Hồn vía ở sàn
Một bộ phận người dân và cán bộ công chức đang "sôi" lên vì chứng khoán. Không mấy ai hiểu biết đầy đủ về cái gọi là thị trường chứng khoán, nhưng thấy người khác đồn thổi về những con số lợi nhuận phất lên nhanh chóng, nên lòng không khỏi... xôn xao.
Mà có sự ham muốn cũng dễ hiểu, vì chỉ cần thắng trong một cuộc chơi, số tiền lãi bằng tiền lương cả năm, thậm chí 10 năm làm việc quần quật.
Cuộc chơi chứng khoán đang trở thành hội chứng và hệ lụy đầu tiên của nó đã xuất hiện. Đó là một số cán bộ công chức trong cơ quan công quyền, các ngân hàng thương mại quốc doanh, công ty nhà nước... xao lãng việc công, dẫn đến sự trì trệ hoạt động của các đơn vị.
Ai cũng rõ là công nhân lao động trong các nhà máy khó có khả năng tài chính và điều kiện để "chơi" chứng khoán, chỉ có cán bộ công chức mới có thời gian, có tiền và phương tiện phục vụ cho giấc mơ làm giàu từ TTCK.
Bởi giấc mơ làm giàu nên không ít người thân ở cơ quan mà hồn vía ở sàn. Một vấn nạn khác mà người chơi chứng khoán phải đầu tư không chỉ đồng tiền. Các phương tiện của cơ quan như mạng Internet, điện thoại sẽ là công cụ để mọi người khai thác.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là vấn đề thời gian công sở. "8 giờ vàng ngọc" vốn đã bị một số cán bộ công chức ăn gian (đi muộn về sớm hoặc tranh thủ làm việc riêng), nay thêm "phong trào" chơi chứng khoán, thời gian công sở dễ bị đánh cắp nhiều hơn. Nếu tình trạng này không được chấn chỉnh sớm, sự trì trệ của hệ thống bộ máy hành chính là điều khó tránh khỏi.
Thấy trước sự nguy hại của vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản cấm nhân viên chơi chứng khoán trong giờ làm việc. Cụ thể hơn nữa là nghiêm cấm sử dụng các phương tiện của cơ quan để tham gia vào hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Có thể hệ thống Ngân hàng Nhà nước là nơi có đông cán bộ công chức tham gia chơi chứng khoán nên phải có biện pháp ngăn chặn sớm. Thực ra, việc chơi hay không chơi chứng khoán là quyền của công dân nên không thể cấm đoán mà chỉ cấm bỏ việc trong giờ hành chính.
Tuy nhiên, văn bản cấm là một việc, còn hiệu quả của nó lại là việc khác. Khó có đơn vị nào có đủ khả năng để kiểm soát được các hoạt động riêng tư của từng nhân viên, quan trọng nhất là ý thức của mỗi người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường