Học phí trả bằng máu
Mấy bạn trẻ có dùng email chắc hẳn đã có lần được bạn bè gởi cho cái file này, đại khái như sau:
Tôi đang đạp xe vòng vòng
Thì thấy một cô nằm trên đường
(Hai người tán tỉnh, linh tinh....Khoảng 12 hình.)
... Chín tháng sau, cô ta từ nhà thương gọi điện về.
Tôi lên chức bố
Công việc tôi tiêu tùng
Bây giờ tôi đi bộ
Hỏi như ngôn ngữ quảng cáo, thì: "Lần cuối cùng bạn quan tâm đến biển báo giao thông là khi nào?"
Chắc hẳn là nhiều người không nhớ nữa, vì lâu quá rồi, từ cái thời học quáng quàng lấy cho xong cái bằng lái, rồi thôi.
Hay như tôi, là từ cái lần lần nhận được file trên. Sau đó thì không có dịp nào để nghĩ ngợi về ý nghĩa của biển báo giao thông cũng như luật giao thông nữa.
Chuyện này không biết có chính xác không, nhưng xét ra nếu không chính xác thì cũng không có hại, cho nên xin kể ra:
Ở một nước thứ ba kia, nông dân đổ vào thành phố kiếm sống thật là đông.
Người ta vẫn còn giữ thói quen đi xe trên những đường làng vắng, và nếu đọc báo thì vẫn thích đọc quảng cáo hơn là đọc bài.
Chính phủ ra yêu cầu, các tờ báo lớn trong thành phố, như một hình thức làm việc công ích, mỗi tháng phải thay phiên nhau đăng liền tù tì một trang, trong mục quảng cáo, với nội dung chỉ toàn là giải thích biển báo giao thông (đương nhiên là không phải nội dung như cái file trên kia), in đẹp và to, như quảng cáo bia với lại xà phòng...
Nói cụ thể, tháng này 30 ngày, tôi đăng nội dung 10 cái biển báo. Tháng sau đến lượt anh đăng nội dung 10 cái khác. Tháng sau nữa tới báo của cô đăng nội dung của 10 điều luật giao thông...
Và tiền phạt vi cảnh của nước đó, ôi thôi, cao thật là cao, đau như một vết dao, ngang với thất tình, chẳng hạn.
Ði xe cũng là một hoạt động xã hội, giao tiếp con người có anh có tôi, càng nguy hiểm thì càng cần có văn hóa: tôi học nói năng cẩn thận để không làm anh đau lòng, và cũng cần học đi xe tử tế để không làm anh nhẹ thì cáu tiết, chửi um; nặng thì đổ máu.
Nhưng muốn đi cho tử tế, thì cũng cần phải học. Không phải chỉ một khóa sơ sài, kết thúc bằng bài thi đi vòng vèo theo vạch phấn số 8 trong sân cơ quan hay Sở Giao thông Công chánh; cũng không phải trong một chương trình phổ thông lớp nào đấy xa xăm; mà là học mỗi ngày, cho thành phản xạ.
Có người sẽ nói, dạy sao cho xuể? Mở lớp à?
Có người nói, nhà nước trăm công nghìn việc, sao mình không tự đọc sách luật giao thông?
Nhưng, cho dù có là người cẩn thận nhất, chăm chỉ nhất, thì chắc cũng không dành thời gian ngồi đọc sách luật giao thông mỗi ngày.
Trong khi mỗi ngày đều phải áp dụng cái bộ luật đó. Và như cái nhà nước châu Phi nói ở trên kia, họ biết cái tâm lý không thể nào thay đổi được đó của số đông, cũng như biết rằng có những môn học chỉ cần tự nguyện, trong khi có những môn đòi hỏi phải nhồi sọ mỗi ngày, và có tốn bao nhiêu tiền thì cũng phải cố gắng mà trả học phí.
Làm sao cho bớt đổ máu thì làm. Ðó là phương châm của chính phủ nước ấy. Máu trong chiến tranh hay máu trong thời bình thì cũng là máu. Lúc nào cũng quý hơn tiền.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)