Kiểm soát thành công
Bạn đã phải chiến đấu trong nhiều năm để đưa doanh nghiệp nhỏ của bạn phát triển. Bạn đã lập kế hoạch, tìm thị trường, bán hàng. Bạn đã dành rất nhiều thời gian mà không hề nghỉ ngơi. Sau đó, đột nhiên nó đến: thành công.
Thỉnh thoảng vượt qua thành công còn khó hơn giải quyết thất bại. Bằng việc dành thời gian để ăn mừng thành công và chú ý tới những bài học mà nó đem lại, thành công có thể có ý nghĩa sâu sắc và trọn vẹn hơn là bạn chờ đợi.
Bạn đã phải chiến đấu trong nhiều năm để đưa doanh nghiệp nhỏ của bạn phát triển. Bạn đã lập kế hoạch, tìm thị trường, bán hàng. Bạn đã dành rất nhiều thời gian mà không hề nghỉ ngơi. Sau đó, đột nhiên nó đến: thành công.
Bạn đã lập kế hoạch để thành công chưa?
Thành công mang theo nó một loạt vấn đề khác. Quá nhiều công việc bàn giấy, quá nhiều khách hàng muốn sản phẩm và dịch vụ đáng ứng nhanh chóng, quá nhiều khách hàng tiềm năng kéo tay áo bạn. Không bao giờ có đủ thời gian để ngồi xuống và lập ra một chiến lược hay phương hướng cho tương lai. Nhưng khi công việc kinh doanh của bạn phát triển và bạn trở nên thành công, nếu bạn không có một chiến lược để kiểm soát thành công, bạn sẽ mất tất cả đà phát triển mà bạn đã xây dựng.
Cho dù bạn đã thành công hay đang hướng tới thành công, dưới đây là một số hướng dẫn nhỏ để bạn kiểm soát được thành công của mình một cách khôn ngoan:
1. Hãy ăn mừng thành công của bạn. Dù lớn hay nhỏ, mỗi thành công đều đáng được ăn mừng. Chẳng có vấn đề gì nếu bạn kêu lên “Whoopie!” hay nếu bạn gọi một người bạn thân để chia sẻ tin đó. Hãy dành thời gian để ăn mừng thành công, điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để có những thành công tiếp theo.
2. Đừng xúc động. Xúc động là một phản ứng tình cảm đối với thành công. Nó phá hoại ngấm ngầm một cách vô thức thành công của bạn bởi vì ở một chừng mực nào đấy bạn cho rằng bạn không xứng đáng với thành công đó. Thay vào đó, hãy tỏ lòng biết ơn đối với từng thành công nhỏ và thừa nhận rằng thành công đến với bạn vì bạn đã thực sự chiến đấu vì nó chứ không phải do may mắn.
3. Đừng trở nên tự mãn.Chỉ bởi bạn mới có được một thành công nhỏ không có nghĩa là bạn có thể ngồi một chỗ với vòng nguyệt quế của bạn (điều tương tự cũng sẽ như vậy nếu bạn có một hợp đồng trị giá 1 triệu đô la). Hãy kiên trì tiếp tục phát triển kế hoạch và ước mơ kinh doanh cũng như lối sống mà bạn muốn. Hãy dành thời gian học những điều mới lạ trong lĩnh vực của bạn, hoặc học những kỹ năng kinh doanh mới, điều đó sẽ đưa bạn đến với thành công trong tương lai.
4. Hãy học từ những thành công của bạn.Cũng giống như chúng ta thường nói rằng nên học từ thất bại, hãy dành thời gian để học từ những thành công. Bạn đã làm được gì để bạn được như ngày hôm nay? Những thành công nào mang đến cho bạn hạnh phúc và sự thỏa mãn nhất.
5. Quyết định xem bạn muốn dừng ở mức hiện tại hay phát triển công việc của bạn hơn nữa.Một khi mà bạn đã có thành công lớn, đây là lúc để quyết định xem cuối cùng bạn đã được những gì bạn mong muốn chưa hay vẫn con mục tiêu nào khác mà bạn tiếp tục theo đuổi. Thỉnh thoảng, chúng ta chỉ xếp những thành công nối tiếp những thành công mà không nhận ra rằng chúng ta đã tạo ra được cuộc sống mình hằng mong muốn từ 5 năm trước và thời gian còn lại chỉ là “công việc bận rộn”.
6. Hãy cân bằng giữa cuộc sống riêng tư của bạn với công việc kinh doanh. Thường thì thành công đến cùng với rất nhiều hi sinh việc riêng tư. Hãy dành thời gian để xem cuộc sống của bạn mất cân bằng đến đâu và hãy hứa rằng sẽ có một cuộc sống thành đạt, đầy đủ toàn diện chứ không chỉ là cuộc sống kinh doanh thành đạt.
7. Hãy chọn những cơ hội thực sự đến với bạn và tránh những “ý kiến hay” chẳng giúp bạn duy trì hay phát triển công việc của mình. Với những thành công lớn, tình trạng hoang mang là không bao giờ đủ cho bạn có xu hướng biến vào khoảng không. Một khi nỗi sợ hãi đó tan biến đi, bạn có thể nhìn lại những lời mời chào đã đến với bạn và quyết định xem liệu nó là một cơ hội thực sự giúp bạn đưa công việc của mình đi lên, hay chỉ là một ý kiến hay mà chẳng cần bạn phải thực hiện.
8. Hãy chia sẻ những bài học về thành công của bạn cho cho những người khác. Hãy dành thời gian chia sẻ câu chuyện của bạn với những người khác để họ có thể học từ những thành công cũng như thất bại của bạn. Hãy chia sẻ với những người xung quanh bạn cũng như những người mới bắt đầu như một cách bạn chia sẻ sự khôn ngoan và niềm tin về sự thành đạt.
9. Hãy nhìn xem công ty của bạn hoạt động như thế nào.Có hoạt động nào cần phải thay đổi không? Có hoạt động nào có thể tự động hóa được không. Bây giờ là lúc bỏ một chút sức lực vào khía cạnh quản lý của công ty bạn để trong tương lai, công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn.
10. Lập một kế hoạch kinh doanh mới và mục tiêu 5 năm. Điều gì sẽ tiếp đến với bạn và doanh nghiệp của bạn. Có phải đây là lúc để nó phát triển thêm. Chuyển hướng hoạt động. Đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá nguồn thu của doanh nghiệp. Dừng bán những sản phẩm và dịch vụ kém thu hút.
11. Hãy để mắt tới những kẻ phá hoại. Một số người trong cuộc đời bạn sẽ không vui mừng trước thành công của bạn bởi vì họ cảm thấy bị đe doạ và ghen ghét. Hãy chú ý xem người ta phản ứng trước những thành công của bạn và hãy để quanh mình những người thực sự vui mừng vì bạn và vì những gì bạn đã tạo dựng được trong cuộc sống.
Thỉnh thoảng vượt qua thành công còn khó hơn giải quyết thất bại. Bằng việc dành thời gian để ăn mừng thành công và chú ý tới những bài học mà nó đem lại, thành công có thể có ý nghĩa sâu sắc và trọn vẹn hơn là bạn chờ đợi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu