Du hành qua không gian và thời gian

Nguyễn Quang lược dịch
09:58 SA @ Thứ Sáu - 13 Tháng Tám, 2010

Khoảng cách trung bình từ các ngôi sao tới chúng ta là rất lớn, từ vài năm đến vài chục năm ánh sáng (một năm ánh sáng bằng khoảng 10 nghìn tỉ km). Ví dụ là sao Beta Andromedae, nằm cách chúng ta khoảng bảy mươi lăm năm ánh sáng. Giả sử rằng Beta Andromedae nổ tung thứ ba vừa rồi, chúng ta sẽ không biết điều này cho tới bảy mươi lăm năm sau, bởi vì thông tin thú vị này được truyền đi với tốc độ ánh sáng cần phải có bảy mươi lăm năm để băng qua khoảng cách liên sao khổng lồ.

Hai tàu du hành vũ trụ liên sao Voyager, cỗ máy di chuyển nhanh nhất trong lịch sử được phóng từ trái đất, đang bay với tốc độ chỉ bằng một phần mười nghìn tốc độ ánh sáng. Với hai tàu này, chúng mất tới 40.000 năm để đi đến được ngôi sao gần nhất.

Einstein tự hỏi thế giới sẽ ra sao nếu bạn có thể di chuyển trên một làn sóng ánh sáng. Ông chỉ ra trong lý thuyết tương đối hẹp rằng ánh sáng (phản xạ hay phát xạ) từ một vật thể là bằng nhau cho dù vật thể đó đang chuyển động hay đứng yên, và không có vật thể nào có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Không có gì trong vật lý ngăn không cho bạn di chuyển gần tốc độ ánh sáng nếu bạn muốn. Bạn có thể đi với 99,9 9999999 phần trăm của tốc độ ánh sáng nhưng không thể là 100 phần trăm.

Chúng ta nghe thấy tiếng rắc khi quất một sợi dây da dài vào không khí bởi vì đầu của nó di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh, thành một dạng sóng xung kích tạo nên một tiếng nổ nhỏ. Có thời người ta nghĩ rằng máy bay không thể đi nhanh hơn âm thanh. Ngày nay máy bay siêu âm quá là phổ biến. Nhưng rào cản ánh sáng rất khác so với rào cản âm thanh. Đây không chỉ đơn thuần là một vấn đề kỹ thuật như vấn đề của máy bay siêu âm. Đây là một quy luật cơ bản của tự nhiên mà ta đã chứng thực, ít nhất là cho đến lúc này. Máy gia tốc hạt nhân và đồng hồ nguyên tử đưa ra những đo đạc phù hợp một cách định lượng và chính xác với thuyết tương đối hẹp.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi với tốc độ ánh sáng trên một chiếc xe tay ga. Khi tốc độ tăng lên, bạn bắt đầu nhìn thấy xung quanh góc cạnh của các vật thể mà bạn vừa vượt qua. Trong khi để mắt về phía trước, những vật thể phía sau bạn xuất hiện trong khu vực tiếp theo của tầm nhìn. Gần tốc độ ánh sáng, từ góc nhìn của mình, thế giới trông rất kì lạ - gần như tất cả mọi vật co lại trông một khung cửa tròn bé tí nằm trước mắt. Từ góc độ của một người quan sát đứng yên, ánh sáng phản xạ từ bạn chuyển sang đỏ khi bạn đi ra xa và chuyển sang xanh khi bạn hướng ngược trở lại. Nếu di chuyển hướng tới người quan sát gần với tốc độ ánh sáng, bạn dường như được bao bọc trong một vỏ bọc bức xạ sáng rực một cách kì lạ: bức xạ hồng ngoại thường không nhìn thấy được của bạn bị xê dịch qua các bước sóng ngắn hơn nhìn thấy được. Bạn bị nén trong hướng chuyển động, khối lượng gia tăng, và thời gian mà bạn cảm thấy chậm lại, một hệ quả quan trọng của việc di chuyển gần tốc độ ánh sáng được gọi là sự giãn nở thời gian. Nhưng từ góc độ của một người quan sát chuyển động cùng với bạn-có lẽ trong chiếc ghế khác của chiếc xe- không có tác động nào xảy ra.

Di chuyển gần tốc độ ánh sáng sẽ khó làm bạn già đi, nhưng bạn bè và người thân của bạn ở nhà của bạn sẽ lão hóa như bình thường. Khi bạn quay về nhà sau cuộc hành trình theo thuyết tương đối, bạn trở nên quá khác biệt so với bạn bè, họ đã già đi nhiều chục tuổi, trong khi bạn hầu như chẳng già đi tí nào cả! Bởi vì thời gian chậm lại khi đi gần với tốc độ ánh sáng, thuyết tương đối hẹp cung cấp chúng ta một phương tiện để đi đến các vì sao. Nhưng liệu nó có khả thi về mặt kỹ thuật thực tế để di chuyển gần tốc độ ánh sáng hay không? Liệu tàu liên sao có khả thi?

Các dự án tàu liên sao

Năm 1939 khi một nhóm kỹ sư người Anh tự nhận là hội liên hành tinh vương quốc Anh thiết kế một con tàu để đem người lên Mặt Trăng - sử dụng công nghệ năm 1939. Đương nhiên là nó chẳng giống thiết kế của con tàu vũ trụ Apollo được hoàn thành đúng ba thập lỷ sau đó tí nào, nhưng nó gợi ý rằng sứ mệnh lên mặt trăng có thể ngày nào đó sẽ khả thi về mặt kỹ thuật thực tế.

Hiện nay chúng ta đã thiết kế sơ bộ cho tàu đưa người đến các ngôi sao. Không có chiếc nào được thiết kế để phóng trực tiếp từ trái đất. Thay vào đó, chúng được xây dựng trên quỹ đạo trái đất mà từ đó chúng bắt đầu cuộc hành trình liên sao dài dằng dẳng. Một trong những dự án đó là kế hoạch Orion, được đặt tên theo tên của chòm sao, một lời nhắc nhở mục tiêu cuối cùng của con tàu là các ngôi sao. Orion được thiết kế để sử dụng một chuỗi các vụ nổ của bom hydrogen, vũ khí hạt nhân, đẩy vào một tấm chắn quán tính. Orion có vẻ như hoàn toàn khả thi về khía cạnh kỹ thuật. Nhưng vì lượng lớn các mảnh vỡ phóng xạ mà nó phóng ra trong môi trường trống rỗng liên hành tinh hoặc liên sao, Orion chỉ phát triển tại Hoa Kỳ cho đến khi việc ký kết hiệp ước quốc tế cấm các vụ nổ vũ khí hạt nhân trong không gian. Đối với tôi đây là một điều đáng tiếc lớn. Tàu liên sao Orion là trường hợp sử dụng tốt nhất vũ khí hạt nhân cho các mục đích tốt đẹp mà tôi có thể nghĩ đến.

Dự án Daedalus là một thiết kế gần đây của Hội liên hành tinh vương quốc Anh. Dự án giả sử sự tồn tại của một lò phản ứng nhiệt hạch hạt nhân - một cái gì đó an toàn hơn và hiệu quả hơn nhiều so với các nhà máy điện phân hạch hiện nay. Ta chưa có lò phản ứng nhiệt hạch, nhưng người ta đang chờ đợi nó xuất hiện trong vài thập niên tới. Orion và Daedalus có thể bay với tốc độ bằng 10 phần trăm tốc độ ánh sáng. Một chuyến đi đến Alpha Centauri, cách ta 4,3 năm ánh sáng, sẽ mất bốn mươi ba năm, ít hơn một đời người. Con tàu như vậy không thể di chuyển đủ gần với tốc độ ánh sáng để sự giãn nở thời gian tương đối đặc biệt trở nên quan trọng. Ngay cả với các dự án lạc quan về phát triển công nghệ của chúng ta, việc chế tạo Orion, Daedalus hay cái gì đó tương tự chưa trong nửa đầu thế kỷ XXI, mặc dù nếu muốn chúng ta vẫn có thể chế tạo Orion ngay từ bây giờ.

Đối với chuyến đi vượt ra ngoài các ngôi sao gần nhất, người ta phải làm cái gì khác. Có lẽ Orion và Daedalus có thể được sử dụng như tàu đa thế hệ, như vậy những người đi đến một hành tinh ở một ngôi sao khác sẽ là hậu duệ xa của những người đã đề ra dự án một vài thế kỷ trước. Hoặc có lẽ một phương pháp ngủ đông an toàn cho con người sẽ được tìm ra, để các nhà du hành vũ trụ có thể ngừng hoạt động và thức tỉnh lại vài thế kỷ sau đó. Những con tàu-liên-sao-phi-tương-đối vô cùng tốn kém, có vẻ tương đối dễ dàng thiết kế, chế tạo và sử dụng so với tàu liên sao bay gần tốc độ ánh sáng.

Tàu vũ trụ liên sao tốc độ cao - với vận tốc tàu gần bằng tốc độ ánh sáng không phải là mục tiêu trăm năm mà là mục tiêu một ngàn thậm chí mười ngàn năm. Nhưng về nguyên tắc điều đó có thể. Một loại máy bay phản lực liên sao được đề xuất bởi R.W. Bussard sẽ hút lấy các vật chất khuếch tán, chủ yếu là nguyên tử hydro, trôi nổi giữa các vì sao, gia tốc nó thành một động cơ nhiệt hạch rồi tống nó trở lại ra ngoài. Hydro vừa được sử dụng làm nhiên liệu vừa là và chất xúc tác. Nhưng trong không gian sâu thẳm chỉ có khoảng một nguyên tử hydro mỗi mười cm3, thể tích của một quả nho. Để các máy bay phản lực hoạt động được, nó cần phải nuốt hết vật chất trong hàng trăm cây số trước mặt. Khi tàu đạt đến vận tốc tương đối, các nguyên tử hydro sẽ di chuyển đối với tàu không gian ở gần tốc độ ánh sáng. Nếu không xem xét các biện pháp phòng ngừa thích hợp, các tàu không gian và hành khách trên đó sẽ bị chiên giòn bởi các các tia vũ trụ vừa mới tạo ra này. Một giải pháp được đề xuất là sử dụng tia laser để tách electron ra khỏi nguyên tử trong môi trường liên sao và làm cho chúng tính điện khi chúng vẫn còn nằm ở khoảng cách rất xa, dùng một từ trường cực mạnh làm chệch hướng các nguyên tử tích điện vào cái muỗng hứng nằm cách xa phần còn lại của con tàu.

Các mẫu thiết kế của tàu Orion, Daedalus và tàu phản lực Bussard có lẽ khác hơn rất nhiều các tàu liên sao mà ta sẽ chế tạo trong thực tế một ngày nào đó so với sự khác nhau giữa mô hình máy bay của Leonardo ngày xưa với máy bay siêu thanh bây giờ. Nhưng nếu chúng ta không tự hủy diệt chính mình, tôi tin rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ có khả năng đến được các vì sao khác. Khi hệ mặt trời đã được khám phá, hành tinh của các ngôi sao khác sẽ phất cờ vẫy gọi.

Di chuyển trong không gian và thời gian luôn quan hệ với nhau. Chúng ta chỉ có thể đi nhanh vào không gian bằng cách đi nhanh vào tương lai. Nhưng liệu ta có thể quay trở về quá khứ và thay đổi quá khứ? Liệu chúng ta có thể làm các sự kiện diễn ra khác với những gì mà các cuốn sách lịch sử khẳng định? Chúng ta luôn đi vào tương lai theo tốc độ một ngày trên một ngày. Với tàu vũ trụ tương đối chúng ta có thể đi nhanh hơn vào tương lai. Tuy nhiên, nhiều nhà vật lí tin rằng di chuyển ngược về quá khứ là không thể. Thậm chí nếu bạn có một thiết bị có thể đi ngược thời gian, họ nói, bạn sẽ chẳng thể thay đổi bất cứ điều gì cả. Nếu bạn đi vào quá khứ và ngăn chặn bố mẹ bạn gặp nhau thì bạn sẽ chẳng bao giờ được sinh ra- đây là một mâu thuẫn bởi rõ ràng là bạn đang tồn tại.

Một số nhà vật lý khác đề nghị hai lịch sử thay thế, cả hai đều thực như nhau, có thể tồn tại bên cạnh nhau - một thế giới mà trong đó bạn biết và thế giới khác mà trong đó bạn chưa bao giờ được sinh ra. Có lẽ chính thời gian có quá nhiều chiều tiềm năng, nhưng trong thực tế ta chỉ cảm thấy một trong số đó. Giả sử bạn có thể quay trở lại vào quá khứ và thay đổi nó thì bạn có thể đã thiết lập một chuỗi các sự kiện lịch sử khác, mà những người ở trong thời của chúng ta sẽ không bao giờ biết đến. Nếu khả năng du hành qua thời gian đó là có thể, thì các lịch sử thay thế ảo theo một cách nào đó có lẽ đã thực sự tồn tại.

Trong tất cả những thế giới khác trong không gian đó, có những sự kiện diễn ra xác định tương lai của họ. Và trên hành tinh bé nhỏ của chúng ta, thời khắc lịch sử này là ngã rẽ cũng sâu sắc như những cuộc đối đầu của các nhà khoa học Ionia đối với sự thần bí 2500 năm trước. Những gì chúng ta làm đối với thế giới này sẽ lan truyền qua nhiều thế kỉ và định hình một cách mạnh mẽ vận mệnh và số phận của con cháu chúng ta, nếu có, giữa các vì sao.

Carl Sagan (1934-1996) một nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ nổi tiếng với các nghiên cứu về sự sống bên ngoài trái đất. Ông đồng sáng lập hội hành tinh học của Mỹ và là người đề xuất nhiều ý tưởng tìm kiếm sự sống bên ngoài trái đất. Một trong những ý tưởng đó là gửi các thông điệp lên không gian trên hai vệ tinh Voyager 1 và 2 thông báo về sự tồn tại của con người ở trái đất, với hy vọng một ngày nào đó các thông điệp này sẽ đến được người ngoài hành tinh, nếu có. Ông còn một cây bút rất nổi tiếng chuyên viết sách khoa học và tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, từng đoạt giải Pulitzer năm 1978. Bộ phim tài liệu Vũ trụ của ông là một trong những bộ phim ăn khách nhất trên thế giới, thậm chí cho đến nay.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không gian tinh thần - Đối thoại

    09/01/2021Nguyễn Trần BạtKhi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là hoàn cảnh khách quan, được thể hiện tập trung bằng thể chế và luật pháp. Yếu tố thứ hai là trạng thái tự do bên trong của mỗi con người...
  • Khoa học, Lý trí và Nhân tình thế thái

    14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
  • Khoa học phức hợp – khoa học của thế kỷ 21

    22/04/2016CC biên dịch“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” . Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách – Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp...
  • Khi vật lý gõ cửa bản thể học

    12/04/2016Nguyễn Tường BáchKhủng hoảng về vật lý hiện nay là khủng hoảng về ontology, khủng hoảng về bản thể học của thế giới chúng ta. Mặc dù đi đến cửa ngõ của triết học rồi, nhưng nền tảng, bản thể của nó là gì, đó là điều mà chúng ta chưa biết. Khi vật lý học gõ cửa trên bản thể học thì ở đó Phật giáo có thể trả lời một vài câu hỏi...
  • Đồng hồ: vòng quay số phận

    14/04/2015Việt VănNgày xửa ngày xưa, thiên hạ còn cần để coi thời gian. Với ai đó, có thể thời gian không là vàng ngọc, cũng không đến vô tận nhưng vẫn cần đồng hồ. Vì nếu không có thì biết lúc nào đi, lúc nào đứng, lúc nào ngồi...
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Giữa hai bờ ảo thực

    17/06/2014Gia CátNăm thứ 11 Internet du nhập vào Việt Nam. Nhìn lại chặng đường tuy không dài ấy có đủ vị từ ấm nồng của xưng tụng cho tới cay đắng của phê phán.
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • M.Heidegger với "tồn tại và thời gian"

    12/11/2009Nguyễn Lê ThạchMartin Heidegger (26/11/1889 - 26/5/1976) là một triết gia Đức, người triển khai hiện tượng luận hiện sinh, đặt nền tảng cho triết học hiện sinh và được thừa nhận rộng rãi với tư cách một triết gia độc đáo, có ảnh hưởng vào bậc nhất của thế kỷ XX.
  • Suy tưởng trong không gian thời gian của chúng ta

    14/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTừng cảnh trong mỗi bức hình Bạn lần lượt nhìn thấy sau đây đều là ‘Thời gian / Không gian Hiện tại’ của chính nó vào Thời điểm hiện tại của bạn khi bạn đang nhìn nó. Thế giới nhỏ trong một Thế giới khác lớn hơn. Ở từng Hệ qui chiếu Không gian và Thời gian tương ứng trong mỗi Thế giới ấy, các hoạt động đang diễn ra như cách của nó…
  • Giải mã những bí ẩn của thời gian

    20/05/2009Đỗ Kiên CườngTrả lời câu hỏi “Thời gian là gì?”, từ thế kỉ thứ V, Thánh Augustine, nhà thần học lừng danh, đã viết: “Nếu không ai hỏi, thì tôi biết; nếu tôi muốn giải thích cho một người hỏi, thì tôi không biết”. Khi được hỏi Thượng Đế tạo ra vũ trụ và thời gian như thế nào, ông nói, Thượng Đế tạo ra vũ trụ không phải trong thời gian mà cùng với thời gian.
  • Ryszard Kapuscinski: du hành trong không gian và thời gian

    23/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênMột cuốn sách dành cho người yêu xê dịch. Xin nói thêm, xê dịch ở đây không dừng lại ở nghĩa đen địa lý thường thấy trong nhiều cuốn du ký hiện đại, mà là một cuộc “xê dịch” xuyên không gian và thời gian. Cuốn sách được viết bởi một tài năng lớn
  • Đi tìm thời gian đã mất!

    13/04/2008Tuệ ThưĐố bạn biết, đố bạn trả lời chính xác đấy. Có câu trả lời không? Thời gian là gì? Ta chỉ nghĩ tới cái đồng hồ, đến đứa trẻ mới ra đời, đến người già tóc bạc, đến cái chết, và sinh ra… Rồi sự héo tàn trơ trụi rồi đâm trồi này lộc…
  • Không, hư vô, chân không, trong khoa học tự nhiên

    10/03/2008Chuyên gia CNTT Paris, Pháp - Hà Dương TuấnTiểu luận này trình bày những cách hiểu khác nhau trong lịch sử của khoa học tự nhiên về cái không và cái chân không - bằng cách sử dụng khái niệm mô hình. Khái niệm then chốt của khoa học luận này ít khi được nhấn mạnh đầy đủ...
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Vũ trụ luân hồi

    25/07/2006Trần Tiễn Cao Đăng (theo Scientific American)Sự va chạm giữa các màng và gia tốc vũ trụ có thể là động lực cho một chu kỳ bất tận mà trong đó vũ trụ của chúng ta chỉ là một giai đoạn...
  • Sự tiến hóa theo Gould

    16/06/2006Đặng Xuân Lạng (lược thuật)Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặt lớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã góp phần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức, vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu...
  • "Lỗ hổng thời gian" và những vụ dịch chuyển kỳ lạ

    19/03/2006Những năm gần đây, giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ xôn xao bàn tán về các hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian” và sự mất tích - tái hiện một cách thần bí. Người ta cố gắng vận dụng mọi kiến thức để giải thích được những hiện tượng này...
  • Thuyết Tương Đối & Thuyết Lượng Tử

    24/01/2006Việc cho ra đời thuyết "tương đối" và thuyết "lượng tử" đã ghi tên Albert Einstein vào danh sách những nhà bác học, khoa học hàng đầu thế kỉ và tạo nên 1 cuộc cách mạng trong khoa học và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay sau gần 100 năm ra đời...
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Nghịch lý của thời gian

    09/08/2005TS. Nguyễn Sĩ Dũng“Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có” (Ilia và Petrov). Nhật xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: Cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít ra là thời gian. Thời gian không sở hữu được nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có.
  • Bí ẩn của thời gian

    22/07/2005Mai Sơn dịchNếu bạn xem đồng hồ, bạn biết được thời gian trong ngày. Nhưng không ai biết bản thân thời gian là gì. Chúng ta không thể nhìn thấy nó. Chúng ta không thể chạm được nó. Chúng ta không thể nghe thấy nó. Chúng ta nhận biết nó chỉ bằng cách chúng ta đánh dấu sự trôi qua của nó.
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • xem toàn bộ