Đừng hằn học với sách!

10:32 SA @ Thứ Hai - 20 Tháng Bảy, 2020

Rất nhiều bài học hay trong dòng sách tự phát tiển bản thân như “Mặc kệ nó, làm tới đi” của tỉ phú Richard Branson, “Khởi thuật” của Guy Kawasaki hay “Tìm về sức mạnh vô biên” của Robin Sharma… và đó là những bài học bạn không tìm thấy trong trường học.

Học gì từ dòng sách "Tự phát triển bản thân”

Khi mới 15 tuổi, Warren Buffet tìm được một cuốn sách của Dale Carnegie trên kệ sách của cha mình, nó có tên How To Win Friends and Fluence People (sau này phiên bản dịch ra tiếng Việt có tên Đắc nhân tâm, phiên bản dịch đầu tiên của tác giả Nguyễn Hiến Lê.)

Trong cuốn hồi ký của mình sau này của mình có tựa đề The Snowball, tỉ phú Warren Buffet tâm sự rằng thời trung học ông thật sự khó khăn để hòa nhập với bạn bè và luôn gặp phải sự chống đối. Ông bắt đầu những nguyên tắc của Carnegie, mặc dù nó không thể giúp ông trở thành một cậu bé đáng yêu qua một đêm, nhưng ông cho rằng nó đã giúp ông thay đổi tính cách cũng như xây dựng thế giới mối quan hệ của chính mình.

Được xuất bản từ năm 1937, giờ đây nó vẫn là cuốn sách bán chạy nhất trong mục sách “Personal Development” (Phát triển bản thân) từ kệ sách điện tử Amazon đến hệ thống nhà sách quen thuộc của chúng ta là Fahasa.

Chúng ta hãy cùng rút ra những bài học từ cuốn sách này với Richard Feloni, một cây bút chuyên phản biện về sách của Business Insider, một trang web tin tức kinh doanh.

Richard Feloni cho rằng có 3 nguyên tắc đầu tiên có thể rút ra từ cuốn sách này để bạn trở thành đáng yêu, gần gũi và có khả năng thuyết phục người khác.

1. Hãy tránh chỉ trích, lên án hay phàn nàn

Chỉ trích, lên án và phàn nàn thường là tính cách của những người thiếu kiểm soát, không nhìn người khác một cách toàn diện, thiếu khoan dung và cứ ví người khác như một sự khốn cùng của thời đại.

Cốt lõi của vấn đề là khi người mình tin cậy, giao việc… không đáp ứng được sự kỳ vọng của mình thì thay vì chỉ trích, hãy ghi nhận những gì xảy ra, tìm cách giúp đỡ, khuyến khích cải tiến.

2. Khen ngợi thành tựu người khác

“Khả năng sẽ bị héo đi khi chỉ trích, và sẽ nở hoa dưới sự khuyến khích”. Đây là một triết lý giáo dục mà cả hệ thống giáo dục phương Tây áp dụng. Làm thế nào để người khác sáng tạo nếu bạn không nhìn thấy điểm mạnh của họ mà khuyến khích và giúp đỡ. Carnegie cũng đã nhấn mạnh trong cuốn sách rằng “Khuyến khích không phải là nịnh hót. Không ai thích nịnh hót. Con người ai cũng khát khao công nhận”.

3. Hãy thông cảm

Sách có trích câu nói của Henry Ford: "Nếu có một bí quyết nào đó cho thành công, thì nó nằm ở khả năng hiểu quan điểm của người khác, xem và nhìn sự việc của người đó dưới góc độ của chính bạn và ngược lại".

Sự thông cảm không làm cho bạn “đổi đời” ngay tức khắc, nó giúp cho bạn hiểu rõ hơn hoàn cảnh, động cơ của mỗi hành động của chính mình hay người khác. Không ai trên thế giới này hằn học với sự thông cảm cả.

Về cuốn sách The Four Hour Workweek của tác giả Timothy Ferriss, nếu bạn đọc cuốn sách này một cách có ý thức học hỏi, thì sẽ không đọng lại trong tâm hình ảnh nhỏ nhoi như “thuê một trợ lý cách xa nửa vòng trái đất để cô này viết một lá thư ngọt ngào xoa dịu người vợ đang giận dữ của bạn” mà là rút ra được những bài học cơ bản mà hầu hết chúng ta đều gặp phải.

Thứ nhất là tính trì hoãn. Tính trì hoãn, trong nguyên bản tác giả sử dụng cụm từ “The Deffered Life Plan”, sẽ làm cho kế hoạch kinh doanh hay bất cứ kế hoạch nào khác trong cuộc đời mình khó trở thành hiện thực.

Ferriss hoàn toàn không khuyên bạn trở nên lười biếng mà khẳng định rằng: "Trong khi bạn cố gắng theo đuổi công việc kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cuộc sống và thời gian của bạn hay những ước mơ khác. Hãy liệt kê những việc bạn cần làm, tham vọng bạn mong muốn và lên kế hoạch thực hiện ngay bây giờ”.

Ferriss còn nhấn mạnh rằng không có nghĩa không có sự hi sinh khi theo đuổi giấc mơ của chính mình. Nếu bạn muốn viết một cuốn sách, công việc sẽ ngốn thời gian một năm của bạn, bạn muốn thiết kế một mẫu thời trang của riêng mình, bạn muốn đi du lịch vòng quanh châu Á trong 6 tháng mà vẫn có nguồn thu nhập… thì hãy bắt tay vào việc lập kế hoạch thực hiện. Nếu không bây giờ thì là bao giờ?

Napoleon Hill là tác giả lớn của những quyển sách gối đầu giường của nhiều nhà khởi nghiệp, đã từng là cố vấn của Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt. Để viết được cuốn sách Think and Grow Rich (Phiên bản tiếng Việt là Nghĩ giàu, làm giàu), ông đã phỏng vấn hơn 500 người thành công nhất nước Mỹ mà ông biết, để rút ra được những chìa khóa tốt nhất cho sự thành công. Cuốn sách hơn 200 trang này trở thành tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại.

Hill có viết trong sách của mình: “Chỉ ước mơ thôi, bạn sẽ không trở nên giàu có. Mong muốn giàu có chính đáng sẽ luôn nhắc nhở bạn và trở thành nỗi ám ánh, từ đó có kế hoạch rõ ràng, nung nấu sự bền bỉ để vượt qua khó khăn”.

Nếu bạn không bị ám ảnh bởi điều bạn mong muốn, liệu bạn sẽ dễ dàng đầu hàng khi gặp trở ngại? Có đấy. Chúng ta không hoàn toàn tìm thấy những lời khuyên đánh bạc hay tìm kiếm sự may rủi trên thị trường chứng khoán để trở nên giàu có. Toàn bộ cơ sở lý luận của ông là giúp con người khắc phục những điểm yếu tâm lý khi gặp thử thách hay thất bại tạm thời.

Còn rất nhiều bài học hay khác trong dòng sách tự phát tiển bản thân như “Mặc kệ nó, làm tới đi” của tỉ phú Richard Branson, “Khởi thuật” của Guy Kawasaki hay “Tìm về sức mạnh vô biên” của Robin Sharma… và đó là những bài học bạn không tìm thấy trong trường học.

Đừng hằn học với sách và “tư duy làm giàu”

Tựu trung, dòng sách này khuyến khích người đọc hun đúc một tinh thần khởi nghiệp, và nền tảng tâm lý để thực hiện kế hoạch của mình.

Richard Branson có nói rằng có ba cách học: học từ trường, học từ người giỏi hơn và học từ sách. Ngoại trừ bạn không muốn học thì không còn gì để bàn.

Bill Gates cũng từng phát biểu: “Khi còn trẻ tôi thật sự có rất nhiều ước mơ, tôi phát triển bản thân hơn rất nhiều trên một thực tế là tôi có nhiều cơ hội được đọc sách”.

Tôi đặc biệt thích câu nói này của Bill Gates không bởi vì ông là một tỉ phú, mà tôi tin rằng sách là một thế giới kỳ diệu được cô đọng lại dưới sự lao động của tác giả.

Làm thế nào để bạn có thể biết bạn mong muốn gì, thiết kế cuộc sống của chính mình khi không tiếp xúc với người giỏi, học qua những bộ phim hay hay rút ra từ những cuốn sách bổ ích.

Làm thế nào để bạn có được óc tưởng tượng phong phú hay kỹ năng thực hiện nó nếu không học từ những người đi trước qua sách.

Đọc, sẽ châm ngòi cho bạn tình yêu và khát vọng.

Đọc sách là đọc thế giới hôm qua để làm tự thiết kế la bàn cho tương lai của chính mình.

Nếu có cơ hội và thời gian, tôi sẽ đọc và đọc nhiều hơn nữa và giúp những con cái của chính mình cũng như bạn bè của nó biết cách rút ra những điều hay từ sách thay vì chỉ trích mang tính quy nạp hẹp hòi (vì đây là thái độ thiếu trách nhiệm).

Trong một thế giới, mà mọi người đều khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp, thì khoan hãy lên án “tư duy tỉ phú” chính đáng.

Những cuốn sách khuyên bạn khởi nghiệp để trở thành tỉ phú hoàn toàn không đề cập bạn phải tìm kiếm sự may rủi của cuộc sống, nó dạy cho bạn tinh thần “bạn phải chịu trách nhiệm với bản thân, để thành công không gì hơn là hun đúc ý chí, không bỏ cuộc và học hỏi những kỹ năng hay từ những người đi trước”.

Trong tinh thần khuyến khích văn hóa học, là một người đi trước và có đọc, thay vì phàn nàn về sách thì hãy hướng dẫn bạn trẻ một phương pháp đọc hay. Khuyến khích họ bỏ ra 30 phút một ngày để đọc một trong những cuốn sách này thay vì cùng với thời gian đó ngồi với 2 chai bia và “chém gió”.

Đừng vô tình biến sự hằn học của mình thành một sự khuyến khích cho những hoạt động mà thực tế nó đang trở thành sự khốn cùng của xã hội.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hoài nghi giá trị của sách?

    31/01/2018Thái AnMột cuốn sách nhiều lỗi, nội dung lệch lạc, không được kiểm soát về mặt nội dung, hình thức khi đưa ra thị trường với hàng ngàn, thậm chí hàng vạn bản sẽ có tác động không nhỏ tới cả một cộng đồng người đọc...
  • Bắt sách vở chịu trách nhiệm cuộc đời mình?

    06/07/2015"Cái được của loại sách Self-help là giới thiệu khá nhiều khái niệm, ý tưởng mới lạ mà ta khó bắt gặp nếu chỉ đọc các loại sách thông thường".
  • Sách dạy làm giàu: Bổ ích hay phí thời gian vô ích?

    03/07/2015"Một góc nhìn khác, một tư duy phản biện đáng ghi nhận" "Tác giả rơi vào bẫy tư duy phiến diện" là những comment sôi nổi của bạn đọc xoay quanh bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú” của tác giả Đặng Hoàng Giang...
  • Sách dạy làm giàu khiến người đọc "tự kỷ ám thị"?

    01/07/2015Có bạn đọc cho rằng sách dạy làm giàu "đánh vào tham vọng của con người, lấy tự kỷ ám thị điều khiển tư tưởng". Tuổi Trẻ Online xin tiếp tục trích đăng những ý kiến xoay quanh bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú” của tác giả Đặng Hoàng Giang.
  • Đọc sách self-help: đánh mất chính mình để thành người khác?

    29/06/2015TTO tổng hợpCuộc tranh luận về sách self-help vẫn sôi nổi. "Đọc cũng không thay đổi được cuộc đời mình" "Không đọc thì thôi đừng nói ai đọc là nhảm"... Tuổi Trẻ Online xin tiếp tục trích đăng những ý kiến xoay quanh bài Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú” tác giả Đặng Hoàng Giang.
  • Sách dạy làm giàu còn ta phải tự làm giàu!

    27/06/2015Thu PhanLà fan ruột của sách dạy làm giàu và mê đọc sách hơn bất cứ thứ gì trên đời, vậy mà tôi chưa từng nếm mùi thành công trong kinh doanh.
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Một cuốn sách xấu xí?

    02/06/2015Thùy CốmCó một câu mà tôi luôn hỏi những độc giả là phụ huynh rằng liệu họ chọn hết sách cho con mình hay để lũ trẻ tự lựa chọn. Phần lớn phụ huynh trả lời họ thường chọn hộ bọn trẻ, tin tưởng rằng người lớn mới đủ nhận thức để đánh giá, phân loại sách nào là tốt, là phù hợp cho con mình. Có một số ít bậc cha mẹ thì chọn phương án 50-50, cho phép trẻ con được chọn mua một nửa...
  • 10 lợi ích không ngờ của việc đọc sách

    29/05/2015Lần cuối cùng bạn đọc một cuốn sách hoặc tạp chí là khi nào? Có phải thói quen đọc hằng ngày của bạn đều xoay quanh những thông tin cập nhật từ Facebook, hay thậm chí chỉ là bảng hướng dẫn sử dụng trên các gói mì tôm? Nếu như bạn là một trong vô số người không có thói quen đọc sách hằng ngày, có nghĩa là bạn đã bỏ qua rất nhiều lợi ích của việc đọc sách. Dưới đây chỉ là 10 lợi ích trong số đó.
  • Tại sao Bill Gates bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng mua một cuốn sách?

    28/05/2015Bích NgọcĐiều gì khiến tỉ phú Bill Gates bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để có được một cuốn sách chép tay? Hiện, cuốn sách này là cuốn sách đắt giá nhất mọi thời đại...
  • Khám phá những thư viện -nơi bạn không đến để đọc sách

    07/01/2015Phan HạnhĐịnh nghĩa về thư viện đang dần thay đổi khi các nhà quản lý loại bỏ sách và thay thế chúng bằng các cuốn sách điện tử, máy tính bảng và cả một bộ sưu tập tài nguyên được số hóa...
  • Phê phán "Bái sách giáo"

    30/11/2014Con người không tin rằng ăn thịt một loài chim thì sẽ mọc ra một đôi cánh. Nhưng họ tin rằng ăn đọc sách của một tác giả thì sẽ có được trí tuệ của tác giả...
  • xem toàn bộ