Công - tư phải rạch ròi

09:50 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Chín, 2016

Bờ biển rộng bao la, đó là giấc mơ ngày xưa của những người thạo văn chương. Thoát khỏi cổ chai trong truyện cổ tích, cái bóng tư hữu lan trùm lên phố phường, đồng ruộng, rừng núi và bờ biển; dưới bàn tay mầu nhiệm của thị trường, đất nước liền một dải biến hóa thành hàng chục triệu ô thửa của những ông chủ cũ và mới đang dần dần lộ diện.

Trong cơn khát sở hữu tư nhân ấy, nếu không có một chính quyền mạnh mẽ và biết cách can thiệp một cách chuyên nghiệp, những công viên, bờ biển, phong cảnh đẹp, không khí trong lành khó mà giữ mãi làm của chung.

Kìa là đất rừng diện tích lớn vừa đúng bằng tỉnh Tây Ninh đã được giao cho nước ngoài kinh doanh, kìa là những bãi biển công cộng nay đã lọt thỏm trong tay các nhà kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng. Nếu không bảo vệ được sở hữu công cộng, ai có cơ hội cũng lăm le cơi nới biến của công thành của riêng mình.

Từ chút không gian chung nơi chung cư, tới công viên, bờ biển, chúng ta không giữ được của chung vì không dám mạnh mẽ bảo vệ của riêng tư.

Điều nghịch lý ấy có nghĩa rằng công và tư phải được rạch ròi, sở hữu tư nhân chính đáng phải được bảo vệ một cách có hiệu quả. Nếu những đoạn bờ biển đẹp cần được xem là của sở hữu công cộng thì chính quyền phải bảo vệ quyền khai thác và hưởng dụng công cộng, ngăn cản mọi chiếm cứ mang tính tư nhân. Điều ấy có thể thực hiện được thông qua luật quy hoạch, thiết kế đường sá hoặc ấn định sử dụng công cộng, không cho phép cá nhân nào độc chiếm bờ biển thành của riêng.

Một chính quyền mạnh mẽ không run sợ trước sở hữu tư nhân và trào lưu tư nhân hóa các nguồn tài nguyên quốc gia. Điều quan trọng là quá trình tư nhân hóa ấy phải được diễn ra minh bạch, được nhân dân tham gia kiểm soát, lợi ích thu được phải được sử dụng công khai vì lợi chung. Kể cả khi đất đai, bờ biển đã được giao cho chủ tư nhân, chính quyền vẫn cần mạnh mẽ can thiệp để tài nguyên ấy được sử dụng có ích nhất.

Nhà cổ ở Hội An thuộc sở hữu tư nhân, song chủ đâu còn toàn quyền định đoạt với ngôi nhà. Phố phường sẽ trở nên trật tự nếu chính quyền kiểm soát thiết kế, xây dựng và thắt chặt trách nhiệm của chủ nhân, kiểm soát gắt gao việc sử dụng từ không gian ngầm cho tới độ cao. Quyền lực nhà nước mạnh làm cho sở hữu tư nhân, dù rất riêng tư, vẫn bị khống chế vì những lợi ích chung.

Đất đai ở Mỹ có thể thuộc sở hữu tư nhân, song chủ nhân một ngôi nhà tư ở Mỹ chưa chắc đã có nhiều sự tự do và tùy tiện cơi nới như người sử dụng đất ở VN. Càng sở hữu nhiều đất đai càng phải lũy tiến đóng nhiều thuế duy trì tài sản cho chính quyền địa phương, ai cũng mong nhiều người VN trở nên giàu, song người giàu phải có nghĩa vụ san sẻ may mắn ấy qua thuế tài sản của mình.

Khuyến khích đầu tư tư nhân, khi biến bờ biển thành của tư, chính quyền chỉ có thể làm được điều thận trọng ấy thông qua quy hoạch công khai, tổ chức đấu thầu công khai và tăng cường giám sát của nhân dân về sử dụng nguồn tài chính thu được từ quá trình tư nhân hóa ấy.

Bờ biển không phải của một nhóm người, điều ấy đúng, song đúng hơn bờ biển cần được sử dụng hiệu quả. Muốn làm được điều ấy, quy hoạch, minh định sở hữu và tăng giám sát của nhân dân đối với các nguồn tài sản công là những trọng tâm chính sách cần được quan tâm thảo luận.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi chính phủ “đi buôn”

    27/08/2019TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcTừ khi nước ta chuyển qua mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi doanh nghiệp phải thực hiện chức năng kinh doanh đích thực, do quy luật kinh tế thị trường đòi hỏi, nghĩa là vì mục đích lợi nhuận; nghiệp vụ kinh doanh mua và bán được trả lại đúng nghĩa đi buôn của nó, với tiêu thức lưạ chọn, mua sao cho thật rẻ, bán sao cho thật đắt. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở ta phải tuân theo định hướng XHCN, cơ bản vẫn được điều hành theo mô hình kinh tế quản lý tập trung trước đây, nên như Vinashin mua và bán vẫn phải xin quyết định của chính phủ...
  • Từ công hữu vô chủ đến lợi ích nhóm

    10/04/2015Trần Trọng ThứcDưới tác động của kinh tế thị trường và chủ trương phân cấp quản lý, tình trạng công hữu vô chủ diễn ra ngày càng phong phú với việc phân lô đất cho các dự án hay đấu thầu những khu đất vàng ở các đô thị. Nhờ vậy một số cá nhân có thế lực đã trục lợi qua việc biến tài sản chung thành sở hữu riêng.
  • Khi vay nợ nước ngoài không được quản lý

    28/03/2014Võ Tá HânTại sao chính phủ Indonesia lại có thể để cho tình trạng tư nhân vay nợ trở nên tệ hại đến như vậy? Nói chung tất cả đều bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 1980 khi chính phủ Indonesia thay đổi chính sách và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân nắm vai trò chủ động trong guồng máy kinh tế quốc gia...
  • Dân an!

    09/09/2010Nguyễn Xuân QuangTừ đầu năm đến nay, người dân Việt Nam đã phải liên tục “hứng” nhiều cú sốc mạnh, thậm chí rất mạnh. Chưa kịp thở phào khi Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đúng theo lòng mong muốn của toàn dân thì lại đến những dự án cỡ lớn như xây năm cổng chào khổng lồ để đón mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng những dự án, đề xuất bất khả thi, không có sức thuyết phục hoặc không thật sự cần thiết khác xoay quanh đại lễ này...
  • Quản trị quốc gia nhìn từ điều hành của Vinashin

    26/08/2010Phùng Hoàng CơChúng ta hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì?
  • Tư sản hôm qua, hữu sản hôm nay

    20/08/2010Hân Hương thực hiệnTrong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế.GS Đặng Phong - tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN. Ông bảo: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 phồn vinh thật nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn GS Đặng Phong, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong chuyên đề “Sài Gòn-TPHCM năm thứ 33: Nhận định bản sắc, phát triển tiềm năng”...
  • Nợ...

    06/08/2010Trí QuânCon tàu khổng lồ Vinashin của "nền đóng tàu đứng thứ 5 trên thế giới" mất lái, hải trình đứt gãy, nửa chìm nửa nổi. Thuyền trưởng bị bắt, để lại phía sau trôi nổi những phận người...
  • Ra ngõ gặp công trình

    27/07/2010Phạm Duy NghĩaNếu tham nhũng là trộm cắp tiền dân, thì đầu tư sai mang lại hậu họa lớn gấp bội; chúng đẩy nền kinh tế quốc gia lún sâu vào lạc hậu và tước đoạt cơ hội phát triển của con cháu. Ngàn vạn tỷ đồng đã bay theo gió cát trong hơn 12.000 dự án đầu tư lớn nhỏ trên khắp đất nước này; từ đánh bắt xa bờ, mía đường, xi măng lò đứng, cho tới đại công trường vỡ nợ ở Hà Giang. Vậy có cách nào quy trách nhiệm cho người làm quan khi họ hoặc do thiếu năng lực, hoặc vô trách nhiệm, hoặc vì lợi tư mà làm thất thoát tiền dân?
  • Nền kinh tế người quen

    30/06/2010Hồng PhúcTại một hội thảo trao đổi kinh nghiệm đẩy mạnh công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa diễn ra ở Hà Nội, tổng giám đốc một công ty chứng khoán tình thực thổ lộ: “Chúng tôi thường tuyển dụng cán bộ là nam, vì thường xuyên phải đi uống rượu, bia tiếp khách”.
  • Nợ công - đừng để cháy nhà mới lo dập lửa

    25/05/2010Ts. Trịnh Tiến DũngVay nợ để phát triển là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Không ở đâu trên thế gian này có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng chính là những con nợ kếch sù. Vay nợ không phải là điều đáng lo nhất.
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • xem toàn bộ