Lạm phát thói tật
Năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử GDP bình quân đầu người của Việt Nam vượt ngưỡng 1.000 USD/năm( chính xác là 1.024 USD). Tuy nhiên theo ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Thống Kê Tài Khoản quốc gia, không phải vì thế mà Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo để gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập loại trung bình thấp của thế giới. Vậy khi thu nhập bình quân của đầu người đã vượt ngưỡng ngàn đô, tại sao chúng ta vẫn chưa thể tận hưởng dư vị ngọt ngào của thành tựu này? Đơn giản, chỉ cần liếc qua tỷ lệ lạm phát năm 2008 ở mức hai con số là biết ngay thủ phạm phá hỏng bữa tiệc là ai.
Rõ ràng bước tiến ấn tượng về tăng trưởng kinh tế lạm phát tước bớt đi vẻ lấp lánh và nó còn đe dọa các thành quả mà khó khăn lắm mới đạt được. Lạm phát về giác độ nào đó có thể hiểu là sự dư thừa mang tính tiêu cực. Tuy nhiên trong đời sống kinh tế xã hội không chỉ kinh tế mới có câu chuyện lạm phát, mà nhiều lĩnh vực khác cũng khiến người ta phải giật mình về sự dư thừa đáng xấu hổ. Trở lại sự kiện phố hoa Hà Nội còn nóng hổi tuần rồi, trước nay người Hà Nội vẫn tự hào về truyền thống ngàn năm văn vật và “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”… Tuy nhiên, với những gì xảy ra ở bờ Hồ Hoàn Kiếm, chắc không ít người Hà Nội cảm thấy ngượng ngùng, thậm chí thấy xấu hổ về sự dư thừa những hành vi dưới văn hóa, về cách ứng xử với cái đẹp cũng như sự thiếu vắng văn hóa công cộng ở nơi lẽ ra phải là mẫu mực của nếp sống đô thị cho cả nước.
Nghèo thường đi đôi với hèn nhưng giàu chưa chắc đã biết sang. Đời sống kinh tế khá hơn không có nghĩa là tỷ lệ thuận về văn minh đô thị và văn hóa ứng xử. Tiền Phong từng mở diễn đàn “Người Việt - Phẩm chất và thói hư, tật xấu” với mong muốn góp phần cảnh tỉnh về vấn đề này. Diễn đàn đã dừng lại nhưng cuộc sống thì vẫn cứ tiếp diễn, và vì thế việc nhắc nhở về sự lạm phát thói tật để cứu chuộc một chút tự sỉ dường như vẫn chưa phải là lúc dừng lại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005