Thế nào đối với những kẻ chây lười?

02:52 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Giêng, 2018

Không một "sếp" nào muốn có nhân viên chây lười trong tổ chức của mình. Nhân viên chây lười không chỉ làm đau đầu "sếp" mà còn khiến cho các đồng nghiệp "ngán ngẩm". Biểu hiên của những kẻ chây lười thường là: đùn đẩy việc cho người khác, giải quyết công việc một cách qua quýt, làm lấy lệ hoặc làm việc với một thái độ miễn cưỡng, hoặc cố ý "câu giờ”.

Bản tính chây lười?

Theo nguyên lý sinh học, vận động là bản chất, bản năng của một cá thể sống. Có nghĩa là sống thì đương nhiên phải vận động hoặc bằng cách này hoặc bằng cách khác. Do đó, chây lười không phải là bản chất trong mỗi nhân viên. Mà nó là thái độ được tạo nên bới những yếu tố ngoại cảnh. Thông thường. sự chây lười thường gặp ở những nhân viên thiều nghị lực, thiếu ý chí, dễ dàng đầu hàng, buông xuôi trước khó khăn hoặc dễ bị ngoại cảnh tác động.

“Bắt bệnh" chây lười

Vậy đâu là những yếu tố ngoại cảnh tạo nên thái độ chây lười ở nhân viên? Dễ thấy nhất là sự phân công công việc không hợp lý khiến cho nhân viên phải làm việc trái với sở trường của mình. Điều này dễ dàng khiến cho nhân viên khó phát huy được khả năng, dễ rơi vào cảm giác “làm hoài cũng vậy” dẫn đến hành động “làm đại cho xong”. Đặc biệt, đối với những nhân viên không có nhiều nghị lực hoặc thiếu tự chủ, thì lâu dần sẽ trở thành một kẻ chuyên “làm dối, làm ẩu”. Để tránh tình trạng phân công công việc không hợp lý, bắt buộc phải luôn có một bảng mô tả công việc thật chi tiết, rõ ràng, ứng vời bảng mô tả công việc cụ thể phải liệt kê rõ những yêu cầu bắt buộc đối với người phụ trách công việc này, bao gồm: kỹ năng chuyên môn, tính cách con người, thái độ đối với công việc... Ví dụ: công việc chăm sóc khách hàng thì đòi hỏi người ứng viên phải có khả năng giao tiếp tốt, khéo léo, kiểm soát cảm xúc tốt, kiên nhẫn.

Yếu tố ngoại cảnh triệt tiêu sự hăng say làm việc ở nhân viên còn phải kể đến môi trường làm việc. Một môi trường làm việc đầy các cảm xúc bất mãn thì không thể nào có nhân viên làm việc chăm chỉ được. Bất mãn có thể đến từ các chính sách của Công ty không hợp lý, không công bằng. Bất mãn giữa nhân viên và người quản lý trực tiếp. Bất mãn giữa nhân viên các bộ phận với nhau... Nếu sự bất mãn ngấm ngầm và kéo dài mà không được phát hiện giải quyết sẽ gây nên thái độ bất hợp tác, chống đối, và chây lì. Kẻ chống đối sẽ không còn quan tâm đến hiệu suất công việc mà còn cố tình làm hỏng công việc chung nếu có cơ hội. Để tránh một môi trường "đáng sợ" như vậy, việc xây dựng văn hóa Công ty rất quan trọng, trong đó, quan trọng đâu tiên là những nội quy, chính sách, quy định... phải được viết thành văn bản và thông báo rộng rãi trong nội bộ Công ty. Nhân viên cần được biết rõ trách nhiệm của Công ty đối với nhân viên và trách nhiệm của nhân viên đối với Công ty cũng như cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể sẽ diễn ra như thế nào thì sẽ không còn tình trạng hiểu sai, hiểu khác nhau giữa các nhân viên, hoặc quản lý cấp trung giải quyết vấn đề theo cảm tính gây ra bất mãn không đáng có...

Những nhân viên chây lười đôi lúc do thiếu kỹ năng làm việc, hoặc không được sự hỗ trợ đúng mức dẫn đến không đủ khả năng hoàn thành công việc, gây chán nản dẫn đến lười biếng. Thông thường, một nhân viên mới vào làm việc ở một Công ty luôn có tâm trạng nhiệt tình, sẵn sàng cống hiến cho Công ty. Những thái độ nhiệt tình thường tỷ lệ nghịch với kỹ năng làm việc hoặc mức độ thích nghi với môi trường mới. Do đó, nhân viên mới rất cần sự hỗ trợ đúng mức của Công ty để hội nhập, thích nghi vào công việc. Tuy nhiên, các công ty thường bỏ qua giai đoạn này mà đế nhân viên mới tụ “bơi" và "tự thích nghi", hoặc chỉ giao trách nhiệm, chỉ tiêu mà không hướng dẫn cho nhân viên cách làm thế nào để hoàn thành trách nhiệm, đạt chỉ tiêu đặt ra. Nhân viên mới nếu không “bơi” được rất dễ trở thành kẻ chây lười, buông xuôi.

Ngoài ra, một yếu tố khuyến khích thái độ chầy lười khác có thể kể đến là hệ thống thường khích lệ không kịp thời, không thỏa đáng. Người nhân viên làm tốt không được đánh giá hoặc công nhận xứng đáng thì sẽ không còn muốn tiếp tục làm việc tốt nữa. Hệ thống khích lệ hoặc tặng thưởng phải thường xuyên được sử dụng trong Công ty. Đôi lúc một lời khen ngợi của "sếp", hoặc một biểu hiện rằng "sếp" biết được công sức, nỗ lực của nhân viên cũng khiển cho nhân viên cảm thấy rất phấn chấn, tăng hiệu suất làm việc và thái độ làm việc hăng say.

Tóm lại, người quản lý nhân sự có trách nhiệm phải tạo ra mảnh đất lành để chim đậu phải tạo ra môi trường làm việc tốt để nhân viên phát triển. Câu nói mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất trong quá trình làm việc của mình là “muốn tạo động lực cho ai làm việc gì đó bạn phải làm cho chính họ muốn làm công việc đó”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nỗi niềm công sở

    16/11/2006An ThưNgày nay, hầu hết chúng ta đều coi văn phòng công sở là ngôi nhà thứ hai của mình. Làm thế nào để những người đồng nghiệp là đồng chí thân thiện của nhau, để công sở trở thành môi trường tốt phát triển nhân cách con người? Văn hóa công sở đang là mối quan tâm chính của nhiều cán bộ, công chức hiện nay.
  • Những quy tắc “vàng” cho sếp và nhân viên

    04/11/2006Gia Nam (Theo Career24)Làm việc trong một môi trường đông người, tính cạnh tranh cao, nếu không “chịu khó” ứng xử theo quytắc, bạn sẽ rất dễ gây nên những mâu thuẫn với người xung quanh, khiến tinh thần làm việc căng thẳng ức chế...
  • Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ

    01/01/1900Đông DươngQuản lý một đội ngũ các nhân viên trẻ là một công việc không đơn giản. Lý do là các nhân viên trẻ thường đặt ra nhiều thách thức nên các nhà quản trị nhằm thể hiện những vấn đề, những bức xúc rất riêng có của những người trẻ tuổi. Đặc điểm chung của các nhân viên trẻ là họ có sức lực dồi dào, năng động, đầy nhiệt huyết, luôn muốn được thử thách và tin rằng có thể đạt được bất cứ điều gì đã đặt quyết tâm vào đó.
  • Những “viên gạch” thời gian

    08/10/2006Trần Phương Minh (Dịch từ Entrepreneur)Quản lý thời gian chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Và thật ngạc nhiên khi nghệ thuật quản lý, sắp xếp thời gian một cách hiệu quả lại đến từ trò chơi của trẻ con với những viên gạch xếp hình đầy sáng tạo...
  • Kẻ cắp thời gian

    14/09/2006Thục ĐoanĐừng sa đà vào những buổi họp vô bổ, biết phân việc cho cấp dưới, lập kế hoạch và đề ra được mục tiêu cụ thể cho mình là những điều đơn giản mà các nhà quản trị có thể làm ngay để giành lại thời gian cho mình...
  • Sống chung với… mâu thuẫn

    05/09/2006Dịch từ The INCKhi nói về một doanh nhân thành đạt, mọi người thường chỉ đến các kỹ năng kinh doanh và tư duy quản lý của người đó...
  • Lỗi tại thời gian

    16/05/2006Bàn về những nguyên nhân, hiểm họa và giải pháp khắc phục sự lãng phí thời gian của chúng ta tại công sở...
  • Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên

    22/12/2005TS. Nguyễn Thường LạngCon người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người...
  • Đừng để thời gian trở thành chi phí

    28/11/2005Nguyễn Tân KỷChúng ta đều biết, thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ tài sản đặc biệt cần phải quan tâm và quản lý. Nhưng khi bị cuốn vào công việc, chúng ta thường quên mất giá trị của nó. Điều hay gặp phải trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cách thức và tần suất họp. Họp thế nào để có kết quả?
  • Cảnh sát thời gian

    27/10/2005Nguyễn BìnhĐể giúp bạn ngăn chặn và tiêu diệt “Những kẻ đánh cắp thời gian”, xin nêu tiếp về những “Cảnh sát thời gian”...
  • Những kẻ đánh cắp thời gian

    21/10/2005Nguyễn BìnhÝ tưởng về quản lý thời gian đã có từ cách nay hơn 100 năm. Tuy nhiên thuật ngữ “quản lý thời gian“ đã tạo cho ta hiểu sai về việc mà một người có thể làm được. Thời gian là không thể quản lý được, chúng ta chỉ có thể quản lý bản thân và thời gian ta sử dụng. Như vậy quản lý thời gian và thực chất là quản lý bản thân chúng ta...
  • Lớn - nhỏ hay quan trọng - khẩn cấp?

    02/07/2005Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh hàng ngày. Một cách tự nhiên, người ta thường chia chúng thành "việc lớn" và "việc nhỏ".
  • xem toàn bộ