Những câu nói ấn tượng tại Quốc hội

03:15 CH @ Thứ Sáu - 18 Tháng Sáu, 2010

1. Tôi kính trọng đại biểu (ĐB) Nguyễn Đình Xuân khi dũng cảm công khai đề nghị Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm ông bộ trưởng là cấp trên trực tiếp của mình với tuyên bố: “Bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách bộ trưởng quản lý rừng của đất nước” (Tuổi Trẻ, 12.6.2010)

2. Để ủng hộ dự án đường sắt cao tốc, ĐB Trần Tiến Cảnh lập luận: “Những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc. Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao” (VN Economy, 8.6.2010). Tiền đề thứ nhất của lập luận trên là một lý lẽ bừa bãi, vô căn cứ. ĐB Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi xin nói thật với Quốc hội là chỉ số IQ của tôi hơi thấp, nên chắc chắn tôi không tán thành dự án này”. ĐB Thuyết đã nói ngược theo cách châm biếm vì ông là giáo sư tiến sĩ. Và đây là bằng cấp loại I.

Xin được mở một dấu ngoặc kép: ở ta có nhiều loại bằng: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,…Nhưng tôi chỉ phân biệt hai loại bằng: Loại I, bằng cấp có trước lúc làm quan, nghĩa là đi học rồi mới làm quan. Loại II, bằng cấp có sau lúc làm quan, nghĩa là làm quan rồi mới đi học. Ông Thuyết là giáo sư tiến sĩ trước khi là ĐB Quốc hội, nên ông có bằng loại I, chỉ số IQ của ông hẳn không thể “hơi thấp”. Điều này còn thấy qua cách ông Thuyết dùng ngay cái lý lẽ tuỳ tiện này để phản đối ý kiến của ông Trần Tiến Cảnh.

3. Trước những bức xúc của các ĐB Quốc hội về những cái sai cực kỳ trầm trọng cần được xử lý, thậm chí có những cái sai liên quan tới vận mệnh dân tộc được ĐB Dương Trung Quốc nhắc lại bài học cảnh giác từ câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ,… phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi đồng ý xử nghiêm. […] Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm” (Tuổi Trẻ, 13.6.2010)

Tôi giật mình. Câu này có nghĩa là hầu hết cán bộ chúng ta đều sai và làm sai nhiều quá. Và câu này còn chuyển tải một thông điệp trong con mắt của những người đứng đầu đất nước, không còn người thay thế họ để đảm trách công việc đất nước.

4. Tôi không có tầm nhìn 50 năm. Thể theo luận điểm của ĐB Trần Tiến Cảnh, tôi “hy vọng” là hiện nay chỉ số IQ – chỉ số thông minh – của người Việt Nam thấp để khỏi phải xây dựng đường cao tốc tốn 56 tỉ USD. Tôi mơ phần Hà Nội mở rộng sẽ thành một đại công viên làm nên lá phổi xanh khoẻ mạnh cho thủ đô, và chúng ta khỏi tốn một dự án 90 tỉ USD cho quy hoạch Hà Nội (ĐB Phạm Quốc Anh, VietNamNet, 4.6.2010)

Với tầm nhìn hạn hẹp, tôi mong Nhà nước đầu tư dăm bảy tỉ USD cho ngành giáo dục đại học (là quốc sách) để nhanh chóng trong vòng 20 năm nữa Việt Nam có trường đại học lọt vào tốp 200 của châu Á. Thế thôi. Như vậy con cháu chúng ta sẽ không phải è lưng è cổ kéo cày trả nợ cho những kế hoạch vĩ đại và những tầm nhìn xa nửa thế kỷ của cha ông chúng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc (10-12-1948)

    10/12/2010Công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Cơ hội của thời kỳ phát triển mới

    27/11/2009Nguyễn Tất ThịnhỞ đời ai cũng luôn có cơ hội được nhận những trách nhiệm và khẳng định mình. Nhưng đồng thời đó là thách thức, vượt qua được nó sẽ có uy tín và vị thế. Nhưng điều xuyên suốt là cách thức và chất lượng của quá trình hội nhập.
  • Tiếng lóng Sài Gòn

    04/08/2009Mãn ChâuTiếng lóng vốn là tiếng của…vỉa hè, chợ búa, là thứ tiếng của đám đông. Có lẽ chỉ các bậc tu hành mới không có (chứ đôi khi các ngài cũng dùng) tiếng lóng chuyên dùng . Thoạt kỳ thủy đó là tiếng của một giới nào đó ( ăn chơi, mánh mung, lính tráng…) , là con đẻ của một ngoại cảnh nào đó, không phải “tiếng lòng” tức không phải của nội tâm, càng không là ngôn ngữ của tư duy...
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Liên minh Xã hội Mở

    13/11/2007SorosTiến từ cái đặc thù sang cái chung, bây giờ tôi muốn tạo dựng sự biện hộ cho một xã hội mở toàn cầu. Tôi đã kiến nghị một liên minh của các nước dân chủ với mục tiêu kép: cổ vũ sự phát triển của xã hội mở trên khắp thế giới, và thiết lập một số qui tắc nền tảng để chi phối hành vi của các quốc gia đối với công dân của chúng và giữa chúng với nhau. Liên minh Xã hội Mở sẽ phải được các nền dân chủ phát triển lãnh đạo...
  • Cấu trúc Chính trị Toàn cầu

    13/11/2007SorosTheo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính...
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    11/08/2006Võ Minh TâmXã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Từ chỗ là quốc gia phong kiến tự chủ, Việt Nam lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến...
  • Lập pháp hướng tới pháp quyền

    16/11/2005Bùi Ngọc SơnHàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp"?.. là những việc cần làm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao...
  • xem toàn bộ