Thắt nút cổ chai…

01:04 SA @ Chủ Nhật - 18 Tháng Giêng, 2009

Ở ngay gần phố tôi ở, hồi làm đường Thái Hà, có một nút cổ chai, phải đến xấp xỉ 10 năm mới giải phóng được. Bây giờ trên đường tôi đến cơ quan hay trên nhiều con đường mở rộng của Hà Nội vẫn thấy một vài nút cổ chai, chắc cũng phải mất xấp xỉ thời gian như thế mới giải phóng được. Nút cổ chai loại này nằm lồ lộ, ngày ngày ai cũng chứng kiến cảnh tắc đường, bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy và im lặng tìm cách đi qua. Nói xấp xỉ 10 năm nghe cũng bình thường. Nhưng nếu biết rằng, có người phương Tây nói, cứ mỗi ngày khi mặt trời thức dậy, Trung Quốc đã có thêm một nước Áo! Mười năm, đứa trẻ vừa sinh ra đã đi học tiểu học và 10 năm đó, Trung Quốc, mà ngay cả nước ta GDP cũng có thể tăng gấp đôi. Choáng chứ!

Nhưng có những nút cổ chai không dễ gì nhìn thấy, không dễ gì khắc phục ngày một ngày hai thậm chí mười năm. Trong mọi cuộc chiến tranh, chất lượng nhân lực vẫn đóng vai trò quyết định. Cuộc chiến đấu ba mươi năm giành độc lập dân tộc của nước ta đã chứng minh điều đó. Cuộc chiến tranh kinh tế hiện nay, nhân lực vẫn có tính quyết định như thế. Nhân lực mới do đòi hỏi của kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa bao gồm: trí lực, thể lực và tâm lực.

Trí lực quan trọng nhất chủ yếu do giáo dục đào tạo, đào tạo ra. Trên con đường phát triển, muốn tới đích, phải vượt qua cuộc cạnh tranh kinh tế, ngày càng khốc liệt. Thực chất của cuộc cạnh tranh đó chính là cạnh tranh giá trị. Cơ cấu giá trị do hai loại sức lao động tạo ra: một là, sức lao động cơ bắp và hai là sức lao động trí tuệ. Nhưng sức lao động trí tuệ càng lớn mới có nhiều hy vọng chiến thắng. Nhận thức đúng điều đó, các nước có nền kinh tế thị trường đều đặt GDP là quốc sách hàng đầu. Đó là những quyết sách có tầm chiến lược chính xác. Vậy mà mười năm qua, GDP chưa đem lại được niềm tin cho toàn xã hội. Mặt trận kinh tế nóng bỏng đang từng ngày mong đợi nhân lực mới, hình như càng mong, càng sốt ruột, kể cả những người kiên nhẫn nhất. Hội chợ công nghệ thông tin năm 2007 tại thành phố HCM, các nhà doanh nghiệp, các kỹ sư công nghệ đều hăm hở đến, nhưng rồi không tìm được tiếng nói chung về chuyên môn, tay trắng ra về. Một thí dụ thôi cũng thấy, GDP đã trở thành nút cổ chai lớn nhất trên con đường phát triển hiện nay?

Mang mấy ý nghĩ còn bâng khuâng ấy, tôi nói với bạn tôi, bất ngờ anh ấy bảo, đúng rồi nếu thắt nút cổ chai trong giáo dục sẽ cản trở lớn trên con đường phát triển. Dừng lát, bạn tôi bảo, tuy vậy... Tôi sốt ruột, hỏi luôn, tuy vậy sao? Bạn tôi trả lời thủng thẳng, thắt nút cổ chai trong tư duy còn sợ hơn nhiều.

Thấy tôi ngơ ngác, bạn tôi nói, ví như đề xuất, xe biển số lẻ đi ngày lẻ, xe mang biển số chẵn đi ngày chẵn hay như gần đây nhất, ngực lép không được đi xe máy ấy. Tôi bảo đó cũng có thể những đề xuất thăm dò và những người đề xuất phương án ít am hiểu thực tiễn đất nước, bê luôn cách làm của một số nước, áp đặt vào nước ta. Ví như chuyện xe chẵn, xe lẻ một số nước đã làm và làm được... Bạn tôi trố mắt rồi cười, cả cậu nữa, cậu không biết một nhà khoa học đã phân tích câu thơ: "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái" của cụ Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến- người viết hay bậc nhất về mùa thu đồng bằng Bắc bộ như thế này chăng? Hoa năm ngoái là hoa nở từ năm trước và khô đi còn lại tới bây giờ!!!. Thầy trò cứ thế mà học. Một nhà khoa học khác lại đề xuất cho Hà Nội trong dịp kỷ niệm 960 năm và 1000 năm Thăng Long nên thờ 4 con: Rồng, Rùa, Trâu, Ngựa theo kiểu Long, Ly, Quy, Phượng của Trung Quốc và xuất hiện diễu hành trên đường phố? Tôi nói, tôi có biết chuyện đó khi được trực tiếp nghe nhà khoa học ấy trình bày rất công phu, nhiều số liệu, các đền thờ của bốn con vật linh thiêng đó có địa chỉ rõ ràng. Nhưng chỉ có một con rồng bay lên trong lễ kỷ niệm 990 năm trên sân Hàng Đẫy.

Biết là thế, nhưng thắt nút cổ chai trong tư duy sợ hơn thật, tôi nghe có cơn gió chạy dọc sống lưng. hơi rùng mình. Có lẽ vì năm nay rét về sớm…

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • “Hà Nội đang được quản như một cái làng”

    25/12/2006Dưới góc nhìn của những người ít nhu cầu ra phố buổi tối, lệnh cấm một số loại hình dịch vụ hoạt động quá 12h đêm mới đây của thành phố Nội không có vấn đề gì. Nhưng với nhiều người khác, đó là sự giới hạn nhu cầu của người dân, quyền tự do buôn bán, thậm chí can thiệp vào một nét văn hóa truyền thống của người Nội.
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • xem toàn bộ