Sách dạy làm giàu còn ta phải tự làm giàu!
Là fan ruột của sách dạy làm giàu và mê đọc sách hơn bất cứ thứ gì trên đời, vậy mà tôi chưa từng nếm mùi thành công trong kinh doanh.
Nếu ai đó đúng khi nói rằng “đến 30 tuổi mà bạn chưa giàu thì lỗi tại bạn”, thì tôi phải thừa nhận là mình chưa thành công trong việc làm giàu.
Và tôi biết lý do mình chưa thành công.
Rất đơn giản, đó là: (1) đọc sách để học và (2) ứng dụng những gì đã đọc, đã học để thành công là hai việc rất khác nhau. Mỗi việc đòi hỏi những kỹ năng hoàn toàn khác.
Để minh chứng điều trên, tôi đã thử trả lời một câu hỏi ví dụ này:
Tại sao các trường dạy kỹ năng mềm ngày nay thích mời các doanh nhân thành công đến dạy cho học viên chứ không chọn những giáo sư, tiến sĩ từ các trường đại học hàng đầu?
Hay tại sao có những người thầy vô cùng xuất sắc trên bục giảng để dạy người khác về kinh tế học, về cách làm giàu nhưng bản thân họ không hề thành công trong các phi vụ kinh doanh (dù họ rất thành công ở cương vị giảng viên và có thể công việc đó cũng mang lại cho họ rất nhiều tiền)?
Câu trả lời, tôi nghĩ, chính là tố chất của bản thân mỗi người, tức khả năng làm một loại công việc nào đó.
Ví dụ, có người sinh ra chỉ biết hát, hát rất hay và họ không thể làm gì khác để đạt được thành công tuyệt đỉnh ngoại trừ nghề ca sĩ.
Tôi tin rằng người chọn làm giàu bằng công việc kinh doanh cũng vậy. Họ phải có những tố chất nào đó (do bẩm sinh hoặc/và do rèn luyện) để thành công mà người khác dù có đọc bao nhiêu sách cũng khó theo kịp.
Tôi đã có cơ hội tự kiểm chứng điều (1) và (2) này với một người thân. Anh ấy là người gần như không bao giờ cầm đến cuốn sách trong đời (ngoại trừ sách giáo khoa hồi còn đi học). Khi tôi chia sẻ những điều tâm đắc nhất từ sách đã đọc cho anh nghe, anh tỏ ra vô cùng hứng thú.
Thế nhưng, anh vẫn không thể đọc nổi cuốn sách nào quá năm phút mà không ngáp lên ngáp xuống. Anh cũng gặp khó khăn trong việc “nói lại” những điều tôi đã truyền đạt.
Nhưng, điều vô cùng thú vị là anh ứng dụng rất thành công các “lý thuyết” mà tôi chia sẻ vào việc kinh doanh riêng của anh. Hơn thế nữa, anh còn chỉ cho tôi thấy những hạn chế, đúng sai của các lý thuyết đó, giúp tôi hiểu thêm rất nhiều điều thú vị.
Bởi vậy tôi nghĩ những ai từng là “fan ruột” của sách self-help mà chưa thành công hoặc không nhận thấy sự hữu dụng của những điều ghi trong sách (thậm chí có người còn cảm thấy mình bị tác giả lừa) là điều bình thường.
Vì loại sách đó không phải dành cho bạn, thế thôi!
Con đường thành công mà sách chỉ ra cũng không dành cho bạn, nên hãy đi con đường khác và truyền đạt những điều bạn đã đọc cho người cần nó (hoặc cho những đứa con của bạn sau này).
Cũng giống như sở trường của tôi là đọc và truyền đạt những điều hay học được từ sách cho anh bạn tôi. Còn chính anh ấy mới là người sử dụng chúng trong thực tế để gặt lấy thành công cho mình.
Tương tự, sách chỉ là chỉ đường, còn ta phải tự xác định con đường đó có phù hợp với mình hay không và phải tự bước đi bằng chính khả năng của mình để đạt đến thành công vậy.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn