Có 500 năm như thế": Một cuốn sách rất kích thích tư duy!
Cô nhân viên cũ của em hiện đang ở Đà Nẵng có 1 tin nhắn thế này: Anh đã đọc “Có 500 năm như thế” chưa? Một cuốn sách "hay kinh hoàng", và "không hề nhức đầu". Lý do là, khi bạn này đọc đến đâu thì kiểm chứng với ông nội đến đó; tất cả đều được xác nhận là đúng !
Cố ấy không hay là em đọc rồi và đang nghĩ đến viết review sách này.Nếu nói hiểu thì có lẽ làm cái nghề nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ thì mới hiểu. Nhưng mà em thích cách đặt vấn đề và phương pháp của bác. Đọc vào rất kích thích tư duy!
Tình cờ dắt mấy cu con đi nhà sách, cho tụi nó đọc sách tại chỗ, em cũng lẩn thẩn cầm vài cuốn lật chơi. Đọc hết phần dẫn nhập của cuốn Có 500 Năm thì em quyết định sẽ mua đem về. Em đọc hết cuốn sách của anh sau 3 ngày; bây giờ quyết định gấp lại cho đầu óc bớt rối để điểm lại các luận điểm cũng như bằng chứng anh đưa ra trước khi sẽ đọc kỹ lại một lần nữa.Và đây là những cảm nhận ban đầu:
1. Tự thách thức luận điểm chung để đẩy vấn đề xa hơn, rồi lại tự thách thức những khám phá ấy để chẻ vấn đề thành những phân mảnh nhỏ. Lộ trình lý giải vấn đề để anh dẫn dắt người đọc đến mô hình da báo của các làng Việt, Chăm rất thú vị. Chưa đủ trình độ để có thể "soi mói" các lập luận và chứng cứ anh đưa ra, bản thân việc bám theo anh trên lộ trình ấy đã là 1 cảm xúc rất kích thích.
2. Việc phân tích các bộ gia phả quý để tính toán số năm trung bình của 1 thế hệ mang dáng dấp của phương pháp phân tích định lượng phương Tây. Chỗ này thì em hoàn toàn bất lực, chỉ đọc lướt, nhưng sẽ đọc kỹ lại khi bình tĩnh. Điều thú vị về chỗ mà 1 vài ý kiến review sách của anh, mà em đọc được trên mạng, cho là 'táo bạo', thì em cho là 'hứa hẹn' ở chỗ nó mở ra cơ hội 1 ngày nào đó sẽ 1 chuyên gia thống kê giúp anh đào xới lại phần này bằng phương pháp định lượng, để không ai có thể chối cãi được. Ứng dụng thông kê vào nghiên cứu văn hóa - ý tưởng này, tự thân nó đã là 1 công trình nghiên cứu khoa học lớn.
Anh cho em hỏi thêm câu hỏi có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến:Liệu phương pháp này, nếu mở rộng không gian nghiên cứu, có dẫn đưa chúng ta đến những lý giải cho giọng Sài Gòn và miền Tây hay không, nếu chỉ gói gọn phạm vi nghiên cứu trong phương ngữ, chứ chưa kể đến phạm trù rộng hơn là "bản sắc". Và ngay cả ở Bắc và Bắc Trung bộ cũng vậy, cứ một vài trăm kilomet ta lại có một vùng phương ngữ khác hẳn nhau. Hà Nội – Thanh Hóa – Vinh ! Trong sách của anh đâu đó hình như có gợi mở ra hướng này thì phải ?
Sau mỗi lần lấn đất, hoặc bằng tương quan vũ lực hoặc bằng tương quan hữu nghị, thì dân Việt di cư vào Nam. Ho không đánh đuổi hoặc chiếm đất mà đến nơi người Chàm không ở để định cư, và phần nhiều vẫn ở lại cùng chung sống với dân Việt mới đến. Họ đã ở cạnh nhau suốt 500 như thế ! Các luồng di dân không liên tục mà bị đứt đoạn trong suốt chiều dài 500 năm đó. Mỗi lần đứt đoạn, vì lý do chiến tranh, thời kỳ ngăn sông cấm chợ kéo dài có giai đoạn 60 năm, có giai đoạn 100 năm, có giai đoạn 200 năm. Ngần ấy thời gian đủ để các di dân mới hòa nhập sâu hơn với cộng đồng bản địa, sinh ra các thế hệ lai có đặc điểm riêng về phương ngữ và văn hóa không giống với các lớp di dân mới sau này.
Một khía cạnh khác là mỗi lớp di dân mới chồng lên lớp cũ lại đến từ nhiều nguồn khác nhau: khi là dân cư đồng bằng sông Hồng vào Nam, khi thì dân Thanh - Nghệ. Mỗi lớp / luồng di dân đó lại nhắm đến 1 khu vực địa lý khác biệt, càng về sau càng tiến về phía Nam theo tiến trình lấn đất của người Việt sâu vào địa bàn của Chăm pa.
Ba yếu tố đó:
(1). Sự đứt đoạn giữa các luồng di dân,
(2). Đặc điểm khác biệt của từng lớp di dân và
(3). Sự phân bổ địa bàn định cư của di dân Việt trong suốt tiến trình lịch sử hình thành các vùng phương ngữ khác biệt: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, v.v...
Điều quan tâm lớn nhất của Hồ Trung Tú là lý giải:
(1). Sự khác biệt của Quảng Nam (nằm trên con đường huyết mạch của các luồng di dân) so với Huế & so với các địa phương sâu về phía Nam như từ Bình Định trở vào,
(2). Sự khác biệt phương ngữ ngay tại Quảng Nam, hoặc ngay tại Huế và
(3). Sự tương đồng phương ngữ của 1 số làng tại Quảng Nam so với Huế và ngược lại.
Các tài liệu và nghiên cứu trước đó chỉ tóm gọn 1 cuộc giao thoa vài trăm năm giữa Việt và Chăm, gọn đến mức dường như không quan tâm đến các yếu tố hình thành do sự phân kỳ lịch sử mở rộng biên giới Đại Việt về phía Nam, cũng như các sự kiện quan sát được ngay trong ngày hôm nay, vốn là hệ quả để lại của sự phân kỳ đó trong quá khứ. Chỉ riêng với sự phân kỳ này, phân kỳ tác động chứ không phải chỉ là sự phân chia thời gian theo đặc điểm thường thấy, tác giả Hồ Trung Tú đã cung cấp một công cụ quan trọng giúp chúng ta hình dung rõ hơn những gì đã xảy ra ở nơi mà không có bất cứ dòng lịch sử nào được ghi chép.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn