Bờ xôi ruộng mật chính là hồn Việt
Nước ta là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính. Có tới 72,88% cư dân đang sống ở nông thôn (2006), làm ra 39,65 triệu tấn lương thực lấy hạt, trong đó có 35,83 triệu tấn thóc và 3,82 triệu tấn ngô (2006). Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm tới 73,5%, chăn nuôi chiếm 27,7%, còn dịch vụ chỉ chiếm có 1,8%. Trong thu nhập quốc nội (GDP) thì nông lâm thủy sản còn tới 20,36%, công nghiệp, xây dựng là 41,56%, còn dịch vụ là 38,08 %. Hồn Việt chính vẫn là nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Từ chỗ không đủ ăn đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo, vào loại xuất khẩu hàng đầu về nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su cà phê, tiêu, điều và gần đây thủy sản cũng chiếm vị trí rất cao trong xuất khẩu... thì rõ ràng là nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có một bước chuyển mình rất lớn.
Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, manh mún…
Tuy nhiên, không thể không thấy rằng nông dân vẫn với cung cách làm việc như cũ ruộng đất ngày càng bị thu hẹp và hiện họ vãn là tâng lớp bị thiệt thòi nhất, nghèo khó nhất trong cả nước. Trong 5 năm, từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136, 17 nghìn ha. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha).Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác: dưới 0,5%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70 - 80% diện tích đất canh tác. Các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ và nằm trong khoảng từ vài trăm tới dưới 1.000 ha.
Chúng ta dự tính đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại. Nhưng với thực tế trong lĩnh vực Tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) hiện nay thì quả là rất khó. Nếu vẫn quyết tâm thực hiện thì ngay từ lúc này chúng ta phải có những quyết sách thật đúng đắn, thật mạnh mẽ.
Cách mạng sinh học còn quá xa lạ với nông dân
Nông dân hiện đang làm chủ 70 triệu thửa ruộng nhỏ bé, manh mún. Muốn đưa họ vào công nghiệp, dịch vụ muốn đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì phải thay đổi hình thức sản xuất. Khoán 10 là thành tựu của một giai đoạn và giai đoạn đó đã qua rồi. Giờ động lực của đổi mới năng suất cây trồng không còn ở ý chí làm chủ của người nông dân nữa mà phải là dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao. Những nước như Đức, Nhật đâu cần quan tâm nhiều đến nông nghiệp, khi công nghiệp, trong đó có công nghệ sinh học (nhất là công nghệ dược phẩm) đem về những hiệu quả kinh tế quá lớn.
Chúng ta có đầy đủ những nguyên liệu quý giá như mía, sắn, ngô, khoai... để phục vụ cho Công nghệ sinh học. Thậm chí những nguồn chất xơ (cellulose) như rơm rạ, lau sậy, mùn cưa... trong tương lai cũng có thể được đường hóa nhờ vi sinh vật và dùng để tạo ra cồn sinh học, nhất là khi trữ lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt đã cạn kiệt. Tôi đã tới thăm và làm việc tại nhiều nước và nhận thấy rằng cùng với cơ giới hoá, họ đã thay đổi hoàn toàn nền nông nghiệp bằng công nghệ cao. Các nông sản làm ra không chỉ thoả mãn nhu câu về lương thực, thực phẩm với sản lượng và chất lượng cao mà rất nhiều sản phẩm giàu đường và tinh bột đã trở thành nguyên liệu phục vụ cho một ngành đem lại lợi nhuận rất lớn đó là sản xuất các sản phẩm mới của công nghệ sinh học, nhất là các sản phẩm phục vụ công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dầu khí, công nghiệp môi rường... Hiện nay, ngay đến sắn mốc Trung Quốc cũng sẵn sàng mua với giá cao, với số lượng lớn bởi họ đâu có dùng để ăn, mà dùng để chế biến thành hàng trăm loại tinh bột biến tính, mà ta đã thấy trong đời sống như cồn khô, lớp thấm hút trong tã trẻ em... Công ty Vevan đã xây dựng một nhà máy sản xuất axit amin vào loại lớn nhất thế giới ngay tại Đồng Nai (Việt Nam). Họ đã giúp nông dân phát triển nghề trồng sắn năng suất cao, tận thu cho nông dân với giá cả thỏa đáng, đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước ta. Nhưng thử nghĩ xem, nếu như chúng ta cũng hoàn toàn đủ khả năng xây dựng được những nhà máy công nghệ sinh học như vậy, có trình độ khoa học cao như vậy, thì nông sản phẩm của chúng ta sẽ chuyển thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao biết bao! Đứng trước một cánh đồng cà chua ở Mỹ , tôi đã rất lạ lẫm bởi không trông thấy một bóng người nào, cũng không thấy cả đất, vì họ dùng ni-lon phủ kín mặt đất để giữ nước. Hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất lớn nhằm tiết kiệm nước tối đa, thông qua những chiếc ống nhựa, nước được nhỏ từng giọt vào từng gốc cà chua. Cây mọc lên đến đâu, họ phủ ni-lon (loại ni-lon lọc ánh sáng, chỉ để lại các bức xạ có lợi cho cây) đến đấy, không có sâu bọ, nấm bệnh gì cả. Cho nên, không cần phải dùng các loại thuốc trừ sâu trừ bệnh rất không an toàn như ở ta hiện nay. Trong khi ở Việt Nam, chúng ta vẫn tưới nước ào ào, và nước bay hơi rất nhanh vào không khí, vẫn là cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau.
Chúng ta xuất khẩu gạo có thuận lợi là không bao giờ ế và giá cũng đang tăng lên, nhưng hãy tính toán kỹ lại xem trên diện tích đó, có thể làm ra cái gì thu được tiền nhiều hơn không? Chúng ta đang ham cái gọi là đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo vì điều đó chỉ có ý nghĩa chứng tỏ nỗ lực vươn lên từ một nước thiếu đói trước kia mà thôi. Người nông dân thu được bao nhiêu tiền từ ngần ấy gạo xuất khẩu? Thật khó tưởng tượng khi Hà Lan chỉ có 16,34 triệu dân, 69,6% sống ở thành thị, vậy mà có thể xuất khẩu 17 tỷ USD nông sản phẩm (bình quân 4 triệu USD/ha?). Nên nhớ, bình quân lương thực có hạt trên đâu người ở nước ta là hơn 471 kg/năm (2006) trong khi ở nhiều nước con số này là trên 1.000 kg/năm, nhưng họ vẫn không xuất khẩu lương thực mà dùng để chăn nuôi. Vậy ta nên tính toán thế nào để vẫn bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm, nhưng nên làm cái gì cho hiệu quả kinh tế cao nhất trên hai châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hình ảnh nước ta như cái đòn gánh (miền Trung) với hai đầu là hai thúng gạo (châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long). Điều không thể hiểu được là Việt Nam phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt, đậu tương, bột cá - những thứ chúng ta thừa sức sản xuất. Có lẽ chỉ vì công nghệ thấp mà sản phẩm ở ta đắt hơn hàng cùng loại nhập về. Vậy tại sao chúng ta không dám đầu tư để đảo ngược lại được tình thế này? Bà con người H'Mông suốt đời phải ăn ngô, sao ta không đổi gạo cho họ để lấy ngô thay cho việc nhập khẩu ngô? Tại sao bà con nuôi cá xuất khẩu lắm lúc điêu đứng vì giá hạ đột ngột mà ta không chế biến thành bột cá để khỏi phải nhập khẩu? Cây đậu tương có khả năng cố định đạm từ không khí. Nếu ta trồng xen đậu tương với ngô trên diện tích rộng thì đâu đến nỗi phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu đậu tương? Nếu vì năng suất thấp thì hãy đâu tư đủ tầm cho các Viện nghiên cứu chuyên về ngô, về đậu tương để nhanh chóng bứt phá về năng suất.
Việt Nam có rất nhiều ưu thế về nông sản phẩm nhiệt đới nhưng chưa phát huy được. Hàng của mình vẫn bị trả lại vì không sạch, tiền thu được từ xuất khẩu gạo, nông dân không được hưởng bao nhiêu… Tôi cho rằng, cần phải suy nghĩ để có một cuộc cách mạng, biến nông nghiệp nước ta ngoài việc thỏa mãn nhu cầu trong nước còn phải là một môi trường chuyên sản xuất những cây nhiệt đới quý hiếm, bán cho cả thế giới với công nghệ sạch, bền vững và nhất là biến nông sản phẩm thành các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị rất cao.
Bờ xôi, ruộng mật ngày càng bê tông hóa
Một vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang nhẫn tâm bê tông hoá đất có cấu tượng. Theo tôi, người làm quản lý trước hết phải hiểu được đất có cấu tượng là gì và không được xâm phạm đến nó. Nói cho dễ hiểu, đất xét về lý tính có 3 loại, một loại là các hạt rất to gọi là cát, một loạt hạt rất nhỏ, gọi là sét, loại đất trồng trọt có các hạt vừa phải nhờ đó mới có thể giữ nước, giữ thức ăn, giữ không khí trong đất. Người ta gọi đó là đất có cấu tượng. Để có các hạt đất như vậy, cân có sự hoạt động liên kết các hạt đất lại thành đất có cấu tượng. Chất mùn còn được vi sinh vật phân giải dân dân để giải phóng thức ăn cho cây trồng. Phân khoáng nhờ kết hợp với chất mùn mà không dễ dàng bị rửa trôi xuống các lớp đất sâu. Đất có cấu tượng chính là đất mà nông dân ta vẫn gọi là Bờ xôi, Ruộng mật. Nó quý giá vô cùng. Nó nuôi sống dân ta lâu dài cùng với sự phát triển của dân số.
Trên Quốc lộ 5, thuộc địa phận các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng đến nay, ven đường thay vì những cánh đồng lúa xanh tốt hiện đã mọc kín san sát các nhà máy, khu công nghiệp. Điều này có nghĩa là chúng ta đã không chuẩn bị trước cho các nhà đầu tư về nơi đến mà toàn để cho họ tự đi chọn, toàn nhằm vào những chỗ "bờ xôi ruộng mật" để bê tông hoá chúng. Tôi đã đến thăm Khu tự trị Nội Mông Cổ, một vùng đất rộng mênh mông, chất đất không tốt, khí hậu bất lợi, chỉ thích hợp chăn nuôi mà thôi… Họ đã biến thành những khu công nghiệp rộng lớn bằng cách làm đường cao tốc, xây dựng các nhà máy sản xuất đất hiếm (do tìm thấy nguồn đất hiếm rất lớn tại đây) và rất nhiều các nhà máy gang thép. Họ nói với tôi một chân lý: Muốn làm giàu trước hết hãy làm đường! Tại sao chúng ta có vô vàn các vùng đất đá ong hóa, đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ, ở miền Trung mà lại không đầu tư làm đường, làm cơ sở hạ tâng để thu hút các nhà đầu tư đến đó, nhằm xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất rộng lớn? Đã đến lúc mỗi đồng chí lãnh đạo các cấp phải hiểu khái niệm về cấu tượng của đất và kiên quyết không được bê tông hóa các đất có cấu tượng. Nếu làm khác đi chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề trước các thế hệ mai sau. Tôi phản đối kịch liệt cách nghĩ đơn giản là trên một héc ta làm công nghiệp thì lợi hơn biết bao nhiêu so với làm nông nghiệp? Chúng ta phải làm đường hay mời đầu tư làm đường, để rồi tạo ra các khu công nghiệp, các khu chế xuất nằm ngoài các thửa đất Bờ xôi, Ruộng mật. Một thông tin mà các đồng chí lãnh đạo từ trung ương đến địa phương nên biết là ở Trung Quốc muốn chuyển đổi sản xuất trên diện tích từ 5 mẫu Trung Quốc (l/3 ha) nhất thiết cần có sự chấp thuận của Quốc vụ viện (Chính phủ). Bao giờ chúng ta mới có nhũng quyết tâm giữ gìn đất canh tác mạnh mẽ đến như vậy. Một chuyên gia Trung Quốc cho tôi biết miền Bắc và miền Trung Việt Nam còn có biết bao đồi núi thấp. Trồng mấy cây bạch đàn mảnh mai, còi cọc thật là lãng phí quá. Ở Trung Quốc, người ta sẽ san phẳng dần các đồi núi thấp đó và trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư đến để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bao giờ chúng ta mới chịu học hỏi cách làm ăn như vậy?
Tôi cho rằng dọc miền Trung và vùng trung du Bắc Bộ, nơi đất đai khô cằn, bạc màu hoàn toàn có thể xây dựng thành các khu công nghiệp, khu chế xuất rộng lớn. Còn hai châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long, nơi được phù sa bồi đắp hàng nghìn năm qua nhất thiết không được đụng vào một cách tùy tiện như lâu nay. Tại đây phải suy nghĩ xem nên trồng cây gì, nuôi con gì để thỏa mãn vừa đủ nhu cầu trong nước (cho hiện nay và cho tương lai), để thỏa mãn nguyên liệu cho một ngành Công nghệ sinh học cân phát triển nhanh chóng và còn cân nghiên cứu kỹ xem nên làm cái gì để xuất khẩu được nhiều tiền nhất, có thể gấp hàng chục, hàng trăm lân so với lúa gạo. Đừng nên quên con số bình quân 1 ha ở Hà Lan thu được khoảng 4 triệu USD từ xuất khẩu ở nước ta 1 ha ở đồng bằng sông Hồng chỉ có thể thu được bình quân trên dưới 30 triệu đồng (khoảng 1875 USD!). Năm 2008 là năm nước ta thu hút được nhiều nguồn đầu tư rất lớn, nếu chúng ta không chuẩn bị trước thì vài chục tỷ USD đó sẽ lấn chiếm hết vào các Bờ xôi, Ruộng mật, đó là một nguy cơ đau đớn lắm.
Nông dân mất đất canh tác - cơ cực vì giá đền bù rẻ mạt
Nông dân mất đất sẽ vô cùng cơ cực. Theo thống kê hiện nay, trung bình mỗi héc-ta đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ, Đông Nam Bộ: khoảng 108 nghìn hộ. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tâng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Việc thực hiện định giá đèn bù đất cũng như tài sản trên đất chưa phù hợp với giá thị rường và khu tái định cư. Một số địa phương chạy theo phong trào, phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi giá mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân. Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch tràn lan là khá phổ biến. Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hau như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân. Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa có hiệu quả. Lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chỉ mới có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài %) chuyển được sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Việc làm và thu nhập của các hộ sổng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới. Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đâu tư mà chưa cân đối quyên lợi với người dân bị thu hỏi đất. Về chuyện đền bù đất đai, tôi có dịp hỏi thăm nông dân Trung Quốc và được biết khi thu hôi đất nông dân sẽ được tặng 1 căn hộ, được cấp một số tiền để kinh doanh tạm trong các căn nhà thô sơ trong khu công nghiệp và quan trọng hơn là được coi là cổ phần góp vào nhà máy, được chia lãi hàng năm, số trẻ tuổi được cho đi học nghề để trở thành công nhân ở ngay các nhà máy đó. Điều này khác hẳn với kiểu đền bù hàng núi tiền mà vẫn không hề đảm bảo gì cho cuộc sống của người nông dân bị thu hồi đất, nhất là cho con cháu của họ, nếu không chuyển được lớp trẻ sang lĩnh vực công nghiệp hay dịch vụ.
Còn một chuyện rất đau đâu nữa là không có lý gì năm nào chúng ta cũng bị bọ rầy, bị nấm đạo ôn, bị vàng lùn, vàng xoắn lá, rồi thì cúm gia cầm, lợn tai xanh, trâu bò lở mồm long móng, tôm nhiễm virus... Tôi không tin trên thế giới không có giống lúa nào kháng bọ rầy, kháng nấm đạo ôn, không đủ văcxin phòng chống có hiệu quả bệnh tật cho gia súc gia cầm. Điều này đặt ra câu hỏi, các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của ta hiện đã được đâu tư tập trung chưa, đâu tư đủ tam chưa, đã được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại chưa, đã có sự cộng tác quốc tế có hiệu quả chưa mà để cho các vấn đề bức xúc cứ kéo dài mãi như vậy? Tôi cho rằng việc đầu tư của Nhà nước cho khoa học vừa chưa đủ tâm, vừa dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm. Theo tôi, các lĩnh vực mũi nhọn cần phải xây dựng được thành các viện nghiên cứu đủ tâm, và tốt nhất là nên kết hợp trong các trường Đại học như cách làm phổ biến trên thế giới (để tận dụng tối đa thiết bị khoa học và lực lượng trí thức). Sau đó, yêu cầu các Viện này phải tháo gỡ bằng được các vấn đề cần nhanh chóng khắc phục. Với các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến sau thu hoạch... cũng cần có cách làm tương tự như vậy.
Để đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào năm 2020, tôi thiết nghĩ ngay từ bây giờ, chúng ta phải có một cuộc cách mạng thật sự trong tư duy và trong hành động. Đặc biệt, cần có sự cân nhắc sáng suốt đối với từng chủ trương lớn và phải có các biện pháp quyết liệt xuất phát từ những người lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương. Đừng quên nông nghiệp, nhất là các vùng đất bờ xôi, ruộng mật chính là một phần quan trọng của hồn Việt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng