Bài thơ "Cô độc" (Vereinsamt)
CÔ ĐỘC
Lũ quạ kêu ầm trời
Bay thành đàn vào thành phố:
Sớm thôi tuyết sẽ rơi –
Hạnh phúc đến với ai giờ này có nơi trú ngụ!
Bạn đứng đó lặng thinh,
Ngoảnh mặt nhìn, quãng đường dài tăm tối!
Thật ngốc nếu bạn tin
Rằng có thể trốn chạy mùa đông vào thế giới?
Cổng thế giới mở ra
Nghìn sa mạc mênh mông và lạnh giá!
Ai đã đánh mất rồi,
Sẽ không dừng lại ở một nơi nào cả.
Mang khuôn mặt xanh xao,
Nguyền rủa bởi chuyến hành trình nghiệt ngã,
Như hơi khói lên cao,
Sẽ tìm đến những vùng trời lạnh giá.
Bay đi một cánh chim
Hãy hót lên bằng tiếng loài chim lớn!
Dấu đi, hỡi kẻ điên,
Trái tim đau trong đá băng và khinh miệt!
Lũ quạ kêu ầm trời
Bay thành đàn vào thành phố
Sớm thôi tuyết sẽ rơi
Khổ đau đến với ai không có nơi trú ngụ!
(Pháp Hoan dịch từ nguyên tác tiếng Đức)
_______________
VEREINSAMT
Die Krähen schrein
Und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
Bald wird es schnein. –
Wohl dem, der jetzt noch Heimat hat!
Nun stehst du starr,
Schaust rückwärts, ach! wie lange schon!
Was bist Du Narr
Vor Winters in die Welt entflohn?
Die Welt – ein Tor
Zu tausend Wüsten stumm und kalt!
Wer das verlor,
Was du verlorst, macht nirgends halt.
Nun stehst du bleich,
Zur Winter-Wanderschaft verflucht,
Dem Rauche gleich,
Der stets nach kältern Himmeln sucht.
Flieg, Vogel, schnarr
Dein Lied im Wüstenvogel-Ton! –
Versteck, du Narr,
Dein blutend Herz in Eis und Hohn!
Die Krähen schrein
Und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
Bald wird es schnein. –
Weh dem, der keine Heimat hat.
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900) là triết gia, nhà phê bình văn hóa, nhà ngữ văn học, nhà thơ và học giả người Đức, với những tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc lên triết học Tây phương và lịch sử trí thức hiện đại. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là giáo sư ngữ văn cổ điển trước khi chuyển hướng sang triết học. Vào tuổi 24, ông trở thành người trẻ nhất từng giữ chức giáo sư môn ngữ văn cổ điển tại đại học Bale. Nietzsche thôi chức vụ này vào năm 1879 vì lý do sức khỏe. Trong vòng mười năm (1879-1888) Nietzsche hoàn thành những tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình. Năm 1889, ở độ tuổi 44, ông suy sụp tinh thần và trở nên điên dại, phải sống dưới sự chăm sóc của mẹ (đến khi bà mất năm 1897) và sau đó với em gái Elisabeth Förster Nietzsche cho đến khi ông qua đời vào năm 1900. Nietzsche được xem là nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn đến triết học hiện đại, thuyết hiện sinh (existentialism), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), phân tâm học (psychoanalysis) và nhiều tư tưởng theo sau đó. Những tác phẩm quan trọng của Nietzsche bao gồm Phàm phu, quá đỗi phàm phu (Menschliches, Allzumenschliches 1878), Tri thức hân hoan (Die fröhliche Wissenschaft 1882 – 1887), Zarathustra đã nói như thế ( Also sprach Zarathustra 1883 – 1885), Bên kia thiện ác (Enseits von Gut und Böse 1886), Phổ hệ luân lý (Zur Genealogie der Moral 1887) và Hoàng hôn của những thần tượng (Götzen-Dämmerung 1888).
Không những là một triết gia lẫy lừng, Nietzsche còn là một thi sĩ đúng nghĩa. Ông làm thơ từ khi còn rất trẻ, và thơ cũng xuất hiện nhiều trong những tác phẩm triết học của ông (hầu như toàn bộ tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế’’ được ông viết dưới thể thơ xuôi). Ông là một trong số rất ít những triết gia đánh giá thơ ca ngang hàng với triết học.
Nội dung khác
Ngộ về Thượng Đế
04/03/2021Nguyễn Tất ThịnhSách "QUẢN TRỊ & LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC: Từ GIÁ TRỊ đến SỨC MẠNH"
04/03/2021Hãy chung tay làm việc có ích cho xã hội
28/02/2021Năm giới tân tu
28/02/2021Thích Nhất HạnhTâm không phân biệt và Vương Dương Minh
28/02/2021Duy Đức7 câu trả lời đầy minh triết
27/02/2021Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhBàn về sự phân biệt phải trái
29/12/2008Matsushita KonosukeKhoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn
18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpTâm linh... mấy hột
21/02/2016Lại Nguyên ÂnHãy tin và Cố lên
31/05/2013Tính cách người Hà Nội
10/10/2010Nguyễn Trương Quý