Lười

04:47 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Giêng, 2008

Chúng ta bắt gặp biểu hiện này ở khắp nơi. Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Một công trình kiến trúc xấu xí, bắt chước một cách kệch cỡm, một bức tranh cổ động nhợt nhạt, một tác phẩm văn học dễ dãi, một chương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ…

Không thể nào liệt kê hết sản phẩm đẻ ra từ sự lười nhác. Có những thứ cứ mặc nhiên tồn tại như một kiểu chân lý! Chẳng hạn suốt vài chục năm qua, hình tượng anh bộ đội chỉ là hai người mặc quân phục cầm cờ dạng chân nhảy từ bên này sang bên kia sân khấu, khua khoắng loạn xạ. Tôi chưa thấy một cách thức bôi bác nào tệ bạc hơn? Có những thứ lấy sự lười biếng làm tấm bình phong cầu an loại này hay gặp nhất. Có những thứ lười biếng vì mục đích vụ lợi, nhưng nguy hiểm hơn cả là lười biếng do thóiquen. Thói quen này bắt rễ từ rất sâu trong đó có việc chúng ta vô tình đề cao thói vâng lời. Những kẻ dốt nát nhưng biết vâng lời, biết muối mặt nhắc lại lời của người khác mà không thấy xấu hổ thường dễ bề tiến thân. Thế là chẳng tội gì mà không hô khẩu hiệu, chẳng tội gì phải nặng óc suy nghĩ khi mọi cái đều có sẵn. Kết quả là sự lười biếng kéo theo sự lười biếng khiến nó tràn ngập khắp nơi.

Trong tất cả những phẩm chất tồi tệ mà con người hay mắc phải thì lười biếng thuộc loại gây nhiều hậu quả nhất. Nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo, (bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kỵ, đố kỵ giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph.Ăngghen từng mỉa mai gọi là "bệnh lười chảy thây"' cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Không chỉ cái đẹp mất chỗ đứng tại đó (thật kinh khủng nếu điều nào xảy ra) mà ngay cả thứ dễ kiếm nhất là tình yêu đồng loại cũng biến mất.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Thế nào đối với những kẻ chây lười?

    16/01/2018Trương Thị Hoàng GiangKhông một "sếp" nào muốn có nhân viên chây lười trong tổ chức của mình. Nhân viên chây lười không chỉ làm đau đầu "sếp" mà còn khiến cho các đồng nghiệp "ngán ngẩm". Biểu hiện của những kẻ chây lười thường là: đùn đẩy việc cho người khác, giải quyết công việc một cách qua quýt, làm lấy lệ hoặc làm việc với một thái độ miễn cưỡng, hoặc cố ý "câu giờ”...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mê muội hưởng lạc, Lười nhác, ốm yếu, Tệ nạn

    11/11/2015Vương Trí NhànCũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão

    06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Sống có trách nhiệm

    29/04/2007Nguyễn Thị Oanh“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Giao phó trách nhiệm để vận dụng tri thức tập thể

    07/07/2005Ở cương vị giám đốc, một trong những nhiệm vụ quan trọng của bạn là giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn - trong đó có việc chuyển giao cho họ quyền giải quyết vấn đề và ra quyết định.
  • xem toàn bộ