Điều ít biết về Phan Khôi và Nhất Linh

09:52 SA @ Thứ Sáu - 11 Tháng Tư, 2014

Hai nhà văn quê Quảng Nam là Phan Khôi và Nhất Linh có vai trò quan trọng với văn học và báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, nhưng có những câu chuyện chưa nhiều người biết...

Người dịch Kinh Thánh


Phan Khôi - ảnh: tư liệu

Đối với Phan Khôi, tài năng thi ca, làm báo, tranh biện triết học của ông đã có nhiều tài liệu nói đến, xưng tụng ông như một “ngự sử trên văn đàn”. Ở đây chỉ nói về tài năng của ông trong việc dịch các kinh Tân ước và Cựu ước ra tiếng Việt. Phan Khôi từng viết về giá trị văn chương của Thánh Kinh năm 1930 khi giới thiệu trên Báo Phụ Nữ Tân văn (theo Lại Nguyên Ân): “Hết thảy những nhà văn học Pháp dầu không theo đạo nữa cũng đều có học qua Kinh Thánh hết, bởi vì văn chương ở đó mà ra. Vậy mà thấy kẻ học ở ta đây ít có người biết đến Kinh Thánh là gì, thì đáng lấy làm tiếc quá.

...

Văn quốc ngữ ta cũng nên dùng chữ Kinh Thánh vào. Làm như vậy thì tiếng mình được dồi dào thêm, chớ có hại gì đâu!”.

Và ông xác nhận mình đã tham gia dịch Kinh Thánh trong vài dòng ngắn ngủi, khiêm tốn: Sau hết, tôi xin có lời cảm ơn ông bà Mục sư Cadman đã gửi tặng tập báo nầy cho tôi. Vì tôi làm chung việc dịch Kinh Thánh với ông trong 5 năm (1920-1925)...

Tuy nhiên, tác giả Phước Nguyên của báo Linh Lực đã dựa vào hồi ký của Cadman và tiết lộ: Năm 1923, Thánh Kinh Hội Anh Quốc xuất bản Kinh Thánh Tân Ước tại Hà Nội. Toàn bộ Kinh Thánh được thực hiện xong vào năm 1925 và xuất bản vào năm 1926 tại Thượng Hải, Trung Hoa. Bản dịch này do một nhóm học giả gồm có cụ Phan Khôi, ông bà William C.Cadman, Giáo sĩ John D.Olsen thực hiện với sự giúp đỡ của một số thành viên khác trong đó có: cụ Trần Văn Dõng, sinh viên Trường cao đẳng Ðông Dương, cụ Tú Phúc và vài học giả khác. Tuy nhiên người phiên dịch chính là cụ Phan Khôi. (Báo Linh Lực, 1.1996).

Bức tranh giá 75 ngàn USD


Chân dung Nhất Linh do Nguyễn Gia Trí vẽ

Những ngày cuối năm nay, tôi được Nguyễn Tường Quý, cháu gọi nhà văn Nhất Linh bằng ông đưa đến phần mộ ông ở nghĩa trang gia tộc Nguyễn Tường, phái 2. Tôi đốt nhang trên ngôi mộ nhỏ đơn sơ và nghĩ về ông với tất cả niềm kính trọng chen lẫn xót xa…

Sự nghiệp của nhà văn Nhất Linh và Tự lực văn đoàn đối với văn học nước nhà giai đoạn 1930-1945 đã có nhiều người biết. Nhưng trước khi trở thành nhà văn, ông từng học y khoa rồi mỹ thuật ở Hà Nội. Về hội họa, ông là sinh viên đợt đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương, cùng lớp với các danh họa Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ..., những người được xem là lớp họa sĩ tiền phong của hội họa đương đại Việt Nam.

Một sự kiện khá bất ngờ là vào tháng 10.2010, một bức tranh của ông đã được bán với giá kỷ lục tại Hồng Kông: “Sotheby’s nhà bán đấu giá nghệ phẩm danh tiếng cho biết lần đầu tiên một bức họa của Nguyễn Tường Tam được bầy bán trên thị trường thế giới. Bức họa mang tên Cảnh phố chợ Đông Dương (Scène de Marché de rue Indochinois) vẽ trên vải lụa, khổ 20×36 inch, thực hiện trong khoảng năm 1926-1929, do một tư nhân bên Pháp đặt bán với giá khởi đầu 25.000 - 32.200 USD...”. Website của Sotheby’s sau đó cho biết bức tranh đã được bán với giá 596.000 đô la Hồng Kông, tức khoảng 75.000 USD, đúng là một kỷ lục của tranh Việt trên thị trường thế giới.

Nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai út của Nhất Linh từ Mỹ trích thông tin giới thiệu về họa sĩ Nguyễn Tường Tam của Sotheby’s: Tam không những được xem là người hàng đầu trên địa hạt văn học nghệ thuật, ông còn là tiểu thuyết gia mới hàng đầu… Ít người biết ông là một họa sĩ bởi lẽ trải qua bao nhiêu biến cố và thời gian không còn bao nhiêu họa phẩm của ông tồn tại. Một bức tranh với khổ khá lớn và được bảo tồn kỹ như bức tranh này, Cảnh phố chợ Đông Dương quả là họa phẩm cực hiếm, bởi vì không những không còn nhiều những tranh như thế tồn tại, mà còn bởi vì nó cung cấp thêm một cái nhìn quan trọng vào di sản của ông, một trong những người Việt Nam Mới tiền phong nổi danh.

(Modern and Contemporary Southeast Asian Painting, Hồng Kông, 4.10.2010, trang 116).

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tưởng niệm về Phan Khôi

    26/03/2017Họa sĩ Trần Duy*)Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học trường Trung học Khải Định tại Huế. Năm 1947-1948, tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hóa tại Hạ Hòa, Phú Thọ, sau đó là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc...
  • Một số tờ báo tiêu biểu từ khởi thuỷ đến năm 1945

    09/01/2016Cùng với sự phát triển của đất nước, báo chí Việt Nam cũng đã có những bước phát triển kỳ diệu. Đến nay, cả nước đã có 524 cơ quan báo chí với 650 ấn phẩm báo chí, 50 đơn vị báo điện tử và hơn 10.000 người được cấp thẻ nhà báo đang hoạt động. Xin giới thiệu một số tờ báo tiêu biểu từ khi báo Việt Nam mới bắt đầu hình thành đến năm 1945.
  • Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói

    28/07/2015Phạm Thảo NguyênMục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm...
  • Sơ lược về đời làm báo của Phan Khôi

    09/10/2014Lại Nguyên ÂnPhan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!
  • Tự lực văn đoàn, một "nhóm lợi ích" trong đời sống văn nghệ

    31/03/2014Lại Nguyên ÂnÍt thấy ai đặt hoạt động TLVĐ vào đời sống văn nghệ đương thời để mô tả, nhận định các hoạt động cụ thể của nó; cũng ít thấy ai chú ý tìm hiểu xem TLVĐ được cảm nhận ra sao trong tầm nhìn của những người đương thời, nhất là những đồng nghiệp viết văn làm báo, hoặc công chúng văn nghệ thời ấy.
  • Hội Ánh sáng – một hình thức nhân đạo, xã hội chủ nghĩa

    13/07/2011Khúc Hà LinhSống trong một xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến, cuộc sống người dân quê cam chịu tối tăm giữa bùn lầy, nước đọng bởi còn một lý do nữa là do thất học và nghèo đói mà phải vậy. Phát hiện ra điều đó cùng với việc châm biếm đả kích thói hư tật xấu, những cảnh bóc lột hà hiếp dân lành của bọn phong kiến thực dân. Tự lực văn đoàn đã có phát kiến là thành lập Hội ánh sáng để cải thiện nhận thức của người dân. Đây không chỉ là lý thuyết mà là việc làm thực tế.
  • Tìm lại Phan Khôi

    01/07/2010Cao Việt DũngPhan Khôi chỉ là một trong vô vàn ông tú của lịch sử khoa cử Việt Nam, nhưng là một trong những nhà báo vĩ đại giai đoạn 50 năm đầu của báo chí Việt Nam.
  • Phan Khôi - Hai thái cực trong tính cách

    13/04/2009Phan TrảnCho đến nay, chúng ta có thể biết nhiều về sự nghiệp trứ thuật của Phan Khôi, nhưng ít ai biết ông trong cuộc sống đời thường với tư cách một người cha. Những mẩu hồi ức đời thường của người con trai thứ của ông - ông Phan Trản sẽ giúp bạn đọc biết thêm vài khía cạnh của một chân dung đã lùi xa vào quá khứ, nhưng di sản của chân dung đó vẫn đang đồng hành cùng chúng ta...
  • xem toàn bộ