Hình ảnh cuộc đời
Đây là những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về bóng đá mà không chỉ là bóng đá... nhân mùa World Cup này...
Trái bóng lăn chầm chậm đến cột cờ cuối sân. Cả cầu trường hồi hộp xem bóng lọt ra ngoài bên này hay bên kia của cột, hai bên cách nhau không đầy gang tay. Nếu bóng ở bên này thì đối thủ sẽ được qủa ném biên, nếu bên kia thì họ sẽ hưởng quả phạt góc. Phạt góc sẽ rất nguy hiểm, họ có thể ghi bàn thắng và trong bóng đá một bàn thắng có thể quyết định toàn thể trận đấu. Bóng đá là thế, cái rủi may của nó giống cuộc đời biết bao.
Khán giả quen xem bóng rổ thường cho rằng diễn biến của bóng đá quá chậm. Thực vậy, cầu thủ bóng đá thường thường quần thảo nhau trong vùng đệm nằm giữa sân bóng. Thời gian bóng chuyển qua lại trên vùng này chiếm không dưới 2/3 tổng số thời gian trận đấu. Nhưng cũng xuất phát từ vùng đất tưởng như nhàm chán này, một cú chuyền bóng bất ngờ hay một lỗi lầm có vẻ nhỏ nhặt, tất cả đều có thể dẫn đến một đợt tấn công chớp nhoáng để trở thành bàn thắng. Từ một không gian đệm, diễn biến chậm chạp làm người xem nóng ruột sự thành công hay thất bại được hình thành một cách nhanh chóng vá xảy ra dường như bất ngờ ngẫu nhiên. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc đời, phải chăng đời người cũng tương tự như thế.
Môn bóng rổ không có không gian đệm đó, nó cũng chẳng có quy luật việt vị. Chỉ với hai cú ném bóng người ta đã có thể ghi bàn. Vì thế bàn thắng của bóng rổ có thể lên đến hàng trăm. Với quy luật của “những con số lớn", bóng rổ hầu như loại trừ khả năng của rủi may, nó đi vào bài toán của thống kê học. Và những con số vĩ mô, xa rời sự ngẫu nhiên đò không hề làm động lòng con người, vì phận người chỉ quan tâm đến số phận dường như đầy rủi may của đội mình. Đó là một lý do làm con người yêu thích bóng đá hơn bóng rổ, một niềm yêu thích đến từ vô thức. Nhất là phận người của các nước nghèo.
Bóng đá còn một yếu tố kỳ lạ nữa, đó là không gian mênh mông của sân bóng. Nếu sân bóng rổ, bóng chuyền hay bóng ném quá nhỏ bé làm cho các cuộc tấn công và phòng ngự đều có một cấu trúc đơn điệu như nhau thì với không gian dài hun hút của bóng đá người xem thấy dường như những diễn biến trên sân phản ánh phần nào tính chất thời gian của đời người. Trong không gian đêm giữa sân, có những bế tắc làm chán chường khán giả khi bóng xoay vòng, vướng hết chỗ này đến cho kia, không tiến lên một ly nào cả. Rồi bỗng nhiên có những đường chuyền sâu và trống, mở hẳn cả một chân trời đầy hứa hẹn. Vai trò của các trung vệ trong đội cầu vì thế chính là hiện thân của khả năng xoay xở của con người trong cuộc đời mà phần lớn chúng ta đều nghe theo tiếng gọi của bản năng, mà có khi ta gọi một cách kính sợ là "số phận".
Rồi cuối cùng, khi nhận được một đường chuyên bóng tuyệt diệu, trước khung thành với một bể ngang rộng hơn 7m, phải chăng cầu thủ sẽ làm bàn, đó lá điều không ai dám chắc. Chân giò dày đặc của đối phương, tài năng thiên nghệ của thủ môn, thần kinh lỏng léo của người đá... tất cả đều là những lý do để bóng không vào lưới. Xà ngang, cột dọc tuy có kích thước hết sức nhỏ bé đối với khung thành nhưng hầu như trong trận nào chúng cúng bị bắn trúng, chỉ màn lưới thênh thang đó thì không hề hấn bao nhiêu. Trước khung thành, bao nhiêu điều kỳ dị đã xảy ra, cũng như cuộc đời. Có lúc nó dường như bi một bùa phép nào bùa kín, có lúc nó để lọt lưới một cách hoàn toàn vô nghĩa và cũng có lúc chính mình đưa bóng vào lưới nhà. Dù thế nào đi nữa, số bàn thắng trong một trận là những niềm vui hết sức hiếm hoi sau những thất vọng cay đắng, những nỗ lực vô tận. Như chàng Sisyphe chịu hình phạt khổ sai phải mãi mãi lăn hòn đá lên núi và đến gần đỉnh, đá lại lăn xuống, đặc trưng của bóng đá là miệt mài đưa bóng từ không gian đệm đến gần khung thành để cuối cùng bóng bị bật ra. Đó chính là hình ảnh nhọc nhằn của kiếp người. Và chỉ những ai may mắn lắm mới nếm được niềm vui khi đã nằm yên trên núi.
Ma lực của bóng đá bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó có lý do nằm sâu trong tiềm thức của của phân con người. Người ta yêu bóng đá vì nó gần gũi, ai cũng có cảm giác mình có thể tham gia vào trò chơi này được, đồng thời thấy nó vừa đòi hòi tài năng vừa hàm chứa may rủi, như cuộc đời hằng luôn luôn chừng tỏ.
Nhưng con người cũng biết rõ yếu tố may rủi tuy hiện diện trong đời nhưng chỉ đóng vai trò phụ, tài năng và sự nỗ lực vẫn là tính chất quyết định. Sau hơn ba tuần tranh tài tại Đức, 32 đội tuyển được lọc dần, chỉ còn lại bốn đội vào bán kết. Quá trình thi đấu cho thấy kết quả bóng đá tuy có sự bất ngờ nhưng nói chung vẫn phù hợp với các phỏng đoán từ trước. Như vậy, lại rõ là bóng đá không phải là hoàn toàn may rủi. Và điều này chỉ làm môn thể thao này càng giống cuộc đời hơn nữa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn