Đại học: Ao tù hay bệ phóng tri thức?

09:22 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Hai, 2014
Quan niệm chung trên thế giới (và có lẽ cả ở Việt Nam) cho rằng trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, truyền thụ tri thức mà còn là nơi sản sinh ra tri thức.

Vì lẽ đó mà người ta thấy các phát minh khoa học, các ứng dụng công nghệ, các học thuyết mới phần nhiều đến từ các trường ĐH và chủ nhân của những cái mới đó thường là các giáo sư, giảng viên ĐH. Độc giả Việt Nam thường xuyên đọc được những bài báo về chuyện ĐH này, giáo sư nọ công bố công trình này, ứng dụng kia, đưa ra lập luận này hay giả thuyết khác mà hiếm khi nào thấy chuyện tương tự với nhà khoa học Việt Nam nói chung và ĐH Việt Nam nói riêng.

Tình trạng này nghiêm trọng đến mức hiệu trưởng một trường ĐH lớn tại TP.HCM, người từng là giám khảo nhiều cuộc thi có liên quan đến nghiên cứu khoa học, đã phải phát biểu trên tờ Thanh Niên ngày 4-12: “Hiện nay rất nhiều trường ĐH tuyên bố đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, rất nhiều trường trong số đó chỉ làm theo phong trào, chạy theo số lượng chứ không hẳn là chất lượng”.

Để đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam, việc tham chiếu đến hàm lượng tri thức trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là rõ. Ngoại tệ của Việt Nam đang phụ thuộc vào những sản phẩm gì? Đó là dầu thô, than thô, quặng thô, dệt may, thủy hải sản sơ chế và nhiều sản phẩm thô sơ khác. Khoa học tham gia được bao nhiêu phần trăm và chân tay tham gia bao nhiêu phần trăm?

Thảm cảnh trong các trường ĐH hiện nay là giảng viên sống với đồng lương chết đói. Có những trường ĐH trả cho giảng viên trẻ 15.000 đồng/tiết giảng dài 45 phút. Điều đó có nghĩa là nếu họ dạy kín được 12 tiết/ngày và 30 ngày trong tháng, tiền dạy của họ sẽ được... 5,4 triệu đồng!

Các giảng viên này không còn cách nào khác là phải vật lộn, xoay xở với việc dạy thêm, làm thêm bên ngoài. Thời gian nghiên cứu khoa học ở đâu ra bây giờ? Thực ra nói thế cũng không hẳn là đúng. Họ chính là những người dành nhiều thời gian nhất để nghiên cứu về... khả năng sống sót của con người trong môi trường ĐH.

Mặc dù vậy, nói đi cũng phải nói lại, biết là làm giảng viên sẽ chết đói mà vẫn nhiều người xông vào. Thậm chí tốn cả tiền để xông vào. Xông vào xong thì bắt đầu kêu dạy nhiều, tiền ít, cơ chế bó buộc, thời gian, tâm huyết đâu mà nghiên cứu. Tự họ không ý thức được hoặc ý thức được nhưng rũ bỏ trách nhiệm sản xuất tri thức của mình. Trường ĐH nhờ vậy chỉ còn là chiếc ao tù, bới mãi những tri thức vay mượn, chắp vá từ nhiều đời trước.

Một số giảng viên kêu là cơ chế kìm hãm sự sáng tạo, muốn nghiên cứu cho ra hồn cũng chẳng được. Đã đành là cái cơ chế này cũng chật hẹp lắm nhưng người mang danh là làm khoa học phải là người nới rộng các giới hạn hoặc ít nhất là sử dụng hết cái không gian tự do mà anh đang có chứ không phải suốt ngày đổ lỗi cho khách quan.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần Đại học

    25/05/2015GS Trần Ngọc NinhMột buổi tối mùa Thu năm Nhâm Dần, cùng với vài người bạn họp nhau trong phòng sách: áp vào bốn bức tường là những giá sách uy nghi: những rặng sách chuyên môn còn thơm mùi giấy mới vững vàng đứng với những kinh truyện cổ xưa; triết lý sát cánh cùng khoa học, văn nghệ sánh vai với học thuật. Câu chuyện tự nhiên cũng lên tới những vùng cao rộng, ở đó chỉ có những luồng gió tinh thần. Mọi người thành ra Socrate, Tăng Tử, Abélard, Merleau-Ponty và Conant...
  • Tinh thần Đại học

    28/06/2011Nguyễn Thị Từ HuyNhững suy nghĩ trong bài viết này tập trung xung quanh một vấn đề: thế nào là tinh thần đại học. Những gì được nói ra ở đây cũng không phải là mới mẻ, tuy thế dường như đã bị lãng quên hay chưa được ý thức đầy đủ. Những suy nghĩ này cũng không có tham vọng bao quát hết mọi phương diện, mà chỉ dừng lại ở những phương diện đã không còn gây tranh cãi khi các nhà giáo dục thế giới đề cập đến giáo dục đại học...
  • Thay đổi cho đại học thế kỷ 21

    19/06/2011Thanh TuấnNhững thay đổi của xã hội hiện đại đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với đại học (ĐH) thế kỷ 21. Cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “ĐH nào cho thế kỷ 21?” do Trung tâm giáo dục Trí Việt tổ chức trong hai ngày 16 và17-10 tại TP.HCM đi tìm câu trả lời...
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Đại học hay học đại?

    15/06/2010Nguyễn Lân DũngThành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.
  • Sự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á

    22/05/2010Richard LevinSự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á là một chủ đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm rất lớn của cả phương Tây lẫn các nước châu Á, không chỉ trong giới giáo dục đại học mà còn trong giới chính trị và quản lý nhà nước, do tầm quan trọng của nó đối với việc đổi thay bản đồ địa chính trị trên thế giới. Vì vậy bài Diễn thuyết Thường niên Lần thứ bảy của giáo sư Richard Levin, do Viện Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học của Anh tổ chức vào tháng 2-2010 về chủ đề này là một bài viết hết sức đáng chú ý .Giáo sư Levin nhấn mạnh triển vọng phát triển của các đại học Châu Á...
  • Đại học đi về đâu?

    19/03/2010Cao Huy ThuầnĐại học bất cứ ở đâu đều chịu ảnh hưởng của những biến chuyển ấy và dù muốn dù không đều sẽ bị lôi cuốn theo chiều hướng ấy. Đại học Việt Nam e cũng sẽ thế mà thôi. Tuy nhiên, đại học, văn hóa của một nước, không dễ gì để đánh mất bản sắc quốc gia của mình. Văn hóa Việt Nam, nếu nói theo Khổng thì là trung dung, nếu nói theo Phật thì là trung đạo. Tôi hy vọng tinh thần đó sẽ hướng chúng ta trả lời câu hỏi chung đặt ra cho mọi đại học: đại học là gì ? Từ câu trả lời đó, ta sẽ biết đi về đâu vào thế kỷ mới.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác