Làm sao để dân lên tiếng?

11:17 SA @ Thứ Hai - 21 Tháng Sáu, 2010

Có nhiều dẫn chứng trong lịch sử cho thấy khi mà các nhà cầm quyền xa dân - thường là khi họ đặt quyền lợi của phe nhóm mình lên trên đám đông "trăm họ", bỏ ngoài tai những những lời góp ý ngay thẳng nhiều khi là nghịch nhĩ thì hầu như chắc chắn rằng vận nước đang suy và xã hội khó tránh khỏi những cuộc khủng hoảng sâu sắc.

Ví như triều nhà Hồ ngay cả khi đã đưa ra những cải cách tiến bộ mang dáng dấp canh tân nhưng chỉ vì thiếu sự ủng hộ của bách tính nên rốt cuộc vẫn thảm bại trước sự xâm lăng của những thế lực phương Bắc bạo tàn.

Bài học về lòng dân tưởng như đã trở thành kinh điển và mang tính sống còn đối với mọi chế độ nhưng nhiều khi trước ma lực của Quyền và Tiền vẫn bị người ta ngang nhiên phớt lờ đi nếu xã hội thiếu những thiết chế cụ thể để người dân thực sự được cất lên tiếng nói.

Một trong những thiết chế cơ bản để người dân được "mở mồm nói" tức là thực hiện quyền dân chủ như Bác Hồ diễn đạt một cách nôm na đã được đề ra ngay trong bản Hiến pháp 1946, đó là quyền phúc quyết của nhân dân trước những vấn đề trọng đại. Trong những bản Hiến pháp năm 1959 (điều 53) ,1980 (điều 100) và 1992 gần đây nhất (điều 53, 84) đều có đề cập đến việc trưng cầu dân ý, nhưng trên thực tế cho đến hôm nay sau 64 năm chúng ta vẫn chưa có Luật trưng cầu dân ý và những cơ chế cụ thể để thực hiện luật có tính nền tảng của nền dân chủ nhân dân này.

Những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như mở rộng Thủ đô, đưa trung tâm hành chính Quốc gia lên chân núi Ba Vì hay những "siêu dự án" như xây đường sắt siêu tốc Bắc- Nam v.v... có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của quần chúng nhân dân là những người mà cả con, cháu của họ sẽ nhiều năm phải đóng thuế để trả nợ nước ngoài, thiết nghĩ nên để nhân dân phúc quyết.

Ngày nay trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ để người dân góp ý có trách nhiệm với xã hội đòi hỏi họ phải được tiếp cận nhiều thông tin đa chiều, đa dạng và có chất lượng, nhưng xã hội chúng ta còn rất e ngại trước những thông tin có khi chỉ là bình thường nhưng vẫn có thể bị một số cơ quan hoặc cá nhân tùy tiện "liệt " vào diện "nhạy cảm" hay "mật" và ngược lại những thông tin thực sự mật lại bị dò gỉ một cách vô lối. Chung quy chỉ vì chúng ta chưa có Luật về tiếp cận thông tin.

Khi chấp nhận cơ chế thị trường thì điều không tránh khỏi là sẽ hình thành những nhóm lợi ích khác nhau và những mâu thuẫn quyền lợi giữa chủ và thợ . Người lao động bị quỵt lương, ép làm thêm giờ, nông dân bị quan tham nhiều địa phương bớt xén tiền đền bù giải tỏa, cư dân bị những chủ đầu tư kiểu "Vedan" bắt hứng chịu thảm họa ô nhiễm môi trường v.v ...

Những bức xúc đó trong xã hội cần được dư luận và các nhà lãnh đạo biết để kịp thời có biện pháp giải tỏa nhằm giữ được sự phát triển hài hòa và bền vững. Thiết nghĩ đã đến lúc cần có Luật về biểu tình để người dân thể hiện ra một cách có trật tự và văn hóa những bức xúc của mình.

Những luật nêu trên đã được các cơ quan có trọng trách dầy công nghiên cứu và đã hình thành nên nhiều phương án dự thảo. Hơn bao giờ hết, nhân dân rất mong rằng sẽ không có tình trạng "quy hoạch treo hay dự thảo treo" đối với những luật hết sức quan trọng này để chúng sớm được Quốc hội đưa ra thảo luận và thông qua góp phần thiết thực vào công cuộc Đổi mới đang diễn ra từng ngày, từng giờ.

Nếu sớm làm được điều đó thì bản lĩnh của các nhà lãnh đạo sẽ được tỏa sáng và lòng tin của nhân dân càng được củng cố vì mọi người khi đó thấy rằng đã có thiết chế xã hội bảo vệ và khuyến khích họ bày tỏ ý kiến một cách xây dựng.

Đối với chúng ta, đó thực sự sẽ là một bước phát triển về chất.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Chế độ dân chủ (Nhà nước và xã hội)

    21/05/2009Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách giáo khoa được viết một cách rõ ràng, dễ hiểu, với văn phong hài hước sẽ giúp các cháu học sinh đồng nhất mình với các nhân vật được trình bày. Mà nhân vật ở đây chính là Quốc hội, các nhà hoạt động Nhà nước và cả Tổng thống nữa.
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Tiếp xúc cử tri: Bệnh hình thức cũ, nên từ

    18/09/2006Kiên ĐịnhNếu như bệnh thành tích trong ngành giáo dục như một chứng kinh niên làm lung lay nền tảng đạo đức, thì với các Đại biểu nhân dân việc tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân chúng đang bị bệnh hình thức chế ngự như một chứng nan y, mà hậu quả cũng không kém phần nguy hiểm...
  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Quốc hội đã tranh luận gay gắt khi biểu quyết

    25/04/2003Một kỳ thi mới sắp bắt đầu. Nhưng đến nay, việc nên hay không nên tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (TNTH) đang còn nhiều ý kiến tranh cãi. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vẫn kiên quyết bảo lưu ý kiến nên tiếp tục kỳ thi này với lý do "không thi là không học!". Còn phụ huynh, học sinh, các nhà giáo dục và ngay cả nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với ngành vẫn cho đó là một kỳ thi không cần thiết. Chuyên trang này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề này, cũng là để các cơ quan chức năng có thêm thông tin nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn...
  • xem toàn bộ