Hành trình trí tuệ - 7 quyết định của mọi quyết định làm nên thành công!

02:05 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Mười Hai, 2008

Tác giả: Andy Andrews
Người dịch: Trần Thanh Hương
NXB: Tri thức phối hợp ThaiHaBooks
Năm XB: 2008
Kích cỡ: 13,5 x 21cm
Số trang: 265

Cầm sách lên rồi phát hiện có một quyển nhỏ đính kèm đã thôi thúc mọi người đọc ngay. Càng đọc càng thấy mình là người may mắn. Cẩm nang “Hành trình trí tuệ” của nhà văn Andy Andrews không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là chiếc chìa khóa vàng cung cấp 7 quyết định làm nên thành công.

Nhân vật chính trong tác phẩm là David Ponder, người đàn ông đang trên đỉnh cao của sự nghiệp và quyền lực bỗng chốc tay trắng, thất nghiệp. Anh bi quan đến mức lựa chọn cái chết để lấy tiền bảo hiểm nhân thọ, cứu con gái, đồng thời giải thoát cho vợ anh. Đúng lúc đó phép mầu xảy ra, cho anh cơ hội trở về quá khứ kiếm tìm trí tuệ của nhân loại. Anh gọi đó là cuộc: “Hành trình trí tuệ”. Bạn có muốn sở hữu chìa khóa vàng ấy?

Cuốn sách đã bị 25 lần từ chối xuất bản, giờ cứ một phút trên thế giới sẽ có một người mua sách của Andy Andrews. Số phận của cuốn sách cũng như tác giả của nó đã được thực tế kiểm nghiệm.


David Ponder, 46 tuổi, cảm thấy mình chìm trong thất bại và vô vọng. Từ một CEO đầy tham vọng trong một công ty danh tiếng, bỗng chốc nghèo khổ và thật nghiệp, làm bán thời gian với mức lương không thể thấp hơn. Khó khăn liên tiếp đến với anh: con gái anh bị ốm cần phải phẫu thuật, mà anh lại không có tiền... Khi chiếc xe hơi của anh trượt trên con đường đầy băng và gặp nạn, anh mê man trong vô thức. Cũng chính lúc này, một bất ngờ đã xảy ra...

Cuộc hành trình hư cấu...

Vào thời khắc nguy kịch, một trải nghiệm phi thường đã đến với David Ponder. Anh thấy mình đang du hành ngược thời gian, gặp gỡ những nhà lãnh đạo và những người anh hùng ở những thời điểm khó khăn hay quan trọng của cuộc đời của họ. Từ trung tâm châu Âu trong giai đoạn Thế chiến thứ II tới sảnh lễ triều của Vua Solomon vùng Trung Đông cổ xưa, từ một trận đấu trong cuộc Nội chiến tới khung cảnh trên thiên đường, David đã gặp gỡ những con người được cho là khôn ngoan nhất, trí tuệ nhất, đó là Abraham Lincoln, Vua Salomon, Anne Frank, Harry Truman… và những người đó đã chỉ cho anh những bài học cuộc đời không thể nào quên.

Với cuộc hành trình xuyên thời gian đáng kinh ngạc, anh đã thu nhận được 7 bí mật cho thành công - và cơ hội thứ hai để sống một cuộc sống đáng giá hơn, không dừng bước trước mọi rào cản và khó khăn mà anh đang và sẽ phải vượt qua.

Hành trình trí tuệ là một câu chuyện đầy hư cấu, nhưng lại mang hơi thở thời đại về sự lựa chọn của một con người. Chính hành trình ấy đã giúp cho Ponder hiểu rằng, quan điểm, thái độ mới là điều tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

...và cuộc hành trình có thật

Câu chuyện về cuộc hành trình của nhân vật David Ponder cũng phần nào giống với những gì mà tác giả Andy Andrews đã trải qua. Là một diễn giả nổi tiếng đồng thời là một nhà văn, có nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới, 4 lần được Nhà Trắng mời làm diễn giả theo lời đề nghị của 4 tổng thống Mỹ khác nhau, có lẽ ít ai ngờ chính Andrews cũng từng rơi vào hoàn cảnh bi đát tương tự David Ponder.

Ông tâm sự rằng mình chỉ được sống hạnh phúc cho đến năm 19 tuổi, rồi cả cha và mẹ ông cùng qua đời - mẹ bị ung thư, bố bị tai nạn ô tô. “Tôi đã rơi vào hoàn cảnh bi đát và chính tôi lại khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn”, Andrews kể lại với nụ cười buồn bã khi hồi tưởng về những chọn lựa sai lầm trong quãng thời gian bi kịch của cuộc đời mình. Chỉ trong vài năm, chàng thanh niên trẻ đã trở thành một kẻ không nhà không cửa đúng nghĩa, ngủ dưới gầm cầu hoặc trên bờ đá ngoài bãi biển, cũng có thể là trong garage của một gia đình nào đó.

Đó cũng là thời điểm Andrews tự đặt câu hỏi cho mình: “Cuộc đời có phải là một tấm vé số hay có những lựa chọn mà một người có thể lựa chọn cho chính tương lai của mình?” Để tìm ra câu trả lời, nơi đầu tiên ông đến là thư viện. Ở đó, quên mất cả thời gian, ông miệt mài đọc hơn 200 tiểu sử của những người vĩ đại có ảnh hưởng đến thế giới. Họ đã làm thế nào để trở thành vĩ đại như vậy? Liệu có phải đơn giản là họ sinh ra để trở thành vĩ đại? Hay trong những bước ngoặt của cuộc đời mình, họ đã đưa ra những quyết định đúng đắn để dẫn đến thành công?

Andrews cuối cùng đã tổng kết rằng có 7 phẩm chất mà mỗi người cần có để thành công. Anh tự hỏi: “Nếu tôi có thể học được 7 phẩm chất này và ứng dụng chúng vào cuộc đời mình thì sao?” 7 quyết định đó, khi anh thấm nhuần, đã giúp anh tìm được hướng đi khác cho cuộc đời mình. Và hơn 20 năm sau, 7 quyết định đó chính là nền tảng để Andy Andrews viết nên cuốn sách Hành trình trí tuệ.

7 quyết định của mọi quyết định làm nên thành công

Quyết định thứ nhất: Không đổ trách nhiệm cho người khác

Quyết định thứ hai: Kiếm tìm trí tuệ

Quyết định thứ ba: Tôi là con người hành động

Quyết định thứ tư: Tôi có một trái tim kiên định

Quyết định thứ năm: Hôm nay tôi sẽ chọn hạnh phúc

Quyết định thứ sáu: Tôi sẽ chào đón ngày hôm nay bằng tấm lòng khoan dung

Quyết định thứ bảy: Tôi sẽ kiên định trong mọi hoàn cảnh.

"Hành trình trí tuệ" đưa ra một thông điệp về sự lựa chọn của một con người: quan điểm, thái độ mới là điều tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất, Andy Andrews cũng là nhà diễn thuyết tài ba đã được 4 đời Tổng thống Mỹ mời đến Nhà Trắng. Ông cũng là huyền thoại về khả năng truyền cảm hứng cho hàng triệu người thông qua những cuộc nói chuyện, chia sẻ và những cuốn sách lay động hàng triệu trái tim.

"Hành trình trí tuệ" thực sự là một món quà dành cho tất cả những ai muốn thành công trong cuộc sống. Trong câu chuyện thú vị này chứa đựng 7 quyết định đầy sức mạnh nhưng vô cùng thiết thực có thể thay đổi mãi mãi cuộc sống của bạn!" (Don Moen – Phó Chủ tịch Integrity Media)

Hãy cùng chúng tôi chia sẻ khám phá những bài học thành công của các thành viên tham dự hội thảo và của David Ponder, người lữ hành đi kiếm tìm trí tuệ trong cuốn Hành trình trí tuệdịch từ nguyên bản tiếng Anh: Traveler’s gift, cuốn sách 17 tuần liên tiếp đứng trong danh sách bestseller của New York Times.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc

    19/12/2017Chu Thị ThủyPhương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất nhằm mục đích thúc đẩy những ý nghĩ có tính sáng tạo. Được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn. Ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau.
  • Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại!

    10/06/2015TS. Nguyễn Xuân XanhHay chúng ta hỏi ngược lại, Việt Nam có được bao nhiêu sách, bao nhiêu thư viện cổ, so với thế giới? Tại sao một dân tộc được cho là hiếu học mà lại ít sách như thế? Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ dân ta hiếu học, nhưng thực sự chỉ một “giai cấp” nhỏ nào thôi...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Vận dụng thành công sức mạnh trí tuệ nội bộ

    28/09/2006Hoàng Cửu LongNgày nay, trong bối cảnh thị trường rộng mở trên phạm vi toàn cầu, các Công ty đứng trước những áp lực cạnh tranh, cố gắng tìm các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Từ đó, việc cho ra đời nhiều ý tưởng mới, táo bạo để duy trì lợi thế cạnh tranh bằng cách khuyến khích mọi thành viên trong doanh nghiệp đề xuất sáng kiến được xem là giải pháp tốt nhất trước những bài toán kinh doanh khó khăn...
  • Vẻ đẹp trí tuệ

    24/07/2006Martha LackritzTrong bộ trang phục sẫm màu lịch lãm với một chiếc khăn choàng duyên dáng trên vai, bà Tôn Nữ Thị Ninh hòan toàn mang phong cách một nhà nữ ngoại giao quốc tế, với trình độ học vấn và sự hiểu biết sâu sắc cùng một tính cách rất tự nhiên và cởi mở...
  • Web2.0 - Kỷ nguyên tiến hoá của trí tuệ cộng đồng

    28/10/2005Hạnh LêChúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ công nghệ, bùng nổ thương mại điện tử, bùng nổ ứng dụng trên Internet. Một cuộc cách mạng thực sự đang diễn ra, cuộc cách mạng đó mang tên Web2.0
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ