Dân an!
Kế đó, dự án tăng viện phí và mức phí của hơn 400 dịch vụ y tế công lên gấp từ 7-20 lần khiến người dân chẳng những “sốc” mà không ít người còn bày tỏ sự bất bình. Tiếp theo lại đến chuyện ngành điện kiến nghị tăng giá điện lên 8 cent/kWh (tôi dùng chữ cent cho đúng với cách mà ngành điện đã sử dụng khi kiến nghị tăng giá điện, nói tăng 8 cent tạo cảm giác chuyện “nhỏ” thay vì nói tăng hơn 400 đồng/kWh nghe “nặng nề” quá!). Rồi đầu tuần này, “đùng một cái”, dư luận lại bất ngờ khi hay tin dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam đã được tái khởi động…
Có cảm tưởng những tác giả, nhóm tác giả của những dự án, kiến nghị nói trên đã không hề suy nghĩ nhiều khi xây dựng, đề xuất những dự án như thế. Không nghĩ đến khả năng liệu nó có khả thi hay không, có cơ sở khoa học vững vàng hay không, có hợp lòng dân hay không, có thật sự giúp đất nước ổn định và tăng trưởng hay không?
Báo Tuổi Trẻ cuối tuần số ra ngày 15-8-2010 có loạt bài xoay quanh chủ đề về cái nghèo của người dân Việt Nam. Trong đó, các chuyên gia đã chỉ ra rằng nghèo không phải là nghèo thu nhập mà là “nghèo sức mạnh”.
Cái “nghèo” này đã được “ươm mầm, nuôi dưỡng, khuyến khích” ngay từ khi những công dân tương lai còn ngồi trên ghế nhà trường.
“Một em học sinh cảm nhận bài thơ theo cách của mình nhưng không thể viết ra điều đó mà phải viết theo đáp án, nếu không sẽ không có điểm. Dần dần em không có phản xạ cảm nhận nữa, thay vào đó là học thuộc lòng những đáp án có sẵn. Đó chính là biểu hiện của cái nghèo sức mạnh, khi con người có rất ít khả năng ra quyết định và gây ảnh hưởng trong những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị liên quan đến cuộc sống của họ và cộng đồng của họ”.
Cần phải thành thật để nhìn nhận rằng những tiếng nói không đồng tình của người dân trước những dự án, kiến nghị như thế là những tiếng nói nhỏ và yếu, rất khó đến tai và không tạo ra ảnh hưởng quan trọng nào đối với những người thật sự có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng.
Cái “nghèo sức mạnh” của Việt Nam chính là ở đây, cái “nghèo” này nằm trong chính sự im lặng nhẫn nhịn của người dân trong khi các tổ chức đoàn thể vẫn luôn tránh né những vụ việc “nhạy cảm, tế nhị” nếu những vụ việc đó có vẻ như “đụng chạm” hay “đi ngược chủ trương, chính sách” của Nhà nước hay chính quyền địa phương.
Vì vậy, những dự án, những kiến nghị trước khi công bố cần phải được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học và lường đến các hệ quả về lâu dài chứ không nên “khi đã quyết thì sẽ làm cho bằng được”. Nói nôm na thì người dân có thể “bằng mặt, không bằng lòng” một thời gian nhưng liệu sự “bằng mặt” này sẽ còn có thể kéo dài bao lâu khi lòng dân không an, không “tâm phục khẩu phục”?
Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá