Quách Phác ngày xưa có bài ca bốn câu tả người đàn bà:
Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò. Cao thấp lẽ có khác, Một thả cùng tuyệt vời!
Ý vị thay lời thơ cổ! Đàn ông với đàn bà thực là mây với khói, địa vị có khác nhau mà tính chất cũng là một: tạo vật cùng cho cái sức bay bổng như nhau.
Đã cùng có sức bay bổng như nhau, sao nỡ để kẻ mau người chậm?
Bởi đó mà vấn đề giáo dục đàn bà con gái, thành ra một việc quan trọng vô cùng.
Cớ sao từ xưa đến nay, dù nước nào cũng vậy, đàn ông vẫn được trọng mà đàn bà phải chịu khinh?
Chẳng qua là bởi lẽ yếu mạnh tự nhiên, lẽ ấy bắt đầu từ khi các xã hội mới thành lập, mà nhân tuần mãi đến những thời đại đã văn minh. Bàn bà bẩm sinh kém đàn ông bề lữ lực, nên từ nguyên thủy vẫn mang phận mỏng hèn. Rồi sau các xã hội đặt pháp luật, dựng luân lý, cứ chuẩn y cái địa vị lúc ban đầu mà nhận thành một công lệ thiên nhiên. Từ đấy nhân loại tiệt nhiên chia làm hai phần: đàn ông là bậc chủ nhân, đàn bà là hàng nô lệ. Xét lịch sử các dân các nước, đời xưa đời nay, về khoản thân phận người đàn bà trong xã hội, thực là lắm đoạn thảm thê thê thảm, biểu dương mà lưu truyền đến thiên vạn cổ cái ô danh ô hạnh của giống tu mi!
Mãi đến cận đại, các nước Âu châu mới xướng lên cái thuyết đàn ông đàn bà bình đẳng, thực là mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. Người đàn bà như mây hoa mọc trong buồng tối, đem ra nơi sáng sủa mát mẻ, hô hấp cái không khí tự do của trời đất, được thỏa sức mà nở nang, thơm tho mà tô điểm thêm cho cuộc đời trên cõi đất.
Từ xưa thế giới là của riêng của đàn ông, từ nay thế giới là của chung cả đàn bà. Đàn bà tuy không làm những sự nghiệp lớn lao, biến cải mặt địa cầu, nhưng ảnh hưởng trong gia đình, trong xã hội, đằm thắm mà sâu xa biết dường nào! Ai cũng biết văn minh của các nước Thái Tây ngày nay vừa có sức mạnh mẽ mà vừa có vẻ thanh tao, vẻ này điều hòa cho sức kia được mềm mại êm đềm, khỏi thành ra cái võ lực thô bỉ mà tàn bạo. Sức mạnh mẽ ấy là công của đàn ông đặt máy móc, lập công trình, đào sông xẻ núi, lội bể vượt không; vẻ thanh tao kia là công của đàn bà, trong bể vật chất cạnh tranh ngày nay, gây thành một chốn Bồng lai tiên đảo, gồm hết cái ái tình, cái phong thú của đời người mà bày ra những cảnh nên thơ nên mộng. Người ta ở trong một cõi đời chỉ om sòm những tiếng máy móc, nồng nàn những khí cạnh tranh, thì sống sao được? Phải có lúc được nghe giọng hát véo von, cung đàn dìu dặt, trông bóng trăng mà không ghen đến chị Hằng.
Hằng Nga đã bỏ cung mây xuống trần,
thì mới giải được mọi sự phiền muộn, thư thái được tinh thần mà di dưỡng được tình tính.
Ấy cái thiên chức của người đàn bà ở đời như thế. Phàm giáo dục đàn bà con gái phải tùy theo cái thiên chức ấy mới là phải đường, mới là hợp lẽ vậy.
Như ở nước ta từ xưa đến nay, phép dạy đàn bà con gái thế nào?
Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.
Các tác phẩm chính:
- Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962) - Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004) - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007) - Một tháng ở Nam Kỳ - Mười ngày ở Huế - Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003) - Hoa Đường tùy bút
>> Trang tác giả: Phạm Quỳnh
Một nước có những đàn bà giỏi như thế, sao nỡ lãng bỏ mà không chăm chút việc giáo dục, khiến cho thành nhân cách hoàn toàn, xứng đáng với cái tư chất tốt, với địa vị cao trong xã hội?
Ngày xưa nho học giới nghiêm về đường đạo đức, người đàn bà dẫu không có học cũng chịu cảm hóa trong gia đình mà đủ giữ được phẩm hạnh. Sức cảm hóa ấy vừa mạnh vừa sâu, người con gái mới sinh ra do hình như hô hấp ngay trong không khí quanh mình. Rồi sau lớn lên, ai nấy đều như ngầm hiểu mà tự biết cái đường chính nên đi, không mấy người đến nỗi sai lạc. Nhưng đó chẳng qua là sự hun đúc tự nhiên của xã hội. Trình độ đạo đức trong xã hội còn cao bao nhiêu thì sự hun đúc ấy còn có hiệu nghiệm bấy nhiêu. Trình độ càng thấp xuống thì sự hun đúc cũng càng ngày càng phai lạt dần đi. Lò than có hồng mới đủ sức nóng mà hun được vật ngoài; lò than đã vạc thì ngoài da còn lạnh, mong chi ấm áp được đến ai?
Lòng đạo đức trong quốc dân ta ngày nay, tức là cái cảnh lò than đã vạc, mỗi ngày một nguội dần đi. Phàm người biết trông biết nghĩ, ai cũng phải công nhận như thế. Sự nguội lạnh ấy hại cho đàn ông một, mà hại cho đàn bà mười. Đàn bà là cái cây cảnh quý của trời đất, bẩm ra thân yếu ớt mà lá mong manh, phải trồng trong nhà “ôn thất” mới sống được; nếu đem hạ nhiệt độ xuống, nếu lại để cho xông pha sương tuyết nắng mưa thì được mấy nả mà cây tàn lá rụng?
Than ôi! Phẩm hạnh người đàn ông kém, cái hại cho xã hội thực là to; hại ấy cũng chưa bằng là phẩm hạnh người đàn bà hư; vì đàn bà hư là hại đến nguồn gốc xã hội vậy.
Xét như thế thì một đàng tư tưởng mới của thế giới văn minh ngày nay chủ trương cái thuyết nam nữ bình quyền, giục giã ta phải lưu tâm về sự giáo dục đàn bà con gái, khiến cho đàn bà ở đời bây giờ cũng được địa vị quyền lợi tương đương với đàn ông; một đàng thì bởi nền đạo đức cũ suy đồi, cái tình thế riêng trong xã hội khiến cho người đàn bà khó biết nương tựa vào đâu mà giữ được phẩm hạnh, dễ mắc những phong thói bại hoại ngày nay, cần phải giáo dục cho đến nơi mới có đủ tư cách mà tự chủ tự thủ được.
Hai phương diện ấy tuy khác nhau, nhưng kết luận đều là cần phải cho đàn bà con gái được học, học cho đến nơi đến chốn, ngõ hầu được biết nghĩa lý mà suy xét điều nọ lẽ kia, không thể để mang nhiên như xưa được nữa.
Hiện nay còn có nhiều người đeo cái não đời Trung cổ mà chủ trương cái thuyết bó buộc người đàn bà, không muốn cho thông hiểu điều gì, nói rằng đàn bà càng biết chữ lắm càng dễ nhiễm thứ xấu nhiều; bất nhược để cho ngu dốt như xưa lại dễ dạy hơn. Không những cái tư tưởng ấy không có lượng, chỉ có lòng vị kỷ của đàn ông, mà lại thực trái với tình thế hiện thời. Phong bội ngày một mở mang, văn minh ngày một tiến bộ, cuộc đời như bài kịch hay, lắm vẻ ly kỳ, lắm màu thú vị, đàn ông có thể giữ lấy một mình mà coi, không cho đàn bà được dự sao? E ngăn cấm bao nhiêu lại càng giục lòng hiếu kỳ bấy nhiêu. Mà lòng hiếu kỳ không được thỏa mãn, dễ sinh ra lắm nỗi hiểm nghèo, di hại cho xã hội không phải là ít vậy.
Ai không nhớ chuyện Phật tổ ngày xưa, vua cha từ khi sơ sinh cố giữ không cho ra ngoài cung để khỏi trông thấy nhưng cảnh phiền não ở đời. Từ nhỏ đến ngót ba mươi tuổi, Như Lai mang nhiên không biết nông nỗi người đời sống thác ra sao, thường khao khát muốn được xem xét tận nơi. Bèn mưu với tên thị vệ, trốn đấng Hoàng khảo, ra dạo chơi nơi phố phường. Bốn lần ra bốn cửa thành thị lần thứ nhứt gặp người hành khất, lần thứ nhì gặp kẻ bệnh nhân, lần thứ ba gặp đám tang ma, lần thứ tư gặp người đạo sĩ; bốn lần trở về đều phát phiền, nghĩ cõi trần là nơi khổ hải, nên đi tu cho thoát nợ đời. Bấy giờ vua Cha tự hối muốn tránh cho con khỏi trông những cảnh phiền não mà thực là gây cái mối phiền não ở trong lòng.
Nay muốn khỏi sự nguy hiểm ấy, phải kíp mưu việc: giáo dục đàn bà con gái, xét xem như trình độ nước ta ngày nay thì cách giáo dục phải thi hành thế nào cho thích hợp.
Vấn đề khó giải thay! Vì sự giáo dục ấy chưa có cơ sở, nay nhất thiết phải gây dựng cả, phải định mục đích sự học, nghĩ phương pháp nên theo, lượng kết quả về sau, do ảnh hưởng bây giờ; nói rút lại là phải xét xem nước ta hiện nay cần người đàn bà phải có những tư cách như thế nào, và phải dạy học ra làm sao cho có thể gây được những tư cách đó.
Ở nước ta ngày nay, có thể dạy học được, còn thuộc về hạng thượng lưu trong xã hội. Thượng lưu là gồm những nhà thế gia cự tộc, cùng đại để những bậc nền nếp giàu sang, không bị bách về đường doanh sinh mà có thể lưu tâm về sự học vấn. Tuy những nhà thế phiệt tất mỗi ngày một ít đi, nhưng lại có một hạng người khác xuất thân hàn vi mà gặp thời gặp vận gây dựng nên cơ đồ lớn, có công mở mang nền kinh tế trong nước. Những nhà ấy như bên Âu châu thì gọi là bậc “cao cấp trung lưu”, bên ta cũng có thể liệt vào hạng thượng lưu được. Thường là những tay hào phú, tự mình đã quá tuổi không học được, tất hết chăm chút cho sự giáo dục các con về sau này.
Đến như trung lưu thì là gồm cả những nhà Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung, không giàu không nghèo, vừa đủ sức cho con đi học, nhưng thường coi sự học là một cái vốn về sau mà cốt vụ đường thực lợi. Hạng trung lưu đó là phần đông hơn cả, lại là phần chăm chỉ cần mẫn, ham bề tiến thủ; một nước phải lấy đấy làm gốc, nước giàu dân mạnh cũng là nhờ công phu tài trí của hạng này nhiều.
Trong việc giáo dục đàn ông con trai không thể phân biệt thượng lưu trung lưu, vì mục đích sự giáo dục ấy là để đào tạo nhân tài, mà nhân tài không có thể lấy giai cấp mà hạn chế được. Đến như sự giáo dục đàn bà con gái thì là cốt nhất gây lấy nhân cách hợp với tình thế cùng hoàn cảnh trong xã hội; xã hội có đẳng cấp, sự học cũng phải tùy mà thay đổi. Cậu ấm con quan lớn hay là anh cả con bà hai, nếu có tư cách tốt cũng có thể tiến đạt bằng nhau mà cùng làm nên sự nghiệp lớn. Nhưng cô chiêu sinh nơi phú quí với chị mỗ đẻ chỗ bán buôn, thì cái cảnh ngộ đã khác sự học hành cũng không thể giống nhau được.
Bởi thế nên trong việc giáo dục đàn bà con gái, phải tùy địa vị trong xã hội mà xếp đặt phương pháp vậy.
Cứ như trên đã nói về địa vị người đàn bà ở các nước văn minh, thì đàn bà tuyệt phẩm ví như cái hoa thơm, hòn ngọc quí để tô điểm cho đời người được thêm vui thêm thú. Người đàn bà con gái đứng vào bậc thượng lưu trong nước cũng có thể mang một cái hy vọng tuyệt phẩm ấy ở trong lòng. Sinh trưởng nơi phú quý, phải có cái học thức tương đương với địa vị mình. Không phải lao động về đường doanh nghiệp, phải có cách tiêu dùng thì giờ cho xứng đáng. Cổ nhân dạy đàn bà con gái những nhà quí tộc các nghề phong nhã như: cầm, kỳ, thi, họa . Tuy ở đời thực học này, những nghề ấy đã mất giá đi nhiều; nhưng không phải là đáng bỏ hẳn. Nghề đàn nghề thơ bao giờ cũng vẫn là hai món tất yếu của người con gái “hay chữ”. Nhưng trước hết hãy hỏi người con gái ở nước ta phải “hay chữ gì?”. Theo ý tôi thì quyết là phải “hay” chữ quốc ngữ. Đàn bà, con gái học ngữ không những học để biết viết mà thôi, phải học cho đến làm được thơ được văn bằng quốc âm. Biết đâu? Đương buổi quốc văn còn nghèo ngặt này đàn ông vì thời thế không thể chuyên chủ cả tinh lực mà luyện tập lấy tiếng nước nhà, người đàn bà nếu đem cái tài tình riêng của mình mà uốn nắn cho lời nôm được mềm mại, thanh tao mà cũng yểu điệu như mình, khá lấy diễn được hết những cảnh sầu vui ttong mộng thế, mối cảm động tỏng tính tình, thì thơ văn nôm sau này há lại chẳng được nhờ cái công đào tạo phấn khởi bồng lên dư? Cái não khô khan của đàn ông vun trồng mãi chưa thành, có lẽ mối tình đườm nhuận của đàn bà tẩm tưới mà nên chăng? Chúng ta rất mong mỏi các tân nữ sĩ sau này.
Nhưng đó là cái mộng tưởng, sự hi vọng về tương lai. Hiện nay còn dạy văn quốc ngữ cho con gái mới là phải, nhưng văn chưa thành, sách chưa có, dạy thế nào bây giờ? Kể câu hỏi đó cũng khó trả lời thật. Nhưng đợi đến ngày có nhiều sách hay bằng quốc văn xuất hiện ra đời, mà mong rằng ngày ấy không xa, hiện sách quốc ngữ đã có ít nhiều có thể cung cho sự cần dùng của các bà các cô lúc mới đầu. Nhất là những thơ truyện cũ (như truyện Kiều, Cung oán, Nhị độ mai, Chinh phụ, Lục Vân Tiên, v. v.), lại là hợp tính chất người đàn bà lắm. Một nền thơ kiệt tác như truyện Kiều mà khéo diễn giải, bình luận, thuyết minh cho đàn bà con gái nghe thì tưởng không kinh thánh truyện hiền nào hay bằng, thiết tha mà thâm trầm bằng! Các cụ ngày xưa vẫn giới nghiêm về truyện Kiều, không cho con gái đọc, sợ dâm loạn mất tính tình. Thiết tưởng các cụ quá nghiêm như vậy là lầm. Người ta thường nói đàn ông thuần lý, đàn bà thuần tình, thuần lý thì để lấy lý mà phục, thuần tình thì phải lấy tình mới cảm được. Truyện Kiều thực là một kho tình vô hạn, mỗi câu như mang nặng một gánh tương tư với đời. Lại là một cái gương tầy liếp, phản chiếu cho ta trông thấy hết các hạng người trong xã hội, người nào tật nấy in như thực, như trên màn chớp bóng vậy. Vậy thì những sách như truyện Kiều chẳng là những “sách giáo khoa” tuyệt phẩm cho nữ lưu dư?
Ta bàn khí dài về sự học quốc văn mà chưa kịp nói đến các môn học khác cần cho đàn bà con gái. Tuy người thượng lưu có thể chuyên trọng về nghệ thuật văn chương, nhưng không phải là lãng bỏ được các thôn thực học Toán pháp, cách trí, vệ sinh, địa dư, lịch sử, đều là những môn học thiết yếu cả. Nên dùng quốc ngữ mà dạy những điều phổ thông cần phải biết. Lại các môn nữ công khác, như thêu thùa, làm bánh, kết hoa, v. v. cũng nên thông thạo cả. Còn nghề đàn, nghề vẽ, là những nghề tài hoa, học được rất nên dụng công. Người con gái nào có tư chất thông minh, muốn học lên bậc cao đẳng hơn nữa, thì phải nghiên cứu một ít Hán học. Đã thông văn nôm thì học chữ Hán cũng dễ, không bao lâu tất đọc sách ngâm thơ được. Đến khi ngâm câu Đường thi, bình bài cổ văn mà hiểu được nghĩa, thì bấy giờ cái cổ học là đủ, không cần phải miên man vào kinh truyện cho lắm. Nếu còn có sức học được nữa thì học thêm Pháp văn lại là hay lắm. Nhưng muốn học chữ Pháp cho thông phải lâu năm, mà cái thời kỳ học của người con gái, dẫu là người thượng lựu nữa, cũng có hạn nhất định, không thể quá được. Thiết tưởng đến khi kiêm thông được ba thứ chữ thì nhà nữ sĩ đã đến tuổi hôn nhân, mà sắp bước vào một cuộc đời mới vậy.
Nhưng cứ cái học thức như trên, cũng tạm đủ làm người đàn bà thượng lưu trong xã hội ta. Các khoa phổ thông đã liệp thiệp, tuy chưa được rộng được sâu nhưng cũng biết ngành khái, lại thêm đọc thơ văn để có một điều khó khăn, là đã đành rằng hàm dưỡng tính tình, dù lấy chồng là người có vị vọng hay kẻ có học vấn, cũng là có cái tri thức tương đương với địa vị mình. Trong cuộc giao tế, biết lấy tài hoạt bát ứng đối mà trang điểm cho câu chuyện, ai nghị luận gì cũng am hiểu mà biết bày tỏ ý kiến riêng; không tất nhiên là phải có tư tưởng sâu sắc hơn người, cốt là lời nói xuất ư tự nhiên mà đạt được ý tứ của mình vậy. Đã nghiệm phàm đàn bà ăn nói tự nhiên, dù lời nói rất tầm thường cũng có cái thú vị riêng. Đã có cái biệt tài hơn đàn ông như vậy, không nên lạm dụng. Vì thói thường đàn bà ở nước ta hễ hơi biết chữ tất lên mặt cao kỳ. Công giáo dục là phải sửa cái thoi ấy lại, khiến cho nhớ rằng bao giờ sự ôn nhu khiêm nhượng vẫn là đầu các nữ hạnh.
Ấy đại khái phép giáo dục đàn bà con gái bậc thượng lưu như thế. Sự giáo dục ấy xưa nay hầu như không có, nhà nào có cũng là còn khuyết điểm nhiều. Đại để các nhà quan thường cho con gái học, song sự học ấy không có định kiến, kết quả cũng là thuộc về hư không vậy.
Ngày nay nếu con gái bậc thượng lưu nước ta, vào khoảng mười tám, hai mươi tuổi, mà đều có cái học thức như vừa phác họa ở trên, thì tưởng trong xã hội ta cũng nảy được một cái tia sáng mới, một cái hương thơm lạ ở miền khuê các, chốn gia đình vậy. Dân ta có lẽ nhờ đó mà bước được một bước to trên con đường văn minh tiến hóa.
Nhưng bậc thượng lưu còn là số ít; hạng trung lưu mới thực là phần đông trong xax hội. Sự giáo dục đàn bà con gái bậc thượng lưu là không chủ một cái mục đích cận lợi gì, chỉ cốt gây dựng nhân cách, đào luyện tính tình; giáo dục đàn bà con gái bậc trung lưu, ngoài việc gây dựng nhân cách, còn phải vụ sự thực ích thực lợi nữa.
Đại để xưa nay các nhà phường phố không từng cho con gái học chữ. Mới lớn lên đã phải tập theo nghề nhà, chăm việc bán buôn, còn lúc nào mà lưu tâm đến sự học, từ ngày có trường nữ học, đã có nhiều nhà đua nhau cho con vào trường, nhưng thường thường chỉ cho học mấy năm còn nhỏ mà thôi, đến 14, 15 tuổi thì đem về coi sóc việc nhà ngay. Nên cái học ấy cũng chưa thành kết quả được mấy. Vả chương trình các trường nữ học còn chưa được thích hợp với trình độ nước ta. Phàm phổ thông giáo dục mà dạy bằng tiếng ngoại quốc nhiều là thất sách cả. Đối với con trai còn hại, huống chi là con gái.
Đại khái phép giáo dục con gái bậc trung lưu cũng sâm si với bậc thượng lưu mà nên lấy quốc văn làm chốt. Nhưng có điều khác, là văn chương nghệ thuật không trọng bằng thực học thực nghiệp. Nên dạy cho biết các khoa phổ thông bằng quốc ngữ, lại chú trọng về các nữ công, như vá may, thêu thùa, đan dệt, v. v. Có một khoa cũng cần lắm, là khoa kế toán, học giữ sổ sách buôn bán, tinh toán tiền nong đồ hàng, vì phần nhiều con gái bậc trung lưu là Được các bài giảng diễn. Không những các cô học trò, các bà cũng có thể buổi buổi đến nghe được vì ban này vừa là một lớp dạy học lại vừa là một nơi diễn đàn, cách tổ chức tham bác cả hai đàng. Nếu thuần là một lớp dạy học thì chương trình nhất định, e đàn bà con gái không hứng theo; nếu thuần là một nơi diễn đàn thì những bài diễn giải hoặc thất ư quá phiếm, có lẽ không được thiết thực và bổ ích cho sự giáo dục. Ngoài các bài các diễn thuyết, lại đặt cho nhiều món nữ công do các bà giáo dạy. Thêm một khoa dạy toán, một khoa dạy hát nữa, cũng lại là hay lắm. Nói rút lại thì khéo điều hòa nghệ thuật với thực học, cho cô con gái sau khi ở học viện ra có đủ tư cách người tài hoa kiến thức đáng làm chủ nhân trong cuộc xã giao.
Trong học viện sẽ dạy mọt lớp riêng dạy chữ Hán, chữ pháp cho những người có thể học cao hơn được đến bậc ấy. Cách dạy học thì như đã bàn qua trên kia, cốt thông hiểu, không vụ nghiên cứu.
Nhưng phần cốt yếu vẫn là phần giảng thuyết, vì chỉ có cái lối dạy ấy là hợp với tính chất người đàn bà. Dùng cách nói chuyện mà dạy, thì người học cũng vui mà người dạy cung vui. Người học lại được cái lợi nữa, là học không khó nhọc gì, chỉ nghe mà biết. Nếu được ông bà giáo giỏi thì cái hiệu lực của cách dạy ấy có lẽ bằng bội phần cách dạy thường. Đó là một điều nên chú ý trong khi kén chọn các giáo viên. Nên lựa vừa người tân học vừa người cựu học, không nệ bên nào.
Ấy là ý riêng của tác giả về cách tổ chức một nhà học viện cho nữ lưu nước nhà. Cũng biết đó chẳng qua là một sự mộng tưởng mà thôi., chưa có thể mai thực hiện ngay được. Hiện nay nước ta chưa có nữ giới như các nước; đàn bà chưa có một cuộc “xã giao” chung, xưa nay thường ai ở nhà nấy, không hay có dịp đi lại giao thiệp với nhau mà bàn xét đến những điều ích lợi chung. Lại thêm phong tục có điều chặt chẽ, bó buộc người đàn bà, không được tự do cử chỉ. Bấy nhiêu sự ngăn trở không thể nhất quán mà vượt qua được, nên cũng chưa mong cái công cuộc lớn lao về sự giáo dục đàn bà con gái đã sắp đến ngày khởi hành mà thành công ngay được. Nhưng tây-nho có câu: “Mộng tưởng là mẹ sự thực”. Phàm sự kiến thiết lớn, lúc khởi thủy cũng là do một cái ý tưởng xuất hiện ra trong tâm trí một người. Như thế thì cái mộng tưởng trên kia không phải là vô ích; nếu lại khiến được nhà tri thức trong nước để ý vào vấn đề giáo dục này thì có lẽ cũng là sự mơ mộng hay vậy.