Đọc để sống cho ra sống

06:08 CH @ Thứ Sáu - 10 Tháng Tám, 2018

Học đọc là thắp một ngọn lửa;
mỗi âm xướng lên là một tia sáng

- Victor Hugo


Burma


Umbria, Ý

Trong một khắc màu nhiệm, trang sách – cái chuỗi mật mã rối rắm, lạ lùng ấy – rung chuyển thành ý nghĩa. Từ ngữ nói chuyện với bạn, trao bạn bí mật của chúng; vào khoảnh khắc đó, cả vũ trụ mở ra.
Bạn, không thay đổi được nữa rồi, đã trở thành người đọc.

- Alberto Manguel


Mandalay, Burma

“Ở mọi nơi trên thế giới tôi từng đến, tôi thấy người già người trẻ, người giàu người nghèo đọc sách.
Dù người đọc có sống đời tôn giáo hay đời thế tục, trong một lúc, họ cũng được chuyển sang một thế giới khác.


Bamiyan, Afghanistan

Chúng ta quen với việc từ ngữ diễn tả hình ảnh, nhưng không quen lắm với việc hình ảnh diễn tả từ ngữ, cũng như tác động mà việc đọc sách mang lại cho đời ta.

Cuốn sách của Garrett Steward, “The Look of Reading: Book, Painting, Text” (Vẻ đọc sách: Sách, Tranh, Chữ), thăm dò mối quan hệ giữa đọc sách và nghệ thuật. Tác giả cho thấy rất nhiều nghệ sĩ, từ Rembrandt đến Picasso và Cassatt, cùng hàng tá nghệ sĩ nữa trong 500 năm trở lại đây đã vẽ cảnh đọc sách cũng như “vẻ đọc sách” trên gương mặt các nhân vật.


Thái Lan


Thụy Sĩ


Moscow, Russia.

Chúng ta đọc để biết rằng mình không cô đơn.
- C.S Lewis


Ấn Độ.

Một cuốn sách vĩ đại do nhà tư tưởng vĩ đại viết ra là một con tàu của suy nghĩ, chở nặng sự thật và cái đẹp.
- Pablo Neruda


Sana’a, Yemen, 1997. Một người đàn ông đang đọc kinh Qu’ran. Yemen

Sách là máy bay, là tàu hỏa, là con đường.
Sách là điểm đến, là cuộc hành trình.
Sách là tổ ấm.

- Anna Quindlen


Ấn Độ

Tôi luôn tưởng tượng rằng Thiên đường là một kiểu thư viện.
– Jorge Luis Borges


Burma

Không cánh buồm nào như cuốn sách
Đưa ta đến những vùng xa xôi
Không tuấn mã nào kiêu hùng
Được như trang thơ ngạo nghễ
Là lối tắt của những người nghèo nhất
Thoát được ách lộ phí
Cỗ xe ngựa kia thanh đạm thế
Chỉ chở một tâm hồn người.

- Emily Dickinson


Thổ Nhĩ Kỳ


Sri Lanka, 12/1995, Cậu bé đọc sách với mẹ tại một ngôi chùa ở Sri Lanka

Đọc là tất cả
Đọc khiến tôi cảm thấy mình đã hoàn tất điều gì đấy
Học được điều gì đấy, trở thành người tốt hơn.
Đọc khiến tôi thông minh hơn…
Đọc cho tôi có gì để sau này còn trò chuyện
Đọc là hạt giống, đọc là niềm vui

- Nora Ephron


Nhật Bản


Đọc là cách duy nhất khiến ta lẻn vào – một cách vô tình, không cần ai giúp – da thịt của tha nhân, giọng nói của tha nhân, tâm hồn của tha nhân.

- Joyce Carol Oates


Burma


Ý


Abu Dhabi, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất


Đọc là công cụ cơ bản để sống cho ra sống

- Joseph Addison


Ấn Độ


Ý


Bamiyan, Afghanistan


Lourdes, Pháp


Ma-rốc


Afghanistan

Steve McCurry, tác giả của bộ ảnh trên, được cả thế giới nhìn nhận như một trong những người chụp ảnh “hay” nhất thời nay. Theo truyền thống cao đẹp của những người chụp ảnh tư liệu, ông luôn cố nắm bắt cho được bản chất của niềm vui và tranh đấu ở con người.

Sinh năm 1950 tại Philadelphia, McCurry tốt nghiệp loại ưu trường Cao đẳng Nghệ thuật và Kiến trúc Pennsylvania. Sau khi làm việc cho một tờ báo được 2 năm, ông đến Ấn Độ làm phóng viên tự do. Chính tại đây McCurry học được thế nào là quan sát và chờ đợi. “Nếu bạn biết chờ đợi”, ông nhận ra, “người ta sẽ quên camera của bạn đi, và tâm hồn dâng lên cho bạn thấy.” (Theo National Geographic)

Nguồn:SOI
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật

    10/04/2014TS. Nguyễn Xuân XanhTrình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc đó. (Fukuzawa Yukichi)
  • Dân Nhật đọc sách tốt, nên mới như ngày nay

    13/05/2018Hồ Hương Giang"Tôi muốn học theo cách của vua Minh Trị của nước Nhật. Ông ta cho dịch hết các sách hay ra tiếng Nhật để người dân đọc, nên mới có một nước Nhật ngày nay".
  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Độc đáo tủ sách công cộng ở Đức...

    24/07/2014Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, người ta chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể đọc được những cuốn sách mình thích. Tuy nhiên ở Đức lại không hẳn vậy. Những tủ sách công cộng đang mọc lên khắp nơi...
  • Từ chiếc bookmark nghĩ về văn hóa đọc

    19/05/2014Minh PhướcMột lần, tôi cần mua vài chiếc bookmark, đi khắp các hiệu sách và cửa hàng đồ lưu niệm nhưng không tìm đâu ra loại bookmark đẹp, xứng đáng dùng làm quà tặng một cách trân trọng. Chỉ có những miếng bìa vẽ sơ sài hình tháp Rùa hồ Gươm, hoặc hình các cô gái mặc trang phục dân tộc. Thật khác xa với những chiếc bookmark bằng da, mạ vàng hoặc khắc gỗ tinh xảo tôi từng được thấy trong bộ sưu tập của một người bạn. Chuyện tuy nhỏ nhưng có thể thấy, nếu tìm những dụng cụ hỗ trợ sách căn bản còn khó khăn, thì chúng ta chưa có những hiệu sách hoàn thiện.
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • xem toàn bộ