Giữa hai bờ ảo thực
Từ phân kỳ
Năm thứ 11 Internet du nhập vào Việt Nam. Nhìn lại chặng đường tuy không dài ấy có đủ vị từ ấm nồng của xưng tụng cho tới cay đắng của phê phán. Trong khi tư duy quản lý chuyển từ quản lý đến đâu mở đến đó đến "Phát triển đến đâu, quản tới đó", thì xã hội từ e dè, nghi hoặc cho tới hào hứng. Còn hạ tầng thì từ đơn vị kết nối ra nước ngoài tính bằng Mbps cho tới bây giờ đã xuất hiện Gbps.
Trong 8 năm đầu, từ chỗ xa lạ, Internet trở thành một không gian ảo đầy huyền hoặc khiến con người có khi không dứt ra được ý nghĩ rằng không gian ảo đó là một thế giới mới và tách biệt, khác hẳn với thế giới thực tại được những người ủng hộ tụng xưng về công nghệ mới. Những người ủng hộ cho rằng, thế giới ảo là không gian của dữ liệu, tự do đối nghịch với thế giới thực đầy rẫy luật lệ nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trong phát biểu nổi tiếng của John Perry Barlow mang tựa đề “Tuyên ngôn độc lập của không gian ảo" vào tháng 2/1996 , có đoạn miêu tả hính phủ của thế giới thực như người trần mắt thịt, còn con người của không gian ảo là con người của trí tuệ ông tuyên bố rằng: “Tôi đến từ không gian ảo, ngôi nhà mới của trí tuệ". "Không gian ảo không nằm trong biên giới của Chính phủ. Thế giới của chúng tôi hoàn toàn khác. Chúng ta đang tạo ra thế giới mà mọi người đều bình đẳng, không có đặc quyền cũng như chẳng có định kiến để phân biệt chủng tộc, quyền lực kinh tế, quyền lực quân sự hay giai cấp”.
Một vị Bộ trưởng của Việt Nam từng nói: “Cũng như thế giới thực, thế giới ảo cần có đầy đủ cơ quan chức năng. ở ngoài đời có Chính phủ, có luật lệ, thì trong đó cũng cẩn cho những cơ quan tương tự". Nhắc lại chuyện này, không có ý bình luận gì về câu nói này, mà người viết chỉ muốn nhắc lại sự tách biệt trong nhận thức về không gian ảo và thế giới chúng ta đang sống.
Khi ông Barlow và những người mơ mộng về xã hội ảo không tường muốn làm rõ sự tách biệt giữa hai thế giới thực và ảo thì xã hội xuất hiện mối quan ngại không gian ảo sẽ phá vỡ nếp sống của đời thực. Người ta sợ rằng khi con người dành quá nhiều thời gian để lên mạng, tâm tình trong các phòng chát, kết bạn qua trò chơi trực tuyến hay để chăm sóc cộng đồng ảo ở các mạng xã hội như Myspace và Facebook thì mối quan hệ xã hội trong đời sống thực càng lỏng lẻo. Nỗi lo ngại này không phải không có cơ sở, nhất là ở các nước công nghiệp. Khi vào quán cafe Wi-Fi ở Việt Nam, bạn thường thấy cảnh 3 - 4 người ngồi chung bàn, nhưng mỗi người lại dán mắt vào một màn hình máy tính, thi thoảng mới ngẩng lên, nói vài câu. Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Stanford về chất lượng học tập của xã hội vào năm 2000, Internet có thể trở thành công cụ cách ly con người.
Cả hai cách nhìn về xã hội ảo, một nặng về tụng ca không gian ảo đầy trí tuệ, một lo lắng về ảnh hưởng đến đời sống xã hội nhất là của giới trẻ đều sai. Không gian ảo đó giờ đây có đầy đủ các mặt xấu, tốt của đời thực. Từ kết bạn, chia sẻ thông tin cho tới tội phạm, lừa đảo. Người chơi game online sở hữu đống tài sản ảo hoàn toàn có thể hiện thực hóa thành tiền mặt sắp tới sẽ phải đối mặt với nhân viên thu thuế thu nhập cá nhân. Những người thiết kế vật thể ảo trong thế giới ảo Second Life đang vận động có luật riêng nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ của họ trong thế giới ảo. Thực thi luật pháp ở một số nước được áp dụng trên không gian ảo.
Đến hội tụ
Năm 2007 đặt mốc son cho mạng xã hội. Nếu dẹp bỏ vòng hào quang của các mạng Facebook hay Myspace sẽ thấy sức mạnh của mạng này chủ yếu là ứng dụng vào cuộc sống thực. Số lượng thành viên góp phần xây dựng mạng xã hội ngày càng phát triển là do nó đáp ứng được nhu cầu kết bạn từ trực tuyến ra giữa đời thực và không ít các hoạt động xã hội được lên dự án từ mạng ảo để thực thi ở đời thực. Cuộc tưởng niệm các nạn nhân cầu Cần Thơ tổ chức ở báo Sài Gòn Tiếp thị sau khi có một blog tưởng niệm họ trên không gian ảo.
Nỗi lo ngại xã hội ảo sẽ tạo ra những con mọt Internet mặt xanh xao, da trắng nhợt vì suốt ngày lang thang trên xa lộ ảo trở thành chuyện không tưởng. Cộng đồng blog tạo ra mạng thông tin xã hội mà thông tin khởi tạo và lan truyền còn nhanh hơn phương tiện thông tin đại chúng chuyên nghiệp. Sự cố cầu Cần Thơ được loan tin trên blog sớm hơn trên báo điện tử trở thành chuyện thường ngày. Cư dân mạng sử dụng công nghệ của xã hội ảo để bổ túc cho giải pháp khắc phục khiếm khuyết của đời thực.
Khi Google đưa ra bản đồ Google Earth thì sợi dây liên kết giữa không gian ảo và thực trở nên chặt chẽ hơn. Không gian dữ liệu trực tuyến giờ đây gắn liền với vị trí vật lý hiện hữu. Một người đang xây dựng Tòa nhà ảo dựa trên ý tưởng sáng tạo, vượt xa một khuôn mẫu, giờ đây hoàn toàn có thể so sánh đứa con tinh thần của mình với một Tòa nhà đang hiện hữu ở một góc nào đó trên trái đất. Những điều này khiến cho Internet như cầu nối hai bờ ảo - thực, khiến cho nỗi sợ xuất hiện xung đột giữa hai thế giới tan biến đi.
Các vụ scandal về blog đen cũng chẳng khác gì chat sex một thời được công luận quan tâm. Đã có những đề nghị cần có biện pháp quản lý, thanh lọc nội dung cho tới xử lý người vi phạm trong các vụ tai tiếng trên. Nhưng nghĩ tới cùng, thuyết tiến hóa có quyền năng vô địch là quy luật đào thải. Con người dẫu sống trong thế giới nào, ảo hay thực thì những chuẩn mực đạo đức, giá trị cũng như tính nhân văn vẫn là cây đời mãi xanh tươi.
Thay cho nỗi sợ sẽ là niềm tin của sự bổ khuyết và nối kết Bởi thực tại khách quan tồn tại trong suy nghĩ chủ quan của mỗi con người. Thế giới thực và ảo sẽ chẳng tồn tại nếu vắng bóng con người trong đó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn