả phòng ai cũng ưng, thế mà đến vòng “sếp” bị loại ngay lập tức từ cái liếc hồ sơ đầu tiên. Không phải vì cô xấu xí, mà chỉ vì cô… mạng Hỏa. Nghe đâu, có thầy nói sếp không hợp với mạng Hỏa… Một chuyện khác, ông chủ một tập đoàn vật liệu xây dựng nổi tiếng cả nước từng ký rồi hủy hợp đồng làm ăn với một doanh nghiệp trong vòng chưa đầy tuần lễ, dù đối tác không sai sót gì và ông phải bồi hoàn hợp đồng tương đối lớn. Lý do duy nhất cũng do có thầy phán: sự hợp tác này không có lợi cho ông, dễ làm lụn bại doanh nghiệp!

Giá trị của “phong thủy hài hòa”

Để bắt kịp nhu cầu quá lớn, hầu hết trên các báo, tạp chí đều luôn dành đất cho mục phong thủy, sách phong thủy cũng được bày bán tràn lan. Thật ra, các thuật phong thủy thường nêu trên báo chí chỉ là ứng dụng cơ bản nhất, hay nói cách khác từ lý thuyết để dẫn đến thực hành còn khá xa, bởi còn nhiều yếu tố phụ trợ khác như sao bản mệnh của chủ nhân và các thành viên trong gia đình, hướng khí…Khi nó về vấn đề này, chị Hương cho biết: “Thật ra, phong thủy với mình như một liệu pháp tinh thần vậy, làm theo thì thấy yên tâm hơn dù không biết có tốt hơn không”. Thế nên có chủ nhà tuy không tin phong thủy, nhưng thỉnh thoảng vẫn tò mò xem, mà đã xem thì thường tin theo như một cách “thủ hòa”!

Thông thường khi cất nhà, mua nhà, thuê văn phòng phải đến 90% chủ nhà đi coi thầy. Hàng loạt quy định như ngày động thổ, ráp kèo, gác đòn dông…và vô số “chống chỉ định” khác như cái mở thẳng ra đường, cầu thang phải xài bậc lẻ, nhà không lệch tầng, kho hàng không được ở hướng chính Nam…cần dung hòa và chỉ có các thấy mới xem và phán chính xác nhất. Vì thế mà “thầy phong thủy” cũng là thứ nghề “hot” hiện nay. Nhưng, số thầy cao thủ ở thành phố nghe đâu chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn thầy làng nhàng (“thầy bùa”) thì nhiều vô số kể. Do đó, hầu hết doanh nhân đều chọn cách rỉ tai nhau, đảm bảo độ an toàn, tin tưởng. Giá cả coi thầy vì thế mà cũng chênh lệch dữ dội. Thầy thường thường bậc trung thì chỉ độ vài trăm đến một triệu/lần, còn thầy cao tay ấn thì dăm ba triệu/lần đã là nhẹ nhàng lắm. Một lần xem ở đây được mặc định là một lần bước vào nhà (hoặc Công ty). Có khi một lần xem thầy chỉ đưa ra vài gợi ý, muốn sâu sát hơn thì phải mời hai, ba lần.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • Một đóa hoa tặng doanh nhân

    13/10/2010Nguyễn Ngọc BíchDoanh nhân đã được nhìn nhận như thế nào? Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đại ý: “Doanh nhân tạo ra tài sản, chính quyền không tạo ra đâu”.
  • Doanh nhân và văn hoá

    09/07/2007Tô PhánChuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân học

    12/03/2007Đỗ Thanh NămĐể tận dụng cơ hội, biến đe dọa thành cơ hội, tinh thần, thái độ và phương thức học hỏi của doanh nhân Việt phải được xem là tầm nhìn, phẩm chất kỹ năng. Học tập không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp. Điều quan trọng nhất là “thuyền trưởng” phải đẩy mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp.
  • Tiếp thị hướng đến doanh nhân

    01/01/1900Hồng HàTiếp thị nhắm tới đối tượng khách hàng là những người chủ doanh nghiệp là công việc hết sức khó khăn và đầy thử thách bởi lẽ các doanh nhân thường là những người luôn bận rộn. Mặt khác, họ cũng là những người luôn ý thức cao về đề phòng rủi ro. Làm thế nào để tiếp thị các doanh nhân một cách hiệu quả nhất? Kim T.Gordon - cây bút thường xuyên trên chuyên mục marketing của Tạp chí Entreneur đã đúc kết được bảy điểm nổi bật sau đây trong các thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp.
  • Bí quyết thành công của các doanh nhân triệu phú

    14/11/2006Vân NhậtNhững ông chủ của các doanh nghiệp mới thành lập thường nhìn các doanh nhân thành đạt bằng cặp mắt ngưỡng mộ và nghĩ rằng:“Giá như ta chưa biết được bí quyết của những triệu phú này là gì. Tại sao doanh nghiệp của ta lại không thể phất lên nhanh như vậy”? Thật ra, bí quyết của các triệu phú thật đơn giản đó không phải là làm việc thật cật lực, quên cả giờ giấc mà là hành xử như một Tổng Giám đốc điều hành (CEO) thật thụ, bất kể quy mô của doanh nghiệp như thế nào…
  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Sự thật về thuật phong thủy?

    07/01/2007Đỗ Hoàng GiangKhổ lắm, nói mãi, nhàm tai... nhưng có vẻ như chẳng mấy ai biết rõ cái bí mật này, mà có biết vẫn... dịđoan mới lạ!Rõ ràng là quan điểm gió- nước của người xưa nặng về mê tín dị đoan, xây dựng theo trí tưởng tượng để tự an ủi về những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt và tai hại mà tri thức thời ấy không thể giải thích nổi...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • Những con số dành cho doanh nhân

    21/07/2005Có thể những con số thực tế sau làm bạn liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của mình...
  • xem toàn bộ