Sau 20 năm nữa con người sẽ bất tử?

10:03 SA @ Thứ Ba - 03 Tháng Chín, 2013
Tới năm 2030, con người sẽ đạt được sự bất tử. Và ở thời điểm đó, con người cũng sẽ xây dựng được các bản sao dự trữ những ký ức của mình. Đó là lời tuyên bố mà nhà sáng chế kiêm chuyên gia về ngành tương lai học người Mỹ Raymond Kurzweyl vừa đưa ra mới đây.

Dự đoán theo khoa học

Ông Raymond Kurzweyl sinh năm 1948, được đánh giá là chuyên gia hàng đầu trong sáng chế công nghệ mới, chủ yếu là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Năm 1974, ông sáng chế ra máy dịch được thành tiếng dành cho người khiếm thị và sáng chế này đã giúp ông trở thành cự phú.

Năm 1990, Raymond Kurzweyl đã xuất bản cuốn dự đoán tương lai đầu tiên của mình, "Thời đại của những máy móc có trí tuệ". Trong cuốn sách đó và trong những tác phẩm tiếp theo, Raymond Kurzweyl đã nói trước được về sự xuất hiện của mạng Internet, thất bại của nhà vô địch cờ vua thế giới Garri Casparov trước computer năm 1997, cũng như sự xuất hiện của vũ khí thông minh…

Thực ra có không ít nhà tiên tri đưa ra những dự đoán khác nhau về tương lai với mức độ xác thực cũng rất khác nhau. Nhưng Raymond Kurzweyl trong hàng ngũ các nhà "ăn ốc nói không mò" đó có một vị trí riêng đặc biệt: ông là một chuyên gia về tương lai học, xây dựng các bản dự báo tương lai một cách chuyên nghiệp và mang tính khoa học cao.

Ngoài ra, gia sản khá lớn của ông (ông là triệu phú USD) đã được gây dựng nên từ chế tạo và phổ cập một sản phẩm có giá trị tư duy lớn, đó là các hệ thống nhận biết văn bản và chuyển đổi chúng thành câu nói…

Cũng theo ông Raymond Kurzweyl, tới năm 2045 sẽ bắt đầu kỷ nguyên “Kỹ nghệ Singularity" và Trái đất sẽ biến thành một computer khổng lồ. Và tiếp theo, quá trình đó có thể phổ cập ra cả quy mô toàn vũ trụ. Ông đưa ra khái niệm kỹ nghệ Singularity. Đó là cái gì vậy? Trả lời câu hỏi này tốt nhất là bằng cách lập ra một danh mục những phát minh sáng chế trước đây của loài người.


Trong thời đại đồ đá cũ, gần 70 nghìn năm trước đây, con người đã học được cách dùng đá để làm ra lửa. Sau 35 nghìn năm, những pho tượng tí hon đầu tiên và những nhạc cụ thô sơ đầu tiên đã xuất hiện.

Cũng ở thời gian đó, con người đã làm được những cái phi lao nhưng nhìn chung, tiến trình phát triển đã diễn ra cực kỳ chậm chạp: giữa các án chế là hàng chục nghìn năm trôi qua. Những tưởng các tượng gốm phải ở gần bát đĩa nhưng ở giữa những mảnh sành sứ cổ đại với những mảnh tượng (thực kỳ lạ, lại có niên đại lâu hơn) là một khoảng thời gian kéo dài ít nhất là 15 nghìn năm.

Gần 7,5 nghìn năm trước mới có những người chăn gia súc và làm nông nghiệp đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ nước Đức - cũng chỉ ở thời điểm đó châu Âu mới bắt đầu uống sữa. Và cũng từ thời điểm này mới xuất hiện típ người châu Âu quen thuộc với chúng ta có nước da trắng.

Và một nghìn năm sau đó tại châu thổ sông Nile, Tiger, Euphrates mới bắt đầu xây dựng những đô thị đầu tiên. Rõ ràng là từ bước ngoặt phát triển này tới bước ngoặt phát triển khác không chỉ là hàng chục nghìn năm mà hàng chục nghìn thế kỷ.

4,5 nghìn năm trước những kim tự tháp đầu tiên đã được xây lên. 2.700 năm trước tại Nineveh (nay thuộc lãnh thổ Iraq) đã có 100 nghìn dân sinh sống và ở đây cũng đã xuất hiện những đường ống dẫn nước. Và càng về sau thì càng nhiều phát minh sáng chế: thuốc súng, bàn in… Quá xuất hiện môn vật lý và phép tính vi phân phải mất tới 500 năm.

Việc làm ra đầu máy hơi nước, xây dựng đường sắt, động cơ điện và máy phát điện diễn ra trong vài thế kỷ, còn từ máy phát điện đầu tiên tới radio chỉ mất chưa đầy một trăm năm. Nửa thế kỷ trôi qua từ những thí nghiệm đầu tiên về phản ứng hạt nhân tới việc chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên và các động cơ nguyên tử. Còn từ xác định cơ cấu AND tới động vật biến đổi gien đầu tiên thì còn mất ít thời gian hơn. Khoảng cách giữa các phát minh giảm dần, còn sự phức tạp cũng như ảnh hưởng của chúng tới đời sống thường nhật của con người thì lại gia tăng không ngừng.

Theo ông Raymond Kurzweyl và một số nhà tương lai học khác (thí dụ như nhà văn chuyên viết truyện viễn tưởng khoa học Vernor Vinge), sớm hay muộn rồi cũng xảy ra một cú nhảy vọt đột biến trong tiến bộ khoa học công nghệ. Tất nhiên, cũng có không ít người phản biện đối với quan điểm này. Nhưng thực ra rất khó bác bỏ khẳng định là tốc độ các công trình nghiên cứu khoa học đang gia tăng một cách rất mau lẹ.

Việc giải mã AND của con người đang ngày càng rẻ giá đi nhiều và được tiến hành mỗi lúc mỗi nhanh hơn: những gì mà trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX chỉ có hai phòng thí nghiệm lớn nhất trên thế giới tiến hành với giá 1 tỉ USD thì nay có thể làm chỉ với giá vài chục nghìn USD.



Thuật ngữ "Singularity" được lấy từ toán học, trong đó để chỉ một điểm mà ta không thể nào tiên liệu được trước là nó sẽ phát triển thế nào. Những hệ thống có trong mình điểm này, được gọi là liên tục "Singularity".

Một đồng xu đang rơi là một thí dụ kinh điển của một hệ thống như thế: có thể nói trước được là nó sẽ rơi thế nào nhưng không thể nào tiên đoán được một con đại bàng rơi sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, vẫn có thể tính được trước những phương án có thể xảy ra. Và ông Raymond Kurzweyl đã làm như thế để dự đoán những thay đổi có thể diễn ra trong hai mươi năm tới.

Những biến đổi mau lẹ

Raymond Kurzweyl cho rằng, dự báo cho thời hạn lâu hơn nửa thế kỷ là một việc làm vô nghĩa. Theo lý thuyết của ông Raymond Kurzweyl, sự phát triển của công nghệ nano sẽ cho phép con người sống tới vô cùng tận, đọc thiên kinh vạn quyển chỉ trong dăm bảy giờ, lặn dưới nước rất lâu không cần có áo bơi đặc biệt. Thậm chí công nghệ nano trong tương lai còn có thể làm thay đổi cả quan hệ thể xác giữa con người với nhau.

Ông cho rằng, ngay trong năm 2014 hoặc muộn lắm là tới năm 2020 sẽ xuất hiện siêu computer với công suất tương đương với não người. Các máy tính sẽ có những hình thức không truyền thống và sẽ được cấy vào trang phục hay những vật dụng thường ngày khác. Tới năm 2029, computer sẽ đáp ứng được test Turing để chứng minh nó có trí tuệ theo đúng cách hiểu đối với con người. Thành tựu này sẽ đạt được bằng con đường kích thích computer não người.

Cũng tới năm 2030, theo nhận định của ông Raymond Kurzweyl, "Mạng nhện toàn cầu" (World Wide Web Consortim, viết tắt là W3C) sẽ có những môi trường ảo tác động tới tất cả các giác quan của chúng ta và ở đấy sẽ không có những khác biệt đáng kể giữa con người thực và những bản đóng thế điện tử của họ.

Tới một ngày đẹp trời nào đó, ông Raymond Kurzweyl dự báo, những thiết bị hiển thị tí hon được lắp vào mắt kính sẽ giúp phiên dịch đuổi trong đối thoại giữa các đại diện các ngôn ngữ khác nhau và chúng ta không cần học thêm ngoại ngữ làm gì nữa(!)

Nhờ những hệ thống chiếu hình trên võng mạc mắt nên sẽ có những môi trường ảo với sự tiếp nhận toàn phần, một phần hay hòa nhập trọn vẹn thực tế "thực thực". Việc định vị vào các môi trường này sẽ được thực hiện với các khẩu lệnh hoặc bấm nút, hoặc các cử động thân thể. Và khi đó, vào các cụm mạng thường đồng nghĩa với vào môi trường của một thực tế ảo, thí dụ như ra bãi tắm, vào rừng hay vào hội trường…

Nhân loại cũng sẽ không thể thiếu được những robot nano tuyệt đối an toàn (không làm hại các tế bào trong cơ thể con người). Chúng sẽ "hợp đồng tác chiến" giới chất (mediator) trong não để nới rộng khả năng tư duy của con người.

Theo dòng thời gian, những mảnh ghép não trên cơ sở hằng hà sa số các robot nano trí tuệ sẽ mở rộng trí nhớ của chúng ta lên thêm tới hàng nghìn tỉ kết cấu mới, giúp chúng ta gia tăng những năng lực cảm nhận, nhận biết và tư duy logic…

"Tôi cho rằng, trong vòng hai thập niên nữa trong máu chúng ta sẽ được cấy vào những robot nano computer, có thể quan tâm sít sao tới tình hình sức khỏe của chúng ta, tăng cường hiệu năng lao động và thậm chí có thể xây dựng được những bản sao dự trữ toàn bộ những gì đang ẩn náu trong não của chúng ta, như các file thông tin trong máy tính", - ông Raymond Kurzweyl trong cuộc diễn thuyết ở Vienne.

Ông nói tiếp: "Điều đó có nghĩa là chúng có thể gìn giữ từng ý nghĩ một của chúng ta cũng như toàn bộ kinh nghiệm của chúng ta, những thứ đã tạo thành nhân cách của chúng ta".

Các robot nano, theo cách nhìn của ông Raymond Kurzweyl, sẽ dịch chuyển theo các mao mạch của não và "hợp đồng tác chiến" với các nơ ron sinh học. Các robot nano sẽ có thể được đưa vào bằng ống tiêm hay thậm chí là bằng cách nuốt chửng luôn. Chúng cũng sẽ được lập trình, thay đổi hình dạng và khi cần thiết, loại bỏ ra khỏi cơ thể con người

World Wide Web Consortim (W3C)là một côngxoocxiom lập ra các chuẩn cho Internet, nhất là cho World Wide Web. Chủ tịch của W3C là Tim Berners-Lee, người đã sáng tạo ra HTTP (HyperText Transfer Prôtcol) và HTLM (HyperText Markup Language). Internet dựa trên các kỹ thuật đó.

Mỗi tiêu chuẩn đi qua bốn giai đoạn: Phác thảo (Working Draft), Chỉnh sửa Cuối cùng (Last Call), Trình chuẩn (Proposed Recommendation) và Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử (Candidate Recommendation), trước khi được gọi là Chuẩn Chính thức (Recommendation). Các nhà công nghiệp phần mềm được tự quyết định có theo tiêu chuẩn hay không. Thông thường, nhiều trong số họ theo các tiêu chuẩn này.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người bất tử

    26/11/2019Hồng Minh tổng hợpTrong những năm trở lại đây, cái tên Aubrey David Nicholas Jasper de Grey không còn xa lạ gì với giới lão khoa và những tín đồ của thần Bất tử...
  • Những ai đang tin vào bất tử

    26/10/2019Hồng Minh tổng hợpTrẻ mãi không già dường từ bao đời nay đã trở nên quen thuộc trong mỗi câu chuyện cổ tích được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh một ước mơ dai dẳng mà loài người mải miết theo đuổi...
  • Loài người trước ngưỡng cửa thế giới bất tử?

    05/09/2016Mỗi ngày trên thế giới, có hàng chục phát minh sáng kiến liên quan đến việc kéo dài sự sống được giới khoa học công bố. Những cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, liệu pháp cấy gen, hormon... xuất hiện ngày một phổ biến đều với mục đích đưa con người tiến gần tới sự bất tử...
  • Robot bao giờ biết tâm tư?

    25/01/2015Phạm Việt HưngĐó là tuyên bố của Rodney Bronks, Giám đốc Viện nghiên cứu trí thông minh nhân tạo thuộc Viện MIT nổi tiếng, trong cuốn sách mới xuất bản của ông mang tên Thể xác và máy móc. Robots sẽ biến đổi chúng ta ra sao - một cuốn sách được tờ The New York Times mô tả là hết sức hấp dẫn bởi những khái niệm mới lạ về ý thức và vô thức và bởi sự liên hệ các khái niệm ấy với sự phát triển của robot trong tương lai...
  • Những quan niệm khác nhau về sự bất tử của con người

    21/05/2014PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngMong ước về sự bất tử (immortality) của cá nhân là một hiện tượng tâm lý chung của nhân loại. Bất kỳ người nào, dù là duy tâm hay duy vật, hữu thần hay vô thần ít nhiều đều trăn trở, đều suy tư về vấn đề này. Đi tìm câu trả lời cho nó không chỉ có tôn giáo, triết học mà có cả những nhà khoa học có đầu óc vĩ đại nhất.
  • Những hậu quả của bất tử

    13/12/2008Hồng Minh tổng hợpNếu tuổi thọ của bạn kéo dài 20 hay 30 năm, hẳn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được sum vầy cùng cháu chắt của mình và nhìn chúng trưởng thành. Nếu tuổi thọ của bạn kéo dài thêm 100 hay 200 năm, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi của khoa học, của các thể chế chính trị, lối sống của người dân… Nhưng nếu sống thêm 300, 400, 500, 1000 năm hoặc hơn thế nữa, bạn có biết mình sẽ làm gì và ra sao không?
  • Domo: Robot mới, biết suy nghĩ

    20/04/2007Minh Quang (Theo Live Science/ Webwire/In The News)Một robot biết nhìn, suy nghĩ, phỏng đoán, sắp xếp đồ vật và biết kêu lên "Ui cha" khi bị bóp đau... Đó là những ưu điểm nổi bật của Domo, một sản phẩm robot mới của Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ...
  • Trưng bày về tiến hóa của Robot

    31/08/2006Trưng bày trên đây không chủ định đưa ra rốt ráo mọi tiến trình. Mục tiêu của trưng bày chỉ là ghi nhận các cột mốc trên con đường dài tự động hóa của robot. Sợi chỉ dẫn lỗi nối các mốc thời gian khác nhau cho ta thấy mục tiêu tối hậu của những nghiên cứu hiện nay, triển khai một cái máy, không nhất thiết giống người, thích nghi với một môi trường bấp bênh, có thể giúp cho nghiên cứu và phát triển. Một mục tiêu còn xa mới đạt...
  • Sống chung với “bầy thú điện tử”

    22/02/2006Chu HảoNếu có ai trong số các “đại gia” Việt Nam (ở mọi thành phần kinh tế quốc dân) sớm gia nhập vào “Bầy thú điện tử” này thì càng tốt...
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Vấn đề sự bất tử

    26/12/2005Niềm tin vào sự bất tử tùy thuộc vào một quan niệm nào đó về linh hồn con người. Nếu linh hồn, hoặc thành phần thiết yếu của nó, được coi là phi vật chất và có khả năng hiện hữu bên ngoài thân xác, thì nó cũng được coi là bất khả hủy diệt. Tuy nhiên, những người tin vào sự bất tử của linh hồn vẫn bất đồng với nhau về vấn đề linh hồn hệ tại ở cái gì. Có ba lý thuyết chính. ...
  • xem toàn bộ