Vô Duyên

08:58 SA @ Thứ Bảy - 05 Tháng Mười Hai, 2009

Tập Hoa Đường tùy bút – Kiến Văn, Cảm Tưởng I, với bài cuối cùng Cô Kiều và tôi viết còn dở dang là những lời tâm sự ông rút từ ruột gan mình muốn thổ lộ, nhắn gửi với người đời sau. Đây là bản thảo đầu tiên ông viết chỉ để mình đọc, chưa phải để đưa đi in.PhamTon's blog đã thu thập bản sao chụp toàn bộ 11 bài ấy và công bố nguyên văn.


Còn như vô duyên cũng có năm bảy đường: có kẻ bất tài mà vô duyên, tưởng lẽ tự nhiên là thế, nhưng nghĩ kỹ vô duyên không phải ở bất tài, không tất nhiên bởi bất tài; bất tài mà yên phận thời dẫu không có duyên cũng không đến nỗi nào; chỉ vì bất tài mà không yên phận, không tự lượng, lại tự phụ chống chỏi với số phận, không có duyên mà miễn cưỡng cho có phận, thời bất tài mới thành ra vô duyên, mà đã vô duyên thời dễ sinh cho người chán.

Có kẻ hữu tài mà vô duyên:

Hữu tài thường nỗi vô duyên lạ đời!

Là có làm sao vậy? Cớ sao người có tài lại thường không có phận, và “chữ tài liền với chữ tai một vần”? Lại cớ sao người có sắc cũng như người có tài:

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành, cũng cùng chung một số phận không may như vậy?

Cái đó bất công quá, khiến cho ta phải trách ông Tạo-Vật là ghen kẻ sắc tài.

Nhưng mà “hữu tài” mà “vô duyên”, nghĩ kỹ có lẽ cũng không phải là chuyện “lạ đời” chi. Kẻ có tài thường cậy tài, người có sắc thường hay cậy sắc; có tài có sắc là có cái hơn người, hơn người mà biết rằng hơn người, dễ sinh lòng tự cao tự phụ. Nếu cái bí quyết màu nhiệm ở đời là thuận theo dịp điệu thiên nhiên của sự vật, không phá vòng nhân quả mà biết giữ mối tương quan thời kẻ hữu tài là người thường không có sẵn lòng thuận nhận như thế, muốn cậy ở tài mình mà can thiệp vào sự vật, thay đổi xoang điệu (Cái điệu của bản nhạc – PT chú), xáo lộn nhân duyên, đoạn tuyệt quan hệ, tự hào rằng: “nhân định thắng thiên” là thường. Nhưng “nhân định” có bao giờ “thắng thiên” được. Bởi thế nên thất bại; thất bại vị chi là vô duyên.

Nhưng vô tài mà vô duyên, dễ sinh cho người chán; hữu tài mà vô duyên dễ khiến cho người thương.

Cho nên lòng người vẫn sẵn mối liên tài (Thương người có tài mà không gặp vận tốt – PT chú); liên tài là thương cho người tài mà vô duyên vậy.

Nay vô tài mà vô duyên, muốn khỏi khiến cho người chán, chỉ nên thủ thường yên phận, đừng để cho người đời để ý đến mình làm chi, tự cam tâm chìm đắm trong đám quần chúng vô danh, thế là hơn cả.

Còn những người hữu tài mà vô duyên, cũng chẳng nên để cho thiên hạ thương tiếc làm chi, chẳng hay gì cho mình, mà cũng vô bổ cho đời. Đã không có duyên với đời, thời nên đoạn hẳn trần duyên, lánh xa cõi đời, mà đem mình gởi nơi am thanh cảnh vắng, để di dưỡng tính tình. Nếu quả có tài cao lỗi lạc thời tài ấy không bị miễn cưỡng làm vật trao đổi với đời nữa, sẽ nhờ cảnh tịch mịch mà phát triển được hoàn toàn.

Đạo Phật là nơi lánh mình thích hợp nhất cho hạng người đó.

Bản thảo viết tay Hoa Đường Tùy Bút- Kiến Văn, Cảm Tưởng I của Phạm Quỳnh

Phạm Quỳnh(Mùa hạ năm 1945)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ buộc chân voi

    24/08/2017Phạm QuỳnhQuần chúng phải buộc bằng những sợi chỉ vô hình của đạo đức, luân lý, phong tục, tập quán, sợi chỉ mong manh nhưng cũng là sợi chỉ thiêng liêng, nhờ đó mà loài người mới thành xã hội có kỷ cương, nếu không thời chỉ là những đám đông ô hợp, hỗn hào, loạn tạp.
  • Câu chuyện nhân duyên

    29/03/2016Thục TrinhCuộc sống thật khó khăn. Chẳng thể ngày một ngày hai mà đến được với Đạo Phật, chẳng phải đã đến rồi mà theo được. Theo rồi chưa chắc đã giác ngộ được …Tất thảy còn phải do duyên nghiệp mà nên. Ấy mới cần phải tu hành, và quan trọng hơn cả phải nhất tâm tin tưởng con đường mình chọn là đúng đắn...
  • Buổi sáng khi thức dậy…

    11/04/2014Mang Viên LongMặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống. Cô giáo dạy triết của tôi thời năm lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ) đã ngoài 60 – mỗi lần đến thăm cô (hay bất ngờ gặp lại cô ở đâu đó) cô đều chép miệng nói : “Cuộc đời sao nhạt nhẽo, vô vị quá, phải không em?”...
  • Con người hiểm độc

    01/12/2009Phạm QuỳnhVậy thời cái con người hiểm độc ấy nó thế nào? Có thể tả được bức tranh tâm lý về con người ấy, bằng nét vẽ phác họa, đủ cai quát (Bao quát toàn bộ – PT chú) mà hình dung được một nhân vật chung trong xã hội, không mang tiếng là ám chỉ một cá nhân đặc biệt nào, có thể vẽ được bức tranh phá bút như thế không?
  • Tư tưởng Keyserling

    28/11/2009Phạm QuỳnhXét đời người phải xét đến sự sống, vì đời người là cái khoảng người ta sống trên mặt đất. Nhưng người ta cũng là một giống trong muôn vàn giống sinh vật khác; xét sự sống của người ta là xét sự sống của hết thảy các sinh vật trên mặt đất.
  • Phần 2: Phật lí uyên nguyên

    06/11/2009Phạm QuỳnhNghiệp báo, luân hồi, yếm thế, khổ hạnh - đó là mấy cái mầm lớn của đạo Phật manh nha ra từ đó; sau này rồi mỗi ngày một lớn lên, nhưng gốc cũng ở trong đạo Phệ-đà cả.
  • Phần I: Phật tổ sự tích

    04/11/2009Phạm QuỳnhMột nhà làm sách Nhật Bản có nói rằng: “Hai cái nguồn lớn của văn hóa Đông Á ta là Khổng giáo và Phật giáo. Ngày nay dẫu ta theo đòi văn minh học thuật Thái Tây, ta cũng chớ nên quên nguồn gốc cũ”.
  • Văn học, chính trị

    16/09/2009Phạm QuỳnhHai phạm vi văn học và chính trị, tuy có thể đắp đổi cho nhau, nhưng thực là cách biệt nhau hẳn. Có thể đắp đổi cho nhau là nhà chính trị mà có văn học thời được sắc sảo thêm ra, như trên đã nói, và nhà văn học mà làm chính trị thời cũng có lẽ được giàu thêm sự kinh nghiệm ra, tăng thêm được tài liệu cho sự nghiệp văn chương của mình. Nhưng mà vốn là hai phạm vi cách biệt nhau, vì khuynh hướng về hai mục đích khác nhau.
  • Chuyện 23 năm

    11/08/2009Vũ Thủy- Phương Vũ Châu (Tổ chức chuyên đề)“Con chỉ cần học cho giỏi, mọi việc khác bố mẹ sẽ lo cho!” Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng chính câu nói cửa miệng này có nguy cơ làm hỏng một con người.
  • Phạm Quỳnh (1892 - 1945)

    29/06/2009Một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu...
  • Vật lý - Phật học - Vũ trụ

    07/09/2008Nguyễn Quang RiệuTrong những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của Phật giáo. Người phương Tây thường coi Phật giáo là một ngành triết học. Thiên văn học nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, sự sinh tử của những vì sao và nguồn gốc của sinh vật trên trái đất, thậm chí cả khả năng có sự sống trên những hành tinh khác. Do đó thiên văn học là một đối tượng hấp dẫn đối với các nhà Phật giáo, các nhà siêu hình học và triết học...
  • xem toàn bộ