Hãy là cây đuốc của chính mình

10:07 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Mười, 2013
Hai mươi sáu thế kỷ qua đấng Đại giác đã xuất hiện trên quê hương của đức tin nhiều huyền thoại, đánh thức vô số tri thức nhận chân bản thể chân thật nơi mỗi người, không phải bằng huyền thoại siêu hình, bằng đức tin thần khải, thần linh ban giáng, bằng bóng trôi hoa đóm ngự trị nơi tâm tưởng mọi người một cách bất thực và truyền thống qua vô tận tử sinh. Sự thị hiện của bậc Tỉnh thức đã thắp lên ngọn đuốc đầu tiên giữa ba cõi để nối tiếp đi vào lòng nhân loại, soi sáng cho con người nhận chân được căn bệnh mê mờ của thương đau truyền kiếp, nhân loại đã và đang nối tiếp ánh đuốc thiêng liêng của ba ngôi thường trú.

Ánh đuốc mở đường đã ghi dấu trong lòng người qua dòng chảy lịch sử, từng biến cố bể dâu càng tô đậm tính chân lý, nét đẹp từ hòa và chiều hướng tâm linh vững chãi, mỗi bước đường hoằng pháp lợi sinh và dòng chảy mầu nhiệm thấm đậm vào lòng nhân loại, nối tiếp cao đẹp thiêng liêng.

Nơi xứ sở giàu niềm tin tôn giáo, được gần gũi để tiếp nhận ánh sáng đạo đức đem lại, thực tế không như mơ ước đơn thuần, con người cảm thấy bé nhỏ trước đức tin thưởng phạt, trước cái nhìn miệt thị của niềm tin về giai cấp. Con người luôn chịu cảnh tủi hờn về thân phận thấp hèn trong xã hội, đâu đó không ngớt tiếng kêu thương cần có tự do về niềm tin để vượt qua lòng cuồng tín. Đức Phật đón nhận tất cả thân phận lạc loài về bảo bọc dưới ánh sáng dân chủ, bình đẳng và tự do cho tâm linh nên những thành trì xưa của truyền thống và giáo điều lần hồi sụp đổ cho nguồn sáng tâm linh ngự trị.

Giáo đoàn thời Đức Phật còn tại thế là biểu hiện của thực nghiệm và chuyển hóa đi vào lòng nhân loại. Chư Thánh Tăng có mặt đó đây trên khắp lãnh thổ Á Đông, lan tỏa khắp châu lục với mục đích đem ánh sáng giác ngộ hoằng hóa cho con người nhận chân được con đường chuyển hóa mầu nhiệm, thân phận lạc loài của kiếp người đang bị khóa chặt trong xiềng xích vô minh và chấp ngã. Nguyện lực đại bi thiêng liêng tỏa sáng như vậy mà tín đồ Phật tử còn đắm chìm trong hơi hướng của dục lạc đảo điên, hấp dẫn trong sự cầu đạo về thần giáo, vô tình chôn vùi khả năng giác ngộ của chính mình như câu chuyện đứa con hoang và gã cùng tử trong Kinh Pháp Hoa.

Chúng sinh có mặt là tiến trình của nghiệp lực tạo nên, nhân duyên hiếm có để được làm người là phước báo lớn, có cơ duyên gặp Phật Pháp là điều tối thắng. Trong Kinh Pháp Hoa ví như rùa mù nỗi trên đại dương, gặp được bộng cây.  Những người gặp chánh pháp là phước báo không nhỏ, vậy phải hết lòng quy kính Tam Bảo. Chúng ta tiếp nhận ngọn đuốc mầu nhiệm là giáo pháp để soi sáng nơi mê trường tăm tối của chính mình, nói như lời Tổ: “Không ai chọn cho mình nơi sinh ra nhưng phải hoàn thiện tư chất, đạo đức của mình.”

Một phần nào đó trong hàng Phật tử còn mãi mê giáo điều ngoại đạo, chưa xác tín được nguyên lý nhân quả, chưa rõ nguồn tâm, trôi theo dòng thế sự với niềm tin dân dã, nhãn hiệu Phật tử, có lẽ còn lờ mờ về tám con đường chân chính của đạo. Chúng ta còn hướng tâm cầu đảo thần linh, số mệnh, quan niệm linh hồn bất tử, bàu pháp, quẻ số quan công .v.v... thì chúng ta đâu thể nói là chánh tín, chánh niệm, chánh tư duy, chánh tinh tấn...

Ngày cuối năm con đốt vàng bạc nơi bàn ngũ tự, đưa ông táo về tâu Ngọc Hoàng thượng đế thì chúng ta còn muốn tìm về buổi hoang sơ của niềm tin dân dã, đâu phải là người quy kính trước Tam bảo: Con về nương tựa Phật, con đương có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời, về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tánh, sớm mở lòng Bồ đề... và Pháp Tăng...

Trước ba ngôi Tam bảo sáng tỏ, chúng ta không hết lòng nhận thức để  chuyển hóa. Đâu đó số ít cửa chùa còn hiểu lờ mờ nửa thật nửa giả, chưa gọi là chánh pháp, bổn phận Phật tử là phải trạch pháp, đi con đường chân chánh. Hãy là cây đuốc của chính mình để chúng ta thông cảm: Bối cảnh xã hội tạo nên từ hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện nhận thức có vướng vấp nhiều hệ lụy “Chữ tâm thì có chữ tài thì không” hay trong mưu ý lợi dụng nào đó để đánh lừa hình thức, có trường hợp vì đối tượng nhận thức còn phôi thai nên phải phương tiện để dẫn dắt, nghĩa là dùng độc trị độc để họ khỏi lạc lối.

Tóm lại, dù hình thức nào, tình huống nào hay bối cảnh hưng vong của xã hội ảnh hưởng đến sinh hoạt chung về vận mệnh đất nước, Phật tử không vì thế sinh ra nhận thức lệch lạc về con đường chuyển hóa, phải giữ đúng tinh thần “Tùy duyên bất biến”. Văn hóa Phật giáo là tuệ giác ắt có không những đối với đời sống tâm linh để hướng đến đích giác ngộ, liểu thoát sinh tử mà còn là chất liệu văn hóa tốt đẹp tỏa sáng, đem lại hạnh phúc thanh bình cho xã hội, cần có trong đời sống văn minh khoa học như hiện nay. Mọi Phật tử nên nhận thức chân chánh theo tinh thần của tám điều giác ngộ và nên là “Ngọn đuốc của chính mình”, không cầu khẩn sự ban bố của thần khải bên ngoài.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?

    08/09/2020Thái Kim Lan, Phạm Toàn, Phạm Minh NgọcTri thức, đặc biệt là tri thức triết học có tầm bao quát nhiều thời đại, liên kết toàn bộ lịch sử loài người tới từng vấn đề thời sự của mọi nơi, mọi lúc trên hành tinh. Một tiểu luận "Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì?" của Immanuel Kant, triết gia Đức viết năm 1783, đặt nền móng cho kỷ nguyên Khai Sáng của nhân loại, vẫn mang những giá trị hết sức thời sự với người Việt chúng ta...
  • Giáo dục chưa làm được sứ mạng khai sáng

    12/08/2016Kim YếnNguyên là giám đốc sở Giáo dục đào tạo TP.HCM, từng là người thầy nhiều năm đứng trên bục giảng, hơn ai hết ông cảm nhận rõ những thất bại của giáo dục, và coi chấn hưng giáo dục là món nợ suốt đời mình. Nên dù đã nghỉ hưu, ông vẫn cùng đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu giáo dục thực hiện những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, hướng tới một nền giáo dục khai minh...
  • Tinh thần "khai sáng"

    15/01/2016Duy LinhTôi cho rằng cái mà tôi và nhiều bạn trẻ khác đang thiếu chính là một tinh thần “khai sáng”...
  • Giáo dục và vai trò của những người trẻ "Khai sáng"

    05/08/2014Kiều Hải (thực hiện)Tròn 5 năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong hội nhập và khẳng định nội lực và để phát triển, theo TS Ngô Tự Lập (Chủ nhiệm bộ môn KHXH-NV và Kinh Tế, Khoa Quốc Tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội),đất nước cần những người trẻ có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, như tinh thần khai sáng...
  • Khai sáng là gì?

    02/02/2014Michel FoucaultBản thảo “Khai sáng là gì?” của Foucault xuất hiện lần đầu qua Anh ngữ in trong The Foucault Reader (1984), do Paul Rabinow biên tập, Catherine Porter chuyển ngữ. Cũng như Kant trong tiểu luận Trả lời cho câu hỏi: Khai sáng là gì?/ Beantwortung der Frage: Was ist Aufklärung?, Foucault viết bài này nhằm trả lời và tranh luận với Jürgen Habermas (về sự phê phán trong Diễn ngôn triết lý của Hiện đại/ Der philosophische Diskurs der Moderne) và với Walter Benjamin về Baudelaire, mà tôi sẽ bàn tới sau phần dịch thuật.
  • Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng Khai sáng ở Nhật bản

    19/06/2011Vĩnh SínhVì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản...
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Nên biết mình là ai

    18/12/2010Hà Văn ThịnhMuốn trừ được những căn bệnh trầm kha trong xã hội, phải bắt đầu từ cái nền của nó. Văn hoá có hàng trăm định nghĩa, nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một: Chúng ta đã và đang ứng xử với cuộc đời như thế nào?
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Biết mình muốn gì

    18/12/2009Nguyên NgọcTrong một chuyến đi ra nước ngoài vừa rồi, tôi có gặp một câu chuyện ngồ ngộ, như sau: một cặp vợ chồng trẻ người Việt, do những hoàn cảnh nhất định, nay đang sống ở một nước châu Âu. Họ có một cậu con trai, sinh ở nước ngoài, hiện mới lên năm. Năm ngoái, ông ngoại cháu từ trong nước ra thăm, sống với con cháu được mấy tháng.
  • Chiến thắng chỉ đến với người "Biết mình, biết ta..."

    19/07/2005Đối với những người làm kinh tế, khi phải đối mặt trước những đòn tấn công mạnh mẽ của đối thủ tốt nhất các nhà doanh nghiệp nên học cách im lặng và ngồi quan sát sự việc theo hướng: "Lấy kẻ nghỉ ngơi đánh người mệt mỏi", đến lúc xem chừng thế lực của đối phương đã cùng kiệt, mới ra tay phản kích, chiếm lĩnh thị trường...
  • xem toàn bộ