Đời là cái gì?

05:43 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Tám, 2014

Tôi thường có cái tính ngồi lê la ở các quán nước hay mon men các vũ trường nên hay nghe thấy các bạn trẻ nói câu cửa miệng: “Đời là cái đinh gì?”. Suy ngẫm mãi, tưởng như tìm được cái định nghĩa rất dân dã, mang tính triết lý bình dân về cuộc đời.

Té ra hiểu cuộc sống và sống cho ra sống mà theo định nghĩa của một hàn lâm viện sĩ tức là sống cho có hiệu quả, quả là khó. Thật ra từ cổ chí kim, chẳng hạn như đạo Phật đã quan niệm ĐỜI LÀ BỂ KHỔ rồi, nhưng đến nay theo như tôi được biết thì hình như chưa có một định nghĩa khoa học thế nào là cuộc đời.

Ta hãy xem các Bộ Bách khoa toàn thư như Oxford hay Liên Xô (cũ) cũng thấy chưa có định nghĩa này, tuy có dẫn giải thế nào là sự sống, thế nào là đời sống…

CUỘC ĐỜI LÀ GÌ? Mỗi người cũng nên biết tuy ai ai đều đang sống, nhưng chưa chắc ai nấy suy ngẫm về nó. Tôi không phải là triết gia mà chỉ dám tự nhận là người làm tâm lý mà thôi nên không có thẩm quyền định nghĩa cuộc đời. Tôi chỉ tâm sự với các bạn đôi điều về cuộc đời và thử mô hình hóa một số cách ứng xử thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Có những chân lý phải chiêm nghiệm, từng trải và đến tuổi nhất định mới hiểu ra. Tôi năm nay, nếu ở thôn đã được xếp vào hàng lão, lên lão rồi, thấy yêu và quý, và thích lớp trẻ nên mạh dạn viết ra những cuốn sách với chủ đề như: Văn minh lịch sự tế nhị - Tuổi trẻ và tình yêu – Những bí ẩn trong tâm lý con người…

Sở dĩ cuộc đời khó định nghĩa vì nó đầy bí ẩn, không quy hoạch, kế hoạch hóa được. Nó vô cùng hấp dẫn bởi vì nó khó dự báo và đầy bất ngờ và nghịch lý nhưng nó vẫn có những quy luật riêng của nó. Cuộc đời của mỗi người lại càng thế.
Cuốn sách nhỏ nằm trong dự định dài hơi của tác giả là viết: Đắc nhân tâm mới – kinh học tinh hoa bổ sung và làm phong phú cuốn sách bán chạy nhất thế giới, quen thuộc với các bạn là “Đắc nhân tâm và cổ học tinh hoa”.

Tên sách cũng có thể gọi là Tâm lý học đời thường hay triết lý đời thường nhưng tôi quyết định chọn một cái tên dễ hiểu hơn là Nghệ thuật ứng xử đời thường (100 tình huống), nay là Tâm lý học giải trí, lý thú.

Có lý tưởng sống, có quan niệm sống, nhưng cũng có nghệ thuật sống. Tôi tin là như vậy. Tôi chọn đời thường của mọi người là đề tài bình luận trong sách này mà tạm gác sang một bên cái mảng khác không bình thường.

Bạn đọc sẽ tìm thấy chúng trong cuốn sách này với vài điều bổ ích là tôi thấy mãn nguyện lắm rồi.

Cuộc đời là gì?

Tâm lý học cũng như nghệ thuật đem lại cho con người loại tri thức mà không một khoa học nào có thể đem lại được. Đây không chỉ là sự thụ cảm tính thực tế mà còn là tri thức cuộc đời, sự thâm nhập vào những điều bí ẩn của tồn tại con người. Chẳng có gì cần thiết cho con người hơn là tri thức về cuộc đời nhưng đồng thời cũng chẳng có khái niệm nào mơ hồ hơn khái niệm “đời người”. Bản chất phức tạp và mâu thuẫn của cuộc sống con người là một cái gì rất khó đưa vào khuôn khổ những khái niệm logic trừu tượng. Những ngành khác nhau của khoa học nghiên cứu những quy luật và những phương diện khác nhau của cuộc sống, nhưng biết những quy luật của cuộc sống chưa có nghĩa là thể nghiệm những bí ẩn của cuộc sống con người. Nghệ thuật giúp cho con người hiểu và thể nghiệm những bí ẩn này. Nghệ thuật đạt tới điều này bằng cách trình bày những nghệ thuật cụ thể.

Mỗi tác phẩm chân chính của nghệ thuật đưa được con người tới gần sự nhận thức những bí ẩn của cuộc sống là vì trong sự phản ánh những yếu tố chung của một lĩnh vực nào đó. Trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng ta vừa tiếp xúc với những hiện tượng, vừa tiếp xúc với sự đánh giá của tác giả. Sự phản ánh ở cả hai mặt như vậy cho phép ta đi sâu vào bản chất các hiện tượng và hiểu được giá trị của chúng.


Thế đời là gì???

Một đời người, “cái bình thường” chiếm đến hai phần ba hoặc ba phần tư, nên “không bình thường” mới là hiếm, là quý. Nó có khả năng gieo mầm vào tương lai bởi vì sự sống trong nó luôn luôn rất mãnh liệt, rất triệt để. Sự kết bạn giữa năm chúng tôi vô tình mà giống như những thành phần trong sự vận động của một xã hội. Tôi xin thú nhận tôi là mặt tiêu cực của sự vận động ấy, vì tôi rất thích cái bình thường, cái quen thuộc, tuổi càng lớn càng e sợ cái không bình thường, cái phiêu lưu.

Còn bốn người kia luôn được sống trong những tình huống bất thường vì họ thuộc hạng người thích sống thật mãnh liệt, thật triệt để. Một ông già đã hơn 60 tuổi, bỗng dưng bỏ vợ con ở lại thành phố, nhảy về đất cũ, tình nguyện làm thợ nạo mủ, thợ ươm cây cho vườn cao su quốc doanh. Mà đâu đã được trọng dụng ngay. Ông còn bị ngờ vực, bắt bẻ chán, tuy nhiên ông vẫn cặm cụi làm, chỉ vì ông nghĩ rằng một thân cây cối, trước khi chết, hẳn không vắt được những giọt mủ cuối cùng thì chết không thỏa.

Lại như chị Ba Thi. Một nửa đời người sống trong những tình huống bất thường, bây giờ đã có một vị trí trong xã hội, đã có uy tín ở phía sau, có thể sống mãn nguyện trong cái bình thường mà không sợ một ai chê trách. Nhưng hãy xem những hoạt động của chị. Vẫn tiếp tục dấn thân vào những thử thách mới, tạo ra những tình huống chẳng bình thường một chút nào. Mà có thể thất bại chứ, có thể mất mát uy tín đã có chứ. Một người đàn bà đến là gan góc và dũng cảm.

Lại thêm ông linh mục Vĩnh nữa. Theo tôi biết, với học vấn của ông, với đức hạnh của ông, lại thêm tính tình rất dễ mến, ông rất xứng đáng được thụ phong giám mục. Một giám mục còn trẻ lại yêu nước, lại tiến bộ, được cả hai bên chiều chuộng thì còn mong ước gì hơn. Nhưng ông cũng thuộc loại người không bình thường, dám sống cho một niềm tin đến triệt để, đến khó chịu, đến làm phiền lòng không ít người. Có thể ông thua chứ, thất bại hoàn toàn chứ, có khi còn bị đuổi ra khỏi hội Thánh cũng nên.

Còn anh Quán, bạn cũ của tôi, nhân vật yêu dấu của tôi, hình như sau nhiều chục năm sống trong một hoàn cảnh không bình thường, chắc hẳn bây giờ anh đã được sống như ý muốn, lặng lẽ, thanh thản. Việc nước một phần, việc nhà một phần, có quyền ốm đau một chút, mệt mỏi một chút, dịu dàng như thế, êm đềm như thế. Nhầm to rồi các bạn ơi! Tôi cũng đã nhầm mất một ít năm vì anh vẫn tiếp tục sống trong nguy hiểm hơn cả, trước hết vì vị trí đôi bên cũng hoán đổi. Anh đã bước ra ngoài ánh sáng, còn kẻ thù lại lẩn vào bóng tối. Mà anh thì còn biết nhiều chuyện quá, đầu óc còn sáng suốt quá, cặp mắt còn tinh tường quá, rồi sẽ có lúc chúng phải lấy mạng đổi mạng với con người cho đến hôm nay vẫn còn là “nguy hiểm”, là “ác thần”, chuyên triệt phá những mưu đồ vừa mới nhen nhóm. Anh có cái bề ngoài đến là dễ đánh lừa. Nghề của anh mà lại mệt mỏi, lừ đừ, đi lại lừng khừng, nói năng nhỏ nhẹ? Nhưng trêu anh một chút coi. Lập tức “cái vỏ” ông già sắp nghỉ hưu biến mất. Người chiến sĩ, một đời người trực tiếp đối mặt với kẻ thù, hiện ra ngay. Vẫn là một nhân vật hết sức lợi hại, vẫn tiếp tục lao về phía trước. Nếu như không cảnh giác, có thể một lúc nào đó, sẽ có đứa bắn lén một viên đạn vào lưng anh.
Quán đã có lần nói với tôi: “Chắc là tôi sẽ chết như thế, tôi tự nguyện chọn một cái chết như thế, “số trời” đã định mình phải chết như thế. Mình đã chọn nó từ ngày đầu rồi, từ ba mươi năm về trước. Chiến sĩ tình báo đâu có thể chết già trên giường bệnh giữa bầu đàn thê tử!”.

Tôi thu nhặt đoạn này của anh Nguyễn Khải trong “Thời gian của người”, một cuốn tiểu thuyết tâm lý nhất trong số những cuốn sách anh đã viết ra từ trước tới nay, không chỉ vì tôi đọc sách của anh. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra. Cách đây hai mươi năm, có người bảo tôi, mỗi nước có khoảng một hai nhà tình báo chiến lược cỡ quốc gia, quốc tế mà họ đều hiểu nhau và biết mặt nhau cả. Hiếm là vì vậy. Nếu sinh ra, người ta chưa phải là chiến sĩ – như Ximônốp đặt tên cho một tiểu thuyết của mình – thì tôi tin chắc rằng trong hàng triệu người may ra mới có một nhà tình báo “bẩm sinh”, mà hạnh phúc nhất của anh ta là được tự thực hiện – một khái niệm mới, tuy Mác đã nói từ lâu, nhưng bây giờ các nhà tâm lý học mới hiểu hết giá trị của nó. Con người nhiều khi tìm tòi vòng vèo mãi mới tìm thấy chính mình, trở về với mìnhvà chính mình, như theo vòng xoáy trôn ốc.

Đoạn trên minh họa rất sáng tỏ mà bóng bẩy, văn hoa của một khái niệm cực kỳ quan trọng là: “nhu cầu về ý nghĩa của cuộc sống”. Đã bao nhiêu thế kỷ, các triết gia tốn bao nhiêu mực để viết bao thảo luận về Cuộc sống để làm gì? Tônxtôi vĩ đại trả lời thẳng thừng: “Con người chỉ cần ba tấc đất đủ để cho cái của một mình mà thôi!”

Con người thực ra cần rất nhiều và cần rất ít. Trong chương “Sự quy hoạch cuộc đời của một người kỳ quặc”, Granin nói rằng giáo sư Liubixép chỉ cần có hai thứ: Sự yên tĩnh và chỗ để sách! Sao mà ít vậy, sao mà quá nhiều vậy? Ít ra đóng hay mua mấy cái giá sách bằng sắt hoặc bằng tre, gỗ chả tốn kém gì. Nhưng sự yên tĩnh nhiều khi rất khó, bởi vì ngày nay trong cái thế giới ồn ào, sôi động này, mỗi tiếng động đều vượt ngưỡng cho phép với con số đêxiben đo áp suất của tiếng động bằng sự rì rào của cỏ cây. Những cũng chưa phải hẳn vậy, vì sự yên tĩnh của tâm hồn là vô cùng cần thiết và phải trả giá rất cao. Phải tránh mọi huyền hoặc, ảo ảnh mê lộ, tránh giàu sang phú quý, danh vọng, đối địch, ghen ghét, tị nạnh, tránh tự dằn vặt, cọ xát, đấu đá, tránh sự ồn ào của tên tuổi. Để theo đuổi sự nghiệp cho đến cùng, mặc dù biết bao người như Linbixép chết mà vẫn chưa hoàn thành ý định, ước mơ, nhưng vẫn toại nguyện. Toại nguyện, mãn nguyện từng giờ và suốt đời như một quá trình không bao giờ chấm dứt, cho đến hơi thở cuối cùng. Hạnh phúc bao giờ cũng ở phía trước. Quá trình chiếm lĩnh đối tượng (lý tưởng, sự nghiệp, tiền của, nhà cửa, danh vọng, đàn bà, vị trí, cái ghế/ chỗ ngồi trên chiếc chiếu làng) mới mang lại khoái cảm cho con người chứ không chỉ đối tượng được chiếm lĩnh. Có thể xem đó là một định luật tâm lý mà tôi cho rằng vẫn bí ẩn, ít nhất là đối với tôi. Và cứ thế chiếm lĩnh đến khi buông tay thở hắt ra mới chấm dứt.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những con dốc cuộc đời

    26/07/2019Nguyễn QuỳnhKhi bạn đạp xe lên một con dốc con, mồ hôi chảy ướt áo và bàn chân tưởng như mỏi nhừ thì bạn sẽ được tận hưởng sự tuyệt vời khi chiếc xe lăn nhanh xuống con dốc phía trước, những giọt mồ hôi bốc hơi, để lại cảm giác mát lạnh khiến bạn quên nhanh tất cả mệt mỏi...
  • Một cách nhìn khác về cuộc đời

    20/08/2017Tăng Thị Hoa dịch (Thanh tra Bộ Giáo dục)và Đào tạo“Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người ”...
  • Bài luận văn cuộc đời

    15/03/2016Bạn thân mến, nhìn vào cuộc đời của mỗi người, có lẽ nó cũng chẳng khác bao nhiêu khi ta viết đời ta như một bài luận văn. Cách chung mà nói, đời người ai cũng trải qua phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận. Thực tế có những em bé chỉ mới chào đời thì đột ngột chết đi. Chúng ta không có cơ hội để biết câu chủ đề của em. Nhưng phần lớn ai cũng có khả năng để hoàn tất bài luận đời mình...
  • Con tàu cuộc đời

    14/03/2016Bùi Quang MinhGiữa hai bờ sinh tử ta sinh ra trên đời. Đời ta bắt đầu khi Con Tàu cập bến, đón ta lên. Tinh thần ta cùng giá đỡ thân thể lúc vừa chào đời, nhẹ bước lên chuyến hành trình định mệnh. Đời ta kết thúc khi thân thể nhẹ bước đưa tinh thần ta rời con tàu như một tất yếu định sẵn, không đáng sợ hãi...
  • Sống thật, trải nghiệm và bản ngã

    09/03/2016Nguyễn Tất ThinhCó sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.
  • Chia sẻ 4 câu hỏi cuộc đời quan trọng

    04/08/2010Bùi Quang MinhQua trải nghiệm cuộc sống của nhiều người, tôi nhận thấy có sự khác biệt về quan điểm đối với vấn đề Hạnh phúc, Thành Đạt, Cái Tôi và Giá trị sống. Nếu phát biểu rõ ràng, chia sẻ quan điểm và hiểu rõ cách sống của nhau, đối chiếu được những triết lý sâu xa của các đạo cũng như chiêm nghiệm của những người từng trải sẽ vô cùng hữu ích...
  • Tôi học từ cuộc đời

    13/10/2014Thành TrungNhững đề tài thời sự nóng hổi đều được đề cập dưới ngòi bút sắc sảo gai góc của ông, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của một trí thức. Quyết liệt và rạch ròi khúc chiết trong từng câu chữ, ông soi rọi các vấn đề xã hội bằng tư duy phản biện của một nhà khoa học và vốn kiến thức của một nhà kinh doanh...
  • Hình ảnh cuộc đời

    24/06/2014Nguyễn Tường BáchĐây là những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về bóng đá mà không chỉ là bóng đá... nhân mùa World Cup này...
  • “Cuộc đời như giấc mộng...”

    22/08/2010Thực hiện: Kim Yến; Chân dung hội hoạ: Lê Trí Dũng; Chân dung nhiếp ảnh: Trần Việt ĐứcMột buổi sáng đột nhiên thật dịu mát của mùa hè Hà Nội, anh dẫn chúng tôi qua cầu Long Biên, về lại với những dòng sông yên ả, về với làng Gióng, về với sư thầy của chùa Kiến Sơ, tổ đình của thiền phái Vô Ngôn Thông, nơi xưa kia Lý Công Uẩn tu tập… Nhìn hai thầy trò ríu rít trò chuyện bằng lối nói nhà quê thân thuộc, chuyện lớn chuyện nhỏ gì trong chùa sư thầy đều đem ra hỏi ý kiến, nhờ cậy anh, mới hiểu tình yêu Phan Cẩm Thượng dành cho làng quê da diết đến chừng nào...
  • Những thước phim cuộc đời

    17/11/2009Nguyễn Thị Thùy DươngTôi thích xem phim, ngày xưa hay bây giờ, về nhà, một trong những lý do
    to đùng đó là "Xem phim". Nhà tôi lắp truyền hình cáp cũng để dụ tôi về
    nhiều hơn. Tôi học được nhiều từ những bộ phim tôi xem. Có lần về Đà
    Lạt, ngồi uống rượu như dân chuyên nghiệp, thấy tôi cạn, có một anh
    giáo viên cười khoái trá bảo "em có kiểu uống rượu hay thật". Tôi cười
    hì hì "Em học trên phim đấy"....
  • Những câu hỏi cuộc đời

    03/08/2009Nguyễn Tất ThịnhThời gian sống của mọi người chúng ta dành cho những nhu cầu, yêu cầu và mưu cầu, ngoài ra cho điều rất quan trọng nữa là suy ngẫm về nó, các bạn ạ!
  • Lựa chọn mục tiêu cuộc đời

    26/02/2007Hoàng OanhĐã bao giờ bạn tự hỏi: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì? Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không? Bạn đã nghe câu nói này chưa? “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”.
  • Lập chiến lược cuộc đời

    25/02/2007Trâm Anh KenNhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định "mình là ai", "mình thực sự muốn gì" và "mình phải làm gì". Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình?
  • 10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời bạn

    28/01/2006Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
  • Những câu hỏi làm thay đổi cuộc đời

    22/12/2005Hãy tự hỏi mình 6 câu hỏi dưới đây và bạn sẽ sống hạnh phúc hơn. Bạn không tin ư? Vậy thì cũng đáng để bạn thử tự vấn đấy. Nào, bắt đầu nhé!
  • Những mục tiêu cuộc đời

    03/10/2005Yên KhuêTheo đuổi những mục tiêu riêng đồng thời với mục tiêu chung của cả hai vợ chồng là điều rất quan trọng trong việc duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc. Bài trắc nghiệm này không phải thuộc loại đúng sai hay có đáp án sẵn để chọn lựa, mà là một cách tự kiểm tra dành cho cả hai vợ chồng, mỗi người trả lời riêng, rồi bước cuối cùng (bước 6) đối chiếu kết quả với nhau để biết cả hai đang cùng hướng đến đâu...
  • Công tơ mét cuộc đời

    02/07/2005Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi sống trên đại lộ ấy khoảng 12.500.000 phút, có nghĩa là đồng hồ đo km của tôi sẽ có thể đọc 12.500.000 dặm.
    Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn ngắm con đường, hay dùng để nhìn ra cửa sổ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn vào kiếng chiếu hậu và không quan tâm tôi đang chạy nhanh đến thế nào.
  • Giới thiệu sách "Tư duy lại cuộc đời"

    10/10/2004Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Điều khiển học và Khoa học hệ thống đã phát triển, lớn mạnh như một ngành khoa học chủ đạo của thế kỷ XX. Lịch sử đang chứng minh tính đúng đắn luận điểm do nhà triết học Đức Godner Klaus đưa ra năm 1965: "Điều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của Triết học". Thật vậy, điều khiển học & khoa học hệ thống thực sự trở nên hữu ích, đóng góp có giá trị cho Thế giới quan, Nhân sinh quan của mỗi chúng ta. Chuyên luận này là kết quả tổng kết của Giám đốc công ty Bùi Quang Minh về những ảnh hưởng của Điều khiển học và Khoa học hệ thống tới Thế giới quan của mỗi người...
  • xem toàn bộ