Lời dạy của Đức Khổng Tử

12:53 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Tư, 2018

Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý,
hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người.
Hình hài của mẹ của cha
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
Không hơn hãy cố gắng bằng người

Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh
Có chí thì ham học
Bất chí thì ham chơi
Trí khôn tạo nên người


Đức nhân tìm ra bạn
Thành đạt nhờ đức dày
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn

Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhiều kẻ mạnh


Dễ thích nghi thì sống
Biết năng động thì nên
Đủ tài trí làm nên
Đủ sức bền thì thắng

Biết mình khi hoạn nan
Hiểu bạn lúc gian nguy
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si vì tự phụ


Tài đức cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu
Sống trung tín bền lâu
Tình nghĩa sâu hạnh phúc

Đủ tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo
Dốt nát hay làm theo
Hiểu biết nhiều thì lợi

Hỏng việc thì hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách

---
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ

Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên
Nhu nhược bị ép trèn
Quá cương thì bị gãy

Cái quý thì khó thấy
Dễ lấy thường của tồi
Của rẻ là của ôi
Dùng người tội sinh vạ


Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kì
Thận trọng từng bước đi
Xét suy khi hành động

Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả


Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu

Học bao nhiêu vẫn thiếu
Học bao nhiêu chẳng thừa
Nhân đức nhờ bán mua
Được thua không nản trí


Đủ đức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý

Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn trí dễ làm liều
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế

Lo việc nhà chớ kể
Ân nghĩa chớ đếm đong
Người phúc lộc nhờ nguồn
Sống bất nghĩa tai ương

Sống bất lương tù ngục
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn
Hay đố kị nhỏ nhen


Hay ép trèn độc ác
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh
Với mình phải nghiêm minh

Với chúng sinh thân ái
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa

Thói quen thường khó chừa


Say sưa thường khó tỉnh
Sống ỉ lại ăn sẵn
Dễ bạc phân tán mình
Sống dựa dẫm ngu đần

Sống bất cần phá sản
Hay đua đòi hoạn nạn
Quá nể bạn tai ương
Gia đình trọng yêu thương


Sống nhịn nhường hỉ hả
Thiếu tình thương man trá
Gắn vàng đá cũng tan
Biết dạy dỗ con ngoan

Chịu bảo ban con giỏi
Tinh khôn nhờ học hỏi
Cứng cỏi nhờ luyện rèn
Sống vì nhau dễ bền

Sống vì tiền đổ vỡ
Rèn con từ mới nở
Khuyên vợ lúc mới về
Muốn hiểu cần lắng nghe

Khốn nạn quên mẹ cha
Tốt đẹp hãy bày ra

Xấu xa nên đậy lại
Có ích thì tồn tại
Có hại thì diệt vong
Nhiều tham vọng long đong
Lắm ước mong lận đận
Hay vội vàng hối hận

Quá cẩn thận lỗi thời
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn
Khiêm tốn là tự tôn

Kiêu căng là tự sát
Hứa trước thì khó đạt
Hèn nhát thì khó thành
Thù hận bởi lợi danh

Tranh giành vì chức vị
Giàu sang hay đố kị
Tài trí sinh ghét ghen
Tham giàu thì cuồng điên


Tham quyền thì độc ác
Vì tiền thì dễ bạc
Vì tình nghĩa bền lâu
Người hiểu nói trọn câu

Người dốt tâu phách lối
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường xum xoe
Khờ dại hay bị lừa


Nó bừa hay vạ miệng
Đa ngôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin
Hám lợi hay cầu xin

Hám quyền hay xu nịnh

Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị ngờ


Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghèo vụng dễ theo đuôi

Người tài giỏi khó chơi

Kẻ trây lười khó bảo

Thành tâm thì đắc đạo
Mạnh bạo việc dễ thành

Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thì trọng lợi
Bất tài hay đòi hỏi
Lộc lõi khó khiêm nhường

Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài

Biết chấp nhận thảnh thơi
Hay hận đời đau khổ
Của quý thì khó giữ
Con cầu tự khó nuôi

Nhà dư của hiếm hoi
Nhà lắm người bạc cạn
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo

Dễ nổi danh kị hiền
Dễ kiếm tiền khó giữ
Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình

Bại thành từ lực trí
Thời gian đừng uổng phí
Biết suy nghĩ sâu xa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta

    06/05/2013Phan KhôiCứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các sách Tứ thơ, Ngũ kinh không được đem dạy ở các nhà trường. Các hội Tư văn, Văn chỉ cũng không còn thạnh hành mấy ở dân gian. Nay, muốn tìm cho ra cái gì là cái biểu hiệu của Khổng giáo ngày nay, thì chỉ còn ra Trung, Bắc kỳ, đến tại các văn miếu hàng tỉnh hàng huyện mà cung chiêm hai kỳ xuân tế thu tế trong mỗi năm mà thôi, ngoài ra không còn có cách gì nữa.
  • Chiêu hồn Khổng Tử!

    24/06/2014Huỳnh HoaVới hy vọng “văn hóa cổ truyền” sẽ giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp hơn, nhân bản hơn thay vì chỉ cắm cúi kiếm tiền và tìm mọi cơ hội để tham nhũng. Và để làm gương, ông Tập đã đi về quê hương Khổng Tử, tại đó ông đã triệu tập các học giả bàn cách nghiên cứu và vận dụng lời truyền dạy của Khổng Tử về luân lý đạo đức, điều hành xã hội và xây dựng cuộc sống đoan chính...
  • “Khổng Tử bị xua đuổi vì không có hộ khẩu Bắc Kinh”

    15/05/2011Nguyễn Hải Hoành
    Ngày 11/1 năm nay, Nhà Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc long trọng làm lễ khánh thành tượng đài Khổng Tử trên quảng trường Thiên An Môn. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi om xòm trong dư luận cả nước; đó là do quảng trường này là nơi linh thiêng nhất trong lòng dân Trung Quốc, xưa nay chưa hề có bất cứ tượng đài nào (trừ các bức tượng đặt trong nhà), từ năm 1949 trở đi chỉ có duy nhất một bức ảnh khổ lớn Chủ tịch Mao Trạch Đông “độc quyền” ngự trị trên thành lầu Cổng Thiên An.
  • Bảy khúc biến tấu trên một chủ đề của Khổng phu tử

    05/12/2009Cao Xuân HạoThầy Khổng (Khổng tử, húy là Khổng Khâu), người được cả và Thiên hạ tôn làm THẦY, dạy rằng: Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã (Luận ngữ)
  • Khổng giáo luận

    02/11/2009Phạm QuỳnhNgày ấy gần xa thế nào, bây giờ chưa thể biết được. Nhưng nhờ sự học vấn mỗi ngày một rộng một thâm, người Đông phương với người Tây phương mỗi ngày một am hiểu nhau hơn, chắc cũng có lợi cho sự tiến hóa chung được nhiều vậy.
  • Khổng giáo với nền khoa học kỹ thuật Trung Hoa

    15/06/2007Chu HảoẢnh hưởng của Khổng giáo giải thích vì sao TrungQuốc chưa bao giờ là mạnh trong khoa học, đặc biệt là trong các ngành khoa học trừu tượng. Ông cho rằng, Khổng giáo chỉ dạy cho người ta nghệ thuật tìm chỗ đứng của mình trong tôn ti đẳng cấp xã hội đã được định hình sẵn, chứ không khuyến khích người ta tìm tòi, sáng tạo...
  • Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử

    27/11/2006Nguyễn Thị Kim ChungBốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập.
  • “Nhân” trong luận ngữ của Khổng Tử

    17/08/2006Lê Ngọc AnhNho giáo ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên do Khổng Tử là người sáng lập. Tại quê hương của Nho giáo đã từng có lúc rộ lên "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", nhưng thực tế đã chứng minh, cuối cùng thì Nho giáo vẫn là học thuyết có sức sống lâu bền nhất...
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • xem toàn bộ