Đối mặt với lương tri

08:52 CH @ Thứ Năm - 18 Tháng Mười, 2018

Tiểu thuyết Cuộc cờ của tác giả Phạm Quang Long với bốn trăm trang có lẻ do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành từ đầu năm 2018 là câu chuyện về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” ở một địa phương với những thành công và hệ lụy của nó đang là hiện thực ấm nóng. Diễn biến số phận của một dự án – từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc sở tại, đó là cả một cuộc cờ ly kỳ và gay cấn làm sao...


Tác giả Phạm Quang Long.

Những con đẻ của thời buổi

Rồi tiếp theo, qua từng chương từng chương một, bạn đọc lần lượt mục kích hàng loạt nhân vật là “con đẻ của thời buổi”. Họ có chung một nhân thân: đều là những người không phải bỏ tiền nhà đi du học tự túc, mà được cử tuyển ra nước ngoài học tập, rồi mang bằng sắc trở về làm việc và hiện được giao trọng trách ít ra cũng đứng đầu ngành ở tỉnh.

Đó là Thân, chủ tịch, người đứng vào chân thứ nhất, thứ hai của tỉnh. Với thượng cấp, Thân cài đặt điện thoại cho “tiếng chuông của anh thật khác để khi anh gọi, em nhận ra ngay” và với thuộc hạ thì “cứ làm ra vẻ lành lạnh, vẫn giữ cái khoảng cách trên dưới vừa đủ để không có lý do xích lại gần hơn”... Thân sống theo phương châm “lùi lại sau cũng có người để ý. Vậy thì cứ giữa đám đông mà đứng lẫn vào mọi người, cứ tan vào đám đông như thế, chả ai nhận ra mình là khôn ngoan nhất”. Và Thân khuynh loát đời sống kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Nguyên theo ý của mình, mà chỉ tính riêng phần được chia trong cái dự án này Thân cũng có được cỡ trăm tỉ...

Đó là Đô, giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, có tính thích cái gì là sẽ làm cái ấy. Thuở thiếu thời sống với ông bố “gà trống nuôi con”, nhưng khi được ra nước ngoài làm tiến sĩ, Đô tìm hiểu và tổ chức đám cưới luôn bên ấy cho gọn, khi về nước dứt khoát không cầm đồng nào của bố, mà tự túc tự tác ra tậu nhà ở riêng. “Với mọi người, bao giờ Đô cũng giữ khoảng cách. Với vợ cũng vậy. Sao không sống cho mình mà lại cứ phải cho những thứ chả liên quan gì đến mình hay chả đem lại lợi lộc gì cho mình? Phải cho mình trước hết”. Trong công việc làm ăn, Đô có một cá tính nữa: “không bao giờ chê tiền nhưng lại phải rõ ràng. Tiền người ta cám ơn mình hay tiền chia chác vì công việc lại đi một nhẽ. Tiền cám ơn nhiều hay ít phải tùy thuộc vào những việc Đô làm cho họ. Còn tiền chia chác thì lại phải sòng phẳng”.

Hai nhân vật này đáng được liệt vào hàng quái kiệt, cùng với một “chân kiềng” của họ là chủ đầu tư Lân. Từ một tay chuyên gia “đánh hàng” ở Đông Âu, Lân về làm việc cho nhà nước thời gian ngắn, nhảy ra mở công ty tư nhân, buôn bán ô tô giá rẻ rồi mở rộng đầu tư sang lĩnh vực địa ốc, ngân hàng, khai mỏ. Nghe lời anh Hai (vị này không lộ diện, chỉ biết là thượng cấp của Thân và hợp cạ với Đô), Lân “liên doanh, liên kết với một cơ quan nhà nước nào đó, phối hợp làm ăn. Mà chỉ dựa được vào hai chỗ thôi. Dựa vào anh, tức là dựa vào thể chế, chính quyền. Thứ hai là dựa vào ngân hàng. Chính quyền cho ta quyền được hành động, cho ta cơ chế. Ngân hàng cung cấp cho ta tiền để hoạt động”. Lân làm ăn kín cạnh mà cũng bí hiểm, cửa nào cũng lọt...

Những chiêu thức ma quái

Ở cương vị đã có, những nhân vật chấp chính trong Cuộc cờ không đặt lợi ích của xã hội, của cộng đồng lên trên hết, mà chỉ lo “ấm thân”. Và lạ làm sao - họ giống nhau ở chỗ không có ý muốn thăng tiến. Như Thân chẳng hạn, không thích lên cao hơn nữa – vào hàng trung ương chẳng hạn - mà ngấm ngầm vận động nhằm giữ vị bí thư Tỉnh ủy chân chất ở lại cương vị thêm vài năm nữa, để làm lá chắn vạn năng cho mình khi thực hiện ý đồ cá nhân.

Người cùng một duộc với Thân là nhân vật số một của cuốn tiểu thuyết: Đô. Ngoan ngoãn chấp nhận sự cắt đặt của Thân, Đô chẳng còn màng tới chức phó chủ tịch tỉnh hoặc lên trên Bộ, với chủ tịch thì cúc cung tận tụy với mục đích mãn nhiệm rồi có đủ tiền xây khách sạn cho thuê. Là đầu mối phân bổ ngân sách cho các chương trình, dự án ở tỉnh, Đô biết đón ý cấp trên, khi ký đề nghị thì dùng “ám hiệu: có thêm dấu chấm sau chữ Nguyễn Minh Đô có dấu ô kéo dài thì Chủ tịch mới duyệt và Sở Tài chính mới đưa vào danh mục các dự án được bố trí vốn. Cái dấu ô vẫn có nhưng không kéo dài ra thì dù Tờ trình có viết thống thiết đến mức nào đi nữa, Chủ tịch cũng sẽ phê “chuyển Sở Tài chính nghiên cứu và đưa vào kế hoạch”. Nhận được bút phê ấy, bao giờ trong Tờ trình của Sở Tài chính cũng lèo thêm một câu: “Dự án này cần nhưng vì chi phí lớn, năm nay chưa cân đối được nguồn. Xin lãnh đạo tỉnh bố trí vào Kế hoạch, khi nào xin được kinh phí Trung ương sẽ cho triển khai thực hiện”. Và thế là những dự án kiểu ấy cứ xếp hàng ở chỗ “dự án chờ”, chả biết đến bao giờ mới bắt tay vào được. Để được công nhiên làm trái nghị quyết của cấp ủy, họ bày đặt ván cờ dân chủ, dàn quân của mình vào bóp méo kết quả cuộc thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân và bẻ lái cuộc họp quyết định của Thường trực ủy ban tỉnh mở rộng...

Những bát quái trận đồ, những mưu mánh trong giới làm ăn được mô tả cũng thật là xảo quyệt: bị báo chí phê phán tội xóa sổ một di tích lịch sử thì hy sinh non sào đất, ném vào đó ít tiền, trùng tu lại; kẻ quyền bính khi gặp nguy cơ bị săm soi thì tác động với trên điều cả Phó Giám đốc Công an tỉnh và Trưởng phòng Điều tra các tội phạm kinh tế của Công an tỉnh về Bộ, vào những vị trí không còn khả năng gây nguy hiểm cho công việc của mình; nhà băng thì trì hoãn giải ngân cho đơn vị thi công vì đã thông đồng với nhà cung cấp vật liệu đang rục rịch nâng giá...

.

Suy tôn lương tri

Đọc tiểu thuyết Cuộc cờ, thấy bụng dạ của nhóm nhân vật cán bộ tham lam, mánh lới như vậy, độc giả không tránh khỏi cảm giác buồn nôn và rơi vào tâm trạng bi đát. Nhân vật chính Đô về thực chất là kẻ lạc loài trong chính gia đình của mình và đúng là sống mòn theo cách nói của nhà văn bậc thầy Nam Cao. Xét theo phận làm con, độc giả nào chẳng mủi lòng trước cái cảnh người bố đến nhà con trai mà hồi lâu vẫn không thể lọt qua cánh cổng?

Hư cấu nghệ thuật có đặc thù riêng so với thể loại báo chí thông tấn hoặc chính luận, nên trong bối cảnh quyền bính vụ lợi, gây cho xã hội nhiều bất trắc như thế, tác giả Phạm Quang Long biết đan cài vào tác phẩm của mình những trang, những chương xứng đáng, có khả năng nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng bởi sự hiện diện thường trực của những nhân vật có lương tri.

Đó là ông Nhàn, đương kim bí thư Tỉnh ủy với tư chất hiền lành đôn hậu nhưng không thiếu cẩn trọng, giữ được tính đúng mực của người chịu trách nhiệm.

Đó là những thành viên khác trong gia đình Đô. Trang, người vợ nhu mì tới mức nhẫn nhịn. Đó là Diệu, cô con gái đang du học ở Mỹ, có lối sống thoáng và không chấp nhận thói giả dối. Đặc biệt nhất là ông Đảo, người dành cả cuộc đời vì con, quyết cứu con khỏi đường sa đọa và chiến đấu tới cùng vì đạo lý, vì lẽ phải. Mất vợ vì bom Mỹ từ khi đang còn rất trẻ, ông ở vậy nuôi con và từ một giáo viên Sử học trở thành chuyên viên sâu sắc về di sản trong ngành văn hóa. Những năm cuối đời, ông vẫn một mực coi trọng giá trị lịch sử, truyền thống, đạo lý, văn hóa hơn thực thể vật chất, nên đã kiên trì hoạt động như một thám tử tư để bảo vệ nghị quyết đã có của Tỉnh ủy và Hội đồng Nhân dân về di tích đền Tằm ngay bên hồ Tầm Xuyên thờ Cao Sơn Đại Vương có công cứu vớt dân làng, về dự án xây dựng công viên, nhà bảo tàng cho hậu thế được hưởng thụ văn hóa và khỏi bị mất gốc. Cái chết đột ngột của ông Đảo âu cũng là đường bút tất yếu của tác giả: chết trong cô đơn, nhưng hé mở cơ hội cho con mình sám hối và có thể sẽ là người trực tiếp công bố những tài liệu lật lại thế cờ.

Thông thường, để sáng tạo nên cuốn tiểu thuyết phản ánh một cuộc sống hiện thực nào đó, nhà văn thường cần có một độ lùi thời gian nhất định. Phạm Quang Long thì không chịu chờ đợi, mà song hành cùng thời buổi, mạnh bạo vạch mặt những kẻ có chức quyền nhưng thực ra là ăn tàn phá hại, đục ruỗng mọi quan hệ con người với con người. Thật khó đoán ra cái tỉnh hư cấu Bình Nguyên trong Cuộc cờ là địa phương nào trong đời thực, nhưng nhà tiểu thuyết Phạm Quang Long tỏ ra sắc bén, cập nhật, trùng hợp với bầu không khí xã hội đương thời. Như thế là người làm văn chương có tiết tháo. Sự ra đời của tiểu thuyết Cuộc cờ với độ gắt cần thiết quả là phù hợp với lời của nhân vật Bí thư tỉnh ủy nói trong một cuộc họp “việc hôm nay còn mới bắt đầu, còn dễ xử lý, không phát hiện và xử lý ngay, nay mai nó phức tạp hơn, càng khó xử lý”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ra mắt 3 tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Thiện Luân

    16/04/2018Lâm DuyBa cuốn tiểu thuyết “Hoàng Hậu nhị triều”, “Đinh Tiên Hoàng Đế” và “Lê Đại Hành Hoàng Đế” được tác giả Nguyễn Thiện Luân viết chào mừng kỷ niệm 1050 năm thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình (968 - 2018)...
  • Không thể ngừng lại đến khi kết thúc khi đã đọc Bộ tiểu thuyết lịch sử của tác giả 8x

    14/12/2017Thúy NgaHơn 2.000 trang của bộ tiểu thuyết lịch sử Hồ Dương – Vũ tịch – Thiên hạ chi vương của tác giả trẻ Trường An viết về những lát cắt trong triều đại cuối cùng của lịch sử Việt Nam: Triều Nguyễn. Đó là một giai đoạn có nhiều “điểm mờ” trong lịch sử, và cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều...
  • Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải

    22/08/2017Bão táp triều Trần là một trong những sáng tác nổi bật của nhà văn Hoàng Quốc Hải, thể hiện thái độ nghiêm túc, trân trọng của tác giả đối với lịch sử nước nhà khi viết về một trong những triều đại để lại dấu ấn khó quên nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam (1225 - 1400)...
  • Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tiểu thuyết lịch sử là sự giải mã lịch sử

    22/08/2017Cao MinhChúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải về một số vấn đề viết tiểu thuyết lịch sử...
  • Tiểu thuyết "Bàn tay nhỏ dưới mưa"

    14/07/2017Phạm Xuân NguyênNội dung cuốn truyện là kể về tình yêu của một người con gái tên Gấm. Gấm đã trải qua hai cuộc hôn nhân không tìm thấy hạnh phúc. Trong lúc đau khổ và tuyệt vọng nhất Gấm đã gặp được người đàn ông của đời mình, người đã mang lại cho Gấm không chỉ một tình cảm lứa đôi...
  • 'Kim thiếp vũ môn': Ranh giới thực hư trong tiểu thuyết lịch sử

    16/05/2017Gia Hạ"Hư cấu và sự thật trong tiểu thuyết lịch sử” là chủ đề của buổi tọa đàm về cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kim thiếp vũ môn"...
  • Bàn về tiểu thuyết

    07/10/2016Phạm QuỳnhẤy triết lý của tiểu thuyết như thế mà ảnh hưởng của tiểu thuyết lại như thế. ảnh hưởng ấy thật là sâu xa vô cùng. Song trong ảnh hưởng ấy có sự hay mà cũng có sự không hay.
  • Tiểu thuyết Cá Hồi - cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái

    15/06/2016Trần Xuân TiếnTiểu thuyết Cá Hồi - 연어của Ahn Do Hyun – 안도현thể hiện rõ ý nghĩa cảnh báo về nguy cơ sinh thái. Thông qua những ẩn dụ về hành trình trở về nguồn cội của loài cá hồi, cùng những diễn ngôn giễu nhại, tác phẩm rung lên hồi chuông về cách nhận thức và ứng xử của con người đối với tự nhiên...
  • Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, vừa đúng 120 tuổi

    22/04/2016Trang Quang SenNăm 1988, học giả Trần Hữu Tá than phiền là giới văn học Việt Nam đã quên làm „Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Hồ Biểu Chánh“ nhà văn „hết sức quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc Việt Nam - đặc biệt là người đọc phía Nam Tổ quốc“ . Gs Trần Hữu Tá có lý, nhưng 20 năm sau giới văn học Việt Nam cũng „quên lửng“, ít nhắc đến nhà văn này...
  • Cuốn tiểu thuyết lịch sử về thép và súng của người Việt

    05/11/2015Nguyên HảiSau nhiều năm đi tìm lời giải cho mấy chữ Kim-Thiếp Vũ Môn, tác giả Thâm Giang Trần Gia Ninh đã bổ sung thêm những sự kiện sách sử Việt chưa từng chép về hai sáng tạo tuyệt vời của tổ tiên ta...
  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết Người tình Sputnik của Haruki Murakami

    25/09/2014Trần Thị Tố LoanKhông còn nghi ngờ gì nữa Haruki Murakami đã trở thành nhà văn Nhật Bản được chờ đợi nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã tự hỏi, tại sao một người không được giới phê bình ngay tại chính quốc - những người đã quen với thơ haiku, tác phẩm của Tazinaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunary... chào đón nhiệt liệt lại có thể trở thành nhà văn lớn của thời đại ?
  • Tiểu thuyết Xác phàm của Nguyễn Đình Tú – nén hương thơm tưởng nhớ liệt sĩ

    28/07/2014Trần Đình SửNgày 27 tháng 7 năm nay bạn đọc Việt Nam được thưởng thức cuốn tiểu thuyết mới rất xúc động của nhà văn Nguyễn Đình Tú – cuốn Xác phàm do nhà xuất bản Trẻ ấn hành và phát hành vào quý ba năm 2014. Tiểu thuyết được viết vào tháng 8, 9 năm 2013, nhưng một năm sau, tức là tháng 7 năm nay nó mới được xuất bản, hẳn cũng do đề tài “nhạy cảm”...
  • Bài học canh tân từ tiểu thuyết Hồ Quý Ly

    05/06/2014Hà Thủy NguyênGiữa lúc tình trạng văn học nước nhà vào những năm 90 đang rơi vào cảnh èo uột, không có tác phẩm nào đáng kể thì “Hồ Qúy Ly” như một cơn địa chấn lớn khiến độc giả bừng tỉnh. “Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”...
  • Tiểu thuyết vĩ đại cuối cùng của Victor Hugo

    06/04/2014Lam Thu"Chín mươi ba" lấy bối cảnh một cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo song vẫn toát lên vẻ đẹp của sự lương thiện, lòng nhân ái...
  • Bài học canh tân trong tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

    02/02/2014Thái Sơn“Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”. Cuốn sách không viết về nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly mà viết về thời đại của Hồ Qúy Ly-thời đại của những cách tân qua góc nhìn của chính những con người sống trong thời đại ấy…
  • Tiểu thuyết "Thế kỷ bị mất"

    17/03/2013Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh NamThế Kỷ Bị Mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam là cuốn tiểu thuyết gần như đầu tiên viết về phong trào Duy Tân đất Quảng. Đây là phong trào vận động cách mạng khởi phát từ Quảng Nam rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh ven biển miền Trung cũng như trên phạm vi cả nước…
  • xem toàn bộ